Rất nhiều du khách quốc tế đã xem VN là điểm đến chủ yếu “để cho biết”,
nghĩa là tới một lần và không muốn quay trở lại.
Số ngày khách quốc tế lưu lại vịnh Hạ Long rất ngắn - Ảnh: D.Đ.M
|
Trent, một thầy giáo người Mỹ đang dạy tiếng Anh ở Trung Quốc, thường dành thời gian để đi du lịch các nước châu Á vào mỗi dịp nghỉ lễ, nghỉ phép. Hồi đầu năm nay, anh dành một tuần tham quan VN, sau đó qua Thái Lan. Đây là lần đầu anh đến VN nhưng đã lần thứ hai tới Thái Lan. Dịp nghỉ tết năm nay, Trent lại có kế hoạch trở lại Thái Lan lần nữa để đi chơi đảo. Hỏi sao không đến VN, vì còn nhiều điểm đến ven biển đẹp không thua gì Thái Lan, Trent nói ở Thái Lan anh được đi du lịch một cách đúng nghĩa. “Thoải mái vui chơi thâu đêm suốt sáng, không lo sợ cướp giật; dịch vụ tuyệt vời, phong cảnh đẹp và đặc biệt cái gì cũng rẻ”, Trent trả lời. Ngoài ra, Malaysia cũng là nước ở Đông Nam Á mà anh đã du lịch hai lần.
Loại hình du lịch phổ biến nhất ở VN hiện nay vẫn là tham quan, ngắm cảnh... Chẳng có khách nào muốn ngắm một khung cảnh nhiều lần. Chưa nói, cảnh quan ngày càng mất vẻ hoang sơ và xuống cấp chứ không phải ðẹp hơn
Ông Phạm Văn Du, Giám đốc Công ty du lịch Xuân Nam
|
Ông Trần Vĩnh Lộc, Giám đốc Công ty du lịch Lạc Hồng Voyages, ví von một
quán cà phê hay một nhà hàng khi mở cửa kinh doanh bao giờ cũng mong muốn gặp
lại những vị khách quen. Vì thế, khách luôn được tiếp đón và phục vụ tốt nhất
có thể để mong họ quay lại lần sau. Tương tự, trong kinh doanh du lịch, đối với
nhiều nước trên thế giới, khách đến lần hai, lần ba... rất quan trọng và trở
thành một trong những tiêu chí để đánh giá điểm đến đó có hấp dẫn hay không.
Mức độ hấp dẫn này bao gồm cả cảnh quan thiên nhiên, môi trường, dịch vụ, sản
phẩm du lịch. Nhưng ở VN, ngành du lịch quá tập trung thu hút khách mới đến lần
đầu mà không quan tâm đúng tới lượng khách quay trở lại. Do đó, chỉ 6% khách
quốc tế quay trở lại VN là một lời cảnh báo cần thiết. Bởi so với các nước
trong khu vực, tỷ lệ này là rất thấp. Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, khách
quốc tế quay lại nước này lần hai, lần ba... đạt tỷ lệ 13% với thời gian lưu
trú trung bình 10 ngày. Riêng khách VN quay lại Thái Lan hơn 14%, thời gian lưu
trú 7 ngày.
Vào ban đêm, du khách ở VN thường không có chỗ để đi chơi. Ngay như
TP.HCM, thường khách xem chương trình múa rối nước xong là về khách sạn ngủ. Du
lịch VN không có nhiều sản phẩm, bao năm cũng chỉ với những “món” đó. Việc quản
lý ở các điểm du lịch cũng không tốt, chẳng hạn với một món hàng nhưng chỉ cách
nhau vài bước lại bán giá quá khác nhau. Có chỗ như vịnh Hạ Long, thuê cùng một
loại thuyền ở trong vịnh để đi tham quan thì giá 20 - 30 USD/người, còn ra
ngoài vịnh thuê thì chỉ 6 - 7 USD/người.
“Tất cả những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt đó lại trở nên to tát vì
khách có ấn tượng không tốt về điểm đến. Ngành du lịch VN có chú trọng đến tiếp
thị, quảng bá để thu hút du khách quốc tế, nhưng lại không có chiến lược để giữ
chân khách ở lại lâu hơn và quay lại nhiều lần hơn”, ông Anh phát biểu. Nhiều
chuyên gia về du lịch cũng đồng tình khi cho rằng, điểm đến VN không thuộc dạng
“càng ở lâu càng thấy thú vị”. Vì thế, phải làm cho điểm đến trở nên hấp dẫn
không chỉ ở cảnh quan mà cả bảo vệ môi trường, đa dạng hóa dịch vụ vui chơi,
giải trí; kết nối hàng không thuận lợi; hạ tầng du lịch trong nước đồng bộ và
an ninh trật tự đảm bảo.
Còn theo ông Phạm Văn Du, Giám đốc Công ty du lịch Xuân Nam, cho đến nay
VN vẫn là điểm đến “đi để cho biết” của du khách quốc tế. “Du lịch các nước
trong khu vực đã thoát ra khỏi tình trạng sơ khai này để trở thành một điểm đến
của khám phá, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hưởng thụ, chữa bệnh. Như Thái Lan
đã phát triển thành một ngành công nghiệp du lịch. Trong khi điểm đến VN chưa
đáp ứng được các điều kiện cần thiết để hình thành một nền công nghiệp du lịch
dù đã gần 30 năm phát triển”, ông Du nói và phân tích: “Loại hình du lịch phổ
biến nhất ở VN hiện nay vẫn là tham quan, ngắm cảnh. Ở các nước, nếu chỉ phát
triển loại hình du lịch này thì tỷ lệ quay lại của khách rất thấp, bởi chẳng có
khách nào muốn ngắm một khung cảnh nhiều lần. Chưa nói, cảnh quan ngày càng mất
vẻ hoang sơ và xuống cấp chứ không phải đẹp hơn”.
Ðầu tư sâu hơn cho du lịch
Theo TS Phạm Trung Lương, Phó viện trýởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, ðể tiếp cận du khách mới cần phải có chi phí truyền thông lớn. Vì vậy, với một nước có nguồn chi phí tiếp thị, quảng cáo hạn chế như VN thì càng ðặc biệt chú trọng ðến tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại. Có 3 ðối tượng khách thường quay trở lại là du khách kết hợp ðầu tư, du khách nghỉ dưỡng và du khách yêu chuộng vui chơõi, giải trí. “Ðối với du lịch VN, các loại hình du lịch kể trên chưa phát triển. Vì thế, ðể tãng tỷ lệ khách quay trở lại VN sau lần ðầu tiên, phải tập trung ðầu tư cho các loại hình du lịch này”, TS Lương nói.
Theo TS Phạm Trung Lương, Phó viện trýởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, ðể tiếp cận du khách mới cần phải có chi phí truyền thông lớn. Vì vậy, với một nước có nguồn chi phí tiếp thị, quảng cáo hạn chế như VN thì càng ðặc biệt chú trọng ðến tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại. Có 3 ðối tượng khách thường quay trở lại là du khách kết hợp ðầu tư, du khách nghỉ dưỡng và du khách yêu chuộng vui chơõi, giải trí. “Ðối với du lịch VN, các loại hình du lịch kể trên chưa phát triển. Vì thế, ðể tãng tỷ lệ khách quay trở lại VN sau lần ðầu tiên, phải tập trung ðầu tư cho các loại hình du lịch này”, TS Lương nói.
N.Trần Tâm