TK Tran
Trong
thời gian qua đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông một văn bản của
Ban Tuyên Giáo Trung Ương phủ nhận những nghi ngờ rằng năm 1990 ở Thành Đô đã
có một thỏa thuận giữa đảng Cộng Sản Việt Nam và đảng Cộng Sản Trung Quốc là
Việt Nam chấp nhận từng bước sáp nhập vào Trung Quốc.
Văn
bản của Ban Tuyên Giáo có giá trị như thế nào? Có đủ tính khả tín để đập tan
nghi ngờ của người dân về thỏa thuận bán nước ở Thành Đô, hay chỉ là lời nói
dối, khi người cầm quyền bị dư luận dồn vào chân tường, phải trả lời về một vấn
đề hệ trọng.
Hiện
tượng nói dối ở các chính trị gia cũng đã xẩy ra nhiều lần, ngay cả ở Tây
Phương.
Hãy
nhớ lại vài vụ dối trá tai tiếng của các chính trị gia ở Mỹ, ở Đức:
“Tôi
nói lại một lần nữa, tôi không bao giờ có quan hệ tình dục với người đàn bà này“
(1)
Đó
là lời nói cả quyết của Bill Clinton, Tổng Thống Mỹ, trong một cuộc họp báo
ngày 26 tháng Giêng 1998, sau khi ông bị cáo buộc là đã có quan hệ tình dục bất
chính với Monica Lewinsky, một thiếu nữ 24 tuổi làm thực tập ở Tòa Bạch Ốc.
Ngày 17 tháng Tám 1998, sau khi cô Lewinsky trưng ra bằng chứng không thể chối
cãi được, Clinton phải lên Truyền Hình Mỹ thú nhận là ông đã dối trá, đúng là
ông đã quan hệ bất chính với cô Lewinsky, xin lỗi vợ ông và dân chúng Mỹ. Sự
việc này đã khiến ông suýt bị cách chức Tổng Thống. Ngày hôm nay, người ta cho
rằng câu chuyện chưa chấm dứt, sẽ bị khơi dậy và nguy hại tới sự nghiệp của vợ
ông, khi bà Hillary Clinton ra ứng cử Tổng Thống Mỹ nhiệm kỳ tới...
“Luận
án tiến sĩ của tôi là do tôi tự viết ra. Tôi không đạo văn. Tôi cực lực phản
đối những cáo buộc là tôi sao chép văn người khác hay cố ý lừa đảo...(2)
Tháng
Hai 2011 Bộ trưởng Quốc Phòng Đức Karl Theodore zu Guttenberg đã khẳng định như
trên, khi bị tố cáo là ông đã chép lại của nhiều tác giả khác rất nhiều đoạn
trong luận án tiến sĩ của ông Có cáo buộc còn cho rằng ông đã thuê một người
khác nào đó viết hộ ông luận án này. Vài tháng sau, khi có bằng chứng là ít
nhất là 21,5% luận án của ông là “ăn cắp” của các tác giả khác, thì Guttenberg
bị tước mất học vị Tiến Sĩ. Ông không còn cách nào khác hơn là phải thú nhận
lổi lầm, xin lỗi quần chúng, từ chức bộ trưởng Quốc Phòng và tất cả các chức vụ
khác, rồi rời bỏ nước Đức. Một ngôi sao của chính trường Đức, niềm hy vọng của
đảng CDU đã thân bại danh liệt vì dối trá.
* * *
Có dối trá gì ở thỏa hiệp Thành Đô vào tháng 9.1990 ?
Sau
hội nghị Thành Đô, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một „thông điệp“ của phái đoàn
Việt Nam: "Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực
tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội
Mông, Tây Tạng, Quảng Tây... Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị
nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết
các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung
Quốc!" (3)
Thành
Đô đã trở thành một nỗi ám ảnh kinh hoàng từ nhiều năm nay đối với tất cả người
Việt Nam yêu tổ quốc. Gần đây đã có một số phân tích khách quan và giá trị về
nguyên nhân và hậu quả của hội nghị Thành Đô, đặc biệt đáng chú ý là nhận định
của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy (4,5). Về nguyên nhân ở trong nước là tình
trạng kinh tế. Chủ trương triệt hạ tư sản mại bản, những chính sách kinh
tế mới sai lầm về nông nghiệp đã khiến hàng hóa khan hiếm, thực phẩm
thiếu thốn trầm trọng. Chính sách “đổi mới” làm giảm bớt khó khăn, song
chưa đủ. Ở bên ngoài thì Việt Nam bị cô lập hoàn toàn sau cuộc viễn chinh ở
Kampuchia. Nước Mỹ cấm vận triệt để, Tây Âu mà đỉển hình là Pháp không vào
cuộc, Liên Bang Xô Viết Nga và cả Đông Âu bị sụp đổ, không thể chi viện. Trung
Quốc thì đã được Lê Duẫn dán nhãn hiệu “kẻ thù truyền kiếp” từ khi bị Đặng Tiểu
Bình dậy cho một bài học qua cuộc chiến tranh biên giới. Tứ bề
thụ địch, giới lãnh đạo Việt Nam không có cách nào khác hơn là bí mật sang
Thành Đô, một tỉnh lỵ Trung Quốc, ngay vào dip Quốc Khánh Việt Nam, tháng 9.
1990.
Thành Đô: Một hợp đồng mua bán theo phương thức trả góp ?
Quay
ngoắt 180° thái độ ứng xử với Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam xin cầu thân
trở lại với kẻ thù dưới cải vỏ mỹ miều “nối lại bang giao thân thiện” để cứu
vãn chế độ xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc, vốn đã nổi tiếng là những lái buôn
(kinh tế và chính trị) gian trá, xảo quyệt chắc chắn sẽ không cho không, biếu
không mối tình hữu nghị. Trung Quốc “đã “thẳng thừng” nêu ra nhiều vấn đề
tồn tại trong quan hệ hai nước, trong đó có vấn đề Việt Nam nợ Trung Quốc, vấn
đề của cái gọi là “nạn kiều”...(5)“. Theo lô-gic bình thường thì hẳn nhiên
đã đòi hỏi Việt Nam phải đổi lại „tình hữu nghị“ bằng một cái gì đó.
Nhà
cầm quyền Việt Nam lúc đó có gì để đổi, ngoại trừ giải non sông gấm vóc của cha
ông để laị? Hoặc là nền độc lập tự chủ của đất nước?
Nhà
nghiên cứu Dương Danh Dy nhận định: „Bằng những thoả thuận tại Hội nghị
Thành Đô, mấy nhà lãnh đạo chủ yếu... lúc đó đã tự đánh mất bản lĩnh kiên
cường, bất khuất, không sợ địch... trước đối thủ Trung Quốc (họ) hình như chỉ
còn là chiếc bóng, mất hết cảnh giác cách mạng gật đầu tin tưởng và làm theo
mọi đề xuất mang đầy chất lừa bịp 'vì chủ nghĩa xã hội', 'vì đại cục' của Trung
Quốc, thậm chí chấp nhận để họ can thiệp vào công việc nhân sự cấp cao của đảng...
(5)“.
Điều
này trên bản chất và thực tế có khác gì là đã bán rẻ trả góp đất nước cho Trung
Quốc hay đồng nghĩa với xin “gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc"
(3) dưới một hình thức khác?
Thành Đô và thái độ im lặng đáng ngờ của nhà nước
Cũng
như vụ công hàm Phạm văn Đồng về Hoàng Sa, truyền thông Trung Quốc chủ động
công khai đầu tiên những giao kết bí mật giữa Hà Nội và Bắc Kinh ở Thành Đô. Về
phía Việt Nam chỉ có cựu bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch hé mở là Thành Đô
đã mở đầu cho một thời kỳ Bắc thuộc mới, đen tối. Ngoài ra chỉ có sự im lặng
cho tới gần đây. Trong vụ giàn khoan Hải Dương, báo chí Trung Quốc kêu gọi Việt
Nam như một đứa con hoang đàng hãy trở về nhà. Bộ Trưởng Quốc Phòng
Việt Nam trong diễn đàn quốc tế thì coi tranh chấp biển Đông như cuộc cãi vã
trong gia đình. Trước đó, “họ“ lại còn sử dụng ngang nhiên lá cờ
Trung Quốc có 6 sao (5 sao + thêm 1 sao mới là tượng trưng vùng Việt Nam tự
trị?) cả trong trường hợp chính thức như lễ đón rước Tập Cận Bình thăm Hà Nội,
trước khi ông này lên ngôi Chủ Tịch Trung Quốc.
Hành
động thì như thế và ngôn từ cũng như thế chỉ làm những nghi ngờ của nhân dân
tăng thêm, Đối diện với phong trào đòi hỏi của nhân dân “chúng tôi muốn biết”
về nội dung của thỏa hiệp Thành Đô, thì nhà nước chỉ trả lời bằng đàn áp, coi
như là chuyện đòi hỏi đó là bất hợp pháp
Thành Đô và văn bản dối trá của Ban Tuyên Giáo Trung Ương
Văn
bản của ban Tuyên Giáo Trung Ương viết phản biện chối bỏ rằng :
“... không
hề có cái gọi là sự thỏa thuận rằng: “Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung
Quốc, giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020...”, như thông
tin trên một số trang mạng...” (6)
Ta
phải thẩm định ra sao văn bản này? Thứ nhất, văn bản này chỉ nhắm vào đối tượng
đảng viên, “họ” vẫn coi tuyệt đại đa số nhân dân như một con số không. Thứ hai,
vấn đề giá trị nội dung của văn bản này:
Trong
quá khứ đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhiều lần dối trá. Có thể kể tới huyền thoại
anh hùng không có thật thiếu niên Lê Văn Tám lấy thân mình làm đuốc. Có thể kể
tới việc dối trá đồng bào miền Bắc về „đời sống cơ cực ở miền Nam dưới chế độ Mỹ-Ngụy“.
Có thể kể tới lời phỉnh phờ cựu quân nhân, công chức VNCH đi “học tập 30 ngày”
hồi mới “giải phóng”, mà thực chất là sau đó bị tù ngục hàng chục năm trời. Có
thể kể tới cải chính “không có chuyện đổi tiền“ trong những năm thống nhất đầu
tiên, rồi vài ngày sau đó chuyện đổi tiền xẩy ra thực sự. Có thể kể tới cả việc
sửa đổi ngày mất của Hồ Chí Minh...
Với
sự thận trọng phải có do kinh nghiệm trong quá khứ, ta phải nghi ngờ giá trị
của văn bản này là không hơn lời nói dối của Bill Clinton: “Tôi không bao
giờ có quan hệ tình dục với người đàn bà này!”, hay trình bầy dối trá của
Karl Theodore zu Guttenberg “Luận án tiến sĩ của tôi là do tôi tự viết
ra....Tôi cực lực phản đối những cáo buộc là tôi sao chép văn người khác hay cố
ý lừa đảo...”
* * *
Văn
bản giải độc này có thể chỉ là những lời nói dối của ban Tuyên Giáo Trung Ương
để trấn an đảng viên của họ.
Người
dân không thể hài lòng với những bào chữa xuông như vậy. Người dân chỉ
có thể tin được, khi nhà cầm quyền công bố toàn bộ thỏa hiệp Thành Đô, không
thêm, không bớt, không sửa đổi. Đã đến lúc những tiếng nói đòi hỏi bạch hóa
văn kiện Thành Đô vẫn phải tiếp tục cất lên, đòi hỏi nhà cầm quyền phải trực
tiếp trả lời điều mà người dân chúng tôi muốn biết.
***************
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo:
(6) http://danlambaovn.blogspot.de/2014/10/ban-tuyen-giao-tw-tung-tai-lieu-ve-hoi.html
Nguồn : Diễn đàn Việt Nam 21
Nguồn : Diễn đàn Việt Nam 21