Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự - Thực thi Dân quyền - Nâng cao Dân trí - Chấn hưng Dân khí - Cải thiện Dân sinh - Xây dựng Dân chủ
13 décembre 2014
RĂN ĐE TRONG LO SỢ
Đinh Minh Đạo
"Bọ Lập không còn trẻ nữa để chơi trò câu view, bọ cũng thừa nổi tiếng (trong nước) để không cần phải nổi tiếng hơn nữa, chỉ vì bọ nghe theo cụ Phan Châu Trinh:"Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Ðó là lời kêu gọi luôn đúng với mọi thời, thời nay càng ðúng ðắn và khẩn thiết... Bọ Lập không có khả năng và trình độ để khai dân trí, chấn dân khí nhưng lại có khả năng dùng blog Quê Choa làm con thuyền chuyên chở SỰ THẬT đến với dân."
Tin chính quyền Việt Nam bắt giam giáo sư Hồng Lê Thọ, một trí thức Việt kiều hồi hương từ Nhật Bản, chủ blog „Người Lót Gạch" (NLG) làm nhiều người ngạc nhiên. Rất nhiều người không biết ông Hồng Lê Thọ là ai. Riêng tôi, cũng chưa bao giờ vào ðọc trang NLG.
Sau khi ông bị bắt, tôi vào mạng để tìm những thông tin về ông. Hồng Lê Thọ du học tại Nhật từ năm 1967, là tổng thư ký Tổ Chức Người Việt tại Nhật. Ðây là tổ chức đã đấu tranh cho hòa bình và thống nhất đất nước, sau đổi thành Tổng Hội Người Việt và giải tán năm1976. Ông đã rất tích cực đấu tranh phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam và ủng hộ chính phủ miền Bắc, ông là một trong những người đã tổ chức và tham gia chiến dịch 50 ngày, ngăn cản chuyển các xe tăng Mỹ sang miền Nam Việt Nam tại căn cứ quân sự của Mỹ Sagamihara. Những người tham gia phản đối đã nằm chặn đầu các xe tăng trên ðường xuống cảng Yokohama, buộc ðoàn xe tăng phải quay đầu lại căn cứ. Sau khi thống nhất đất nước, ông đã làm việc 4 năm trong đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo.
Những năm 90 của thế kỷ trước, theo tiếng gọi của Đảng, ông Hồng Lê Thọ trở về Sài Gòn, lập công ty kinh doanh mỹ phẩm Đại Phú Sỹ. Theo bạn bè và những người quen biết, ông là một người thận trọng, ôn hòa. Ông luôn góp ý về ðường lối lãnh đạo của Đảng bằng con ðường chính thống, ông không tham gia các cuộc biểu tình, mít tinh chống Trung Quốc hay bảo vệ nhân quyền.... Gần đây ông lập blog NLG, đăng tải các bài viết phản biện chính sách, ðường lối đối nội và ðối ngoại của Đảng.
Nhìn vào những dòng lý lịch trên ðây, ông Hồng Lê Thọ là một trí thức Việt kiều có công lao lớn với Đảng, một mẫu Việt kiều mà Ðảng mong muốn và ðịnh hướng : biết ngợi ca Đảng, biết im lặng trước những sai trái của Đảng hoặc góp ý cho Đảng theo cách „có tổ chức”.
Bắt giam ông Hồng Lê Thọ chính quyền đã bắn một mũi tên trúng hai ðích.
Thứ nhất, gửi cảnh cáo đến tất cả các trí thức Việt kiều, kể cả những người có công với Đảng trước ðây (như ông Thọ chẳng hạn), họ có thể về Việt Nam làm ãn, sinh sống, nhưng họ không ðược phép tham gia các hoạt động chính trị đe dọa đến độc quyền lãnh đạo của Đảng. Trong thực tế, có những Việt kiều về làm ãn, ðã trốn thuế, hối lộ các quan tham để trục lợi, nếu không có người tố cáo, Đảng cũng làm ngơ, nhưng tuyên truyền nói xấu Đảng thì Đảng nhất định không bỏ qua. Những Việt kiều muốn về làm ăn tại Việt Nam hầu hết là những thuyền nhân hay con em của họ, họ đã bị Đảng quy vào tội phản bội tổ quốc, nay Đảng cần Đô La, họ trở thành các Việt kiều yêu nước, nhưng trong thâm tâm, Ðảng vẫn coi họ là những phần tử thù ðịch, muốn thực hiện diễn biến hòa bình để lật đổ Đảng, thay đổi chế độ.
Thứ hai, dẹp bỏ ðược một blog. Các blog ðang là nỗi lo sợ của Đảng. Ðó là những tờ báo lề trái đang mọc lên như nấm sau mưa, ðứng ngoài sự kiểm soát của Đảng, phê phán sai trái của Đảng, bênh vực những người dân bị ức hiếp, bị cướp đất cướp nhà, cung cấp các thông tin về tính ưu việt của thể chế dân chủ đến hàng triệu người dân từng giờ, từng phút.
Với hơn hai trăm triệu người truy cập trong chưa ðầy 3 nãm, hàng ngày khoảng 200.000 người vào ðọc, QUÊ CHOA ðã trở thành nỗi ám ảnh, lo sợ đối với Đảng. Chủ blog, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã không dấu diếm ý tưởng của mình:"Bọ Lập không còn trẻ nữa để chơi trò câu view, bọ cũng thừa nổi tiếng (trong nước) để không cần phải nổi tiếng hơn nữa, chỉ vì bọ nghe theo cụ Phan Châu Trinh:"Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Ðó là lời kêu gọi luôn đúng với mọi thời, thời nay càng ðúng ðắn và khẩn thiết... Bọ Lập không có khả năng và trình độ để khai dân trí, chấn dân khí nhưng lại có khả năng dùng blog Quê Choa làm con thuyền chuyên chở SỰ THẬT đến với dân."
Con thuyền Quê Choa ðã ngày ðêm hối hả chuyên chở sự thật đến cho hàng triệu người Việt Nam, những người đang sống trong thời đại văn minh, thời đại của truyền thông và tin học nhưng lại bị Đảng bưng bít và ðịnh hướng sự thật.
Con thuyền Quê Choa ðã kiên nhẫn chuyên chở đến những người dân những hiểu biết về quyền con người, như quyền tự do bầu cử, tự do lập hội, tự do tôn giáo, tự do cư trú, tự do ngôn luận, tự do đi lại... Những quyền này ðã bị Đảng tước đoạt, người dân phải tranh đấu để đòi trả lại.
Người lái con thuyền Quê Choa bất chấp những đe dọa của gíó
bão lật thuyền, những đe dọa của của những kẻ quen dùng bạo lực, sẵn sàng ðánh ðắm con thuyền và bắt mình tù tội.
Càng xúc ðộng và cảm phục khi biết nhà văn Nguyễn Quang Lập là người tàn tật, ngoài bị liệt nửa người, đi lại cử động rất khó khăn, ông còn mang trong mình nhiều bệnh tật. Một mình ông đảm bảo một khối lượng công việc thật to lớn : đọc, biên tập, viết lời bình, post bài …Quê Choa cuốn hút cả người đọc lẫn người viết không chỉ vì nó luôn có nhiều bài mới mà còn vì nó mang đậm chất „ Dân Choa". Những lời bình, lời giới thiệu của chủ nhân Quê Choa cho các bài viết của các tác giả ðược ðăng trên Quê Choa hài hước mà sâu sắc , dân dã mà ðương ðại, ngắn gọn mà bao quát.
Lý do và cách bắt hai blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập do an ninh ðưa ra khiến tôi nhớ đến cách, mà ai ðó ðã gọi nền tư pháp của Việt Nam là „một nền tư pháp bệ rạc".
Đối với ông Hồng Lê Thọ, họ ðưa ra lý do :" Theo tin tố giác của quần chúng, hồi 10h30 ngày 29-11-2014, cơ quan An ninh ðiều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, sau đó khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối tượng Hồng Lê Thọ..".Tại sao bắt một công dân lại chỉ theo tin tố giác của quần chúng, tố giác tội gì ? Hàng ngàn an ninh chìm nổi mà không phát hiện ðược các bài viết công khai trên blog của ông Thọ, lại phải nhờ quần chúng tố giác?
Khi bắt nhà văn Nguyễn Quang Lập, công an lại gọi cửa yêu cầu mở cửa để kiểm tra cứu hỏa. Chẳng lẽ bắt một con người tàn tật, đi còn không nổi làm sao nghĩ ðến chạy trốn mà phải dùng thủ thuật dối trá? Rồi lại thông báo „bắt quả tang”, bắt quả tang đang viết văn (!)
Vì sao một chính quyền có tất cả các loại súng đạn, có lực lượng công an, an ninh hùng hậu, có hơn 800 tờ báo và hệ thống truyền thông khổng lồ lại lo sợ các blog cá nhân? Vì các blog chuyên chở đến dân chúng những sự thật về một thể chế độc tài, tham nhũng, vi phạm quyền con người. Các blog đã „khai dân trí", giúp người dân biết ðược các quyền của mình trong xã hội, trở thành những người không cam chịu, đe dọa vị trí độc quyền cầm quyền của Đảng.
Việc liên tục ðàn áp, bắt bớ những chủ blog sẽ ngăn chặn ðược xu hướng phát triển của các trang blog cá nhân? Việt Nam hiện nay, có hàng chục triệu người sử dụng internet, hàng vạn người sử dụng mạng xã hội Facebook, viết blog (blogger), lập các trang blog. Internet đã giúp họ tiếp cận với thế giới văn minh, vượt qua nỗi sợ hãi. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam đã công khai thừa nhận dân chủ là xu thế của thời đại, thì tự do internet, trong đó có tự do viết và lập blog cũng là xu hướng phát triển không thể cưỡng lại ðược.
Warszawa 09-12-2014