Thiện Tùng
Tựa bài như thế có nghĩa là người viết khẳng định trong quá khứ “Đảng
ta” có mắc bịnh “trọng Bắc khinh Nam”. Và trong hiện tại, bịnh ấy đang có hiện
tượng tái phát.
Lấy Việt Nam mà nói, người hay tổ chức có tư tưởng, hành vi trọng Bắc khinh Nam hay ngược lại đều không đủ tư cách lãnh đạo quốc gia dân
tộc, mà chỉ có thể làm lãnh đạo bộ tộc hay sắc tộc.
Lãnh đạo quốc gia, dân tộc mà cục bộ, địa phương sẽ dẫn đến hậu quả:
ngoài không khai thác, tân dụng hết hiền tài, còn gây mất đoàn kết nội bộ, là mầm
mống xảy ra nội chiến.
Qua mắt thấy, tai nghe, người viết xin kể những chuyện không ngoài sự thật
để dẫn chứng:
Chỉ vài ngày sau 30/04/1975, các vị lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam và
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “bỏ bót” đổ xô vào Nam Việt Nam. Các vị
phân công nhau đến các địa phương để “thị sát, uốn nắn, thị uy, thị oai,...”.
Các vị xuất hiện như những Thiên thần giáng thế, thủ vai như những đấng cứu
tinh, phán quyết như chiếu chỉ.
Ngỡ mình gặp may, Bí thư Khu ủy Khu Trung Nam bộ Huỳnh Châu Sổ (Năm Bê)
chọn khoảng 20 người hiền để đón tiếp thần Lành – nhà thơ Tố Hữu.
Chân dung Tố Hữu – đời quan |
Cả miền Nam đang có hàng triệu “Ngụy Quân, Ngụy Quyền” tan rã tại chỗ, còn
đang thả lỏng, không nên/được tổ chức rình rang. Khu ủy Khu Trung Nam bộ (Khu 8
cũ) tổ chức đón tiếp ông Tố Hữu (Anh
Chín) gần như bí mật tại Công Quán ở Trung Đô (1). Ban Lễ Tân xếp chỗ ngồi cho
cử tọa quanh bàn dài theo dạng chữ U, ở miệng chữ U chỉ một cái ghế dành riêng
cho Anh Chín.
Không ngờ, như mèo với chuột, gặp vật liền: Nhà thơ vừa kéo ghế sát nhau
quanh bàn vừa nói : “ngồi chung thế nầy
cho gần dân”. Hai bà nữ, ngại chật, ngồi hàng ghế súp bên cạnh, Anh Chín
nghiêm nghị nói: “Anh Năm Hát và Tám Dân làmTuyên Huấn mà phân biệt nam nữ
như thế sao ?!”. Thế rồi, Anh Chín độc chiếm thời gian “chỉ dạy” hết việc nầy
đến việc khác suốt buổi sáng. Cử tọa như những em học sinh đến lớp nghe thầy giảng
hay như những tín đồ đến giáo đường nghe thuyết giáo.
Đến mục ra sau ăn trưa: Ông Năm Bê dẫn đầu rẽ trái, tôi trờ qua cửa thấy
trên bàn bên trái có những chai bia, bên phải những chai rượu trắng có cái ly
nhỏ úp trên miệng chai. Biết phận mình, tôi rẽ phải, giáo sư Quánh Anh Tú và
Anh Chín đi sau cũng rẽ theo tôi. Ông Bê gọi:“Mời anh Chín sang bên nây!”.Anh Chín đảo mắt, nói ngay: “Anh Bê bí thư Khu ủy mà đãi ăn uống phân biệt
thế sao ?!”. Ông Bê đứng sượn trâng giây lâu rồi phân trần: “Vét đại lý bia BGI chỉ còn khoảng 10 chai,
ưu tiên đãi khách”. Chiều hôm ấy, Anh Chín có nhã ý đi thăm Đoàn Văn công Đồng
Tháp. Sợ vạ lây, tôi không tháp tùng.
Nghĩ cũng thương, ngoài những ông khác, riêng ông Huỳnh Châu Sổ, gần như suốt
thời gian chống Mỹ, ônh đường đường là Tư lịnh Quân khu, ngoài điều khiển quân
đương đầu với địa phương quân đối phương, còn phải đối đầu với sư 9 Mỹ và sư 7
chủ lực Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Và hơn 2 năm cuối cùng của cuộc chiến, ông
phải nhận chức Bí thư Khu ủy Khu Trung Nam bộ, thay cho ông Nguyễn Minh Đường,
cai quản cả 7 tỉnh, thành: Mỹ Tho, Bến Tre, Kiến Tường, Kiến Phong, Long An, Gò
Công và TP Mỹ Tho. Đường đường như ông Năm Bê, Năm Hát, Tám Dân mà còn bị Anh
Chin miệt thị như thế, hạng tép rêu như mình là cái thá gì ! – đó là tâm trạng
tôi khi đó.
Tố Hữu - đời thường |
Đúng 7 giờ, mọi người
tập trung tại hội trường, chờ mãi đến hết 8 giờ mà Nhà thơ chưa tới. Ông Trinh
lịnh cho rã về những dải nhà riêng. Đầu 10 giờ, bất thần Nhà thơ tới. Hội trường
ấn chuông liên hồi, ông Trinh vẫy tay giục, miệng trách cứ: “Nhanh lên ! Sao mà rề rề như thế?!”. Một
ai đó phản ứng: “Ai rề rề, lãnh đạo mà
không tôn trọng giờ giấc?. Tập hợp cán bộ mà như lùa vịt ! ”.
Sau hơn 1 giờ, với vẻ
lạc quan, Nhà thơ nói về vị thế của Việt Nam trong hiện tại và nói sự cần thiết
của việc “ra quân”- giải trừ quân bị. Thế rồi Ông giới thiệu thứ trưởng Bộ Tài
Chính Chu Tam Thức nói rõ hơn nội dung, ý
nghĩa việc “ra quân”.
Trong lúc chờ đợi
thay diễn giả, cử tọa xôn xao tỏ thái độ không đồng tình việc cho ra quân trong
lúc nầy. Bất chấp phản ứng của cử tọa, với vẻ cao hứng, diễn giả Thức bạo miệng:
“Việc có ra quân hay không quyết định do
Bộ Tài chính. Tài chính không trả lương liệu có ở được hay không ? Các đồng chí
phải tính thiệt so hơn chớ, trả lương cho một cựu chiến binh bằng 3 tân binh.
Ta sẽ áp dụng triệt để hơn chế độ ‘Nghỉa vụ quân ...’
Trung tá Oanh vụt đứng
dậy, vẫy tay cắt lời ông Thức: “Nói thế
là chủ quan, không thức thời ! Bọn Pôn Pốt
đang rải quân đều khắp ở biên giới Tây Nam. Chúng đã đánh chiếm đảo Thổ Chu của
ta ở Biển Tây thuộc tỉnh Kiên Giang bộ không hay biết sao ?! . Cho ra quân hay
giải trừ quân bị gì đó vào lúc nầy là tự sát”. Ông Oanh chỉ nói bấy nhiêu rồi
ngồi ngồi xuống, trả diễn đàn lại cho ông Thức tiếp tục “rải thảm” – Đúng là ăn
như tu, ở như tù, nói như lãnh tụ.
Thế rồi, theo thói
thường, lẽ phải nằm trong tay người có quyền, sĩ quan Quân đội gốc miền Nam lần
lượt bị cho ra quân, thay vào đó những sĩ quan miền Bắc. Những “khung” cán bộ Miền Bắc, kể cả cảnh sát, ào ạt đưa vào
các tỉnh, thành miền Nam để làm “nồng cốt”. Có lẽ vì chưa tin sự trung thành và
trình độ của cán bộ miền Nam, lãnh đạo quyết “Bắc kỳ hóa’ đội ngũ cán bộ miền
Nam.
Khi bọn Pôn Pốt tấn
công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam từ tỉnh Phước Long (Nam Tây nguyên) đến
Hà Tiên (Kiên Giang), sĩ quan mới không thông thạo địa hình địa vật..., binh
lính mới không quen trận mạc, nhác như cheo, bị quân Pôn Pốt rượt chay như đàn
vịt. Từng bước chúng lấn càng sâu vào lãnh thổ Việt Nam, tha hồ giết người cướp
của, thiệt hại nặng nhất là vùng Châu Đốc.
Trước thảm cảnh,
không còn cách nào khác, phải gọi cựu chiến binh tái ngũ. Nhờ có cựu chiến binh
tái ngũ làm nồng cốt, ta mới lấy lại đất đai và truy đuổi chúng chẳng những tới Nam Vang mà đến tận biên giới Thái Lan, cứu được
dân Campuchia thoát khỏi nạn bị diệt chũng như mọi người đã biết.
Cục bộ địa phương
không dừng lại về mặt tổ chức mà còn đầu độc về mặt vế mặt ý thức, Có lẽ được
Trung ương Đảng bật đèn, chỉ thời gian ngắn, nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn cho ra đời
3 tiểu thuyết: “Đứng trước biển”, “Những khoảng cách còn lại”, “Cù lao tràm”. Ba tiểu thuyết nầy ca
ngơi miền Bắc không tiếc lời, mạc sát miền Nam không còn gì để nói (hãy tìm đọc thì rõ). Thế mà báo Nhân Dân cho
đăng tải, còn dựng chúng thành phim, thành kịch, lan tràn như bịnh dịch.
Việc trọng Bắc khinh
Nam, phân biệt Vùng, Miền đến mức lãnh đạo các tỉnh Miền Nam chịu hết nổi, ông
Lê Phước Thọ và Tô Bửu Gíám, Bí thư và Trưởng ban Tuyên Huấn tỉnh Hậu Giang
đăng cai mở hội thảo về tác phẩm “Cù lao tràm” của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn. Đến
dự hội thảo có hơn 300 nhà văn, nhà chính trị, họ thay phiên nhau vạch trần ý đồ
không tốt nầy, gây chấn động dư luận xã hội. Từ những vụ việc nầy, làm sống lại
đề xuất trước đó của một cán bộ cao cấp Trần Bạch Đằng: “Nên thành lập Liên ban Việt Nam gồm 3 miền Bắc, Trung, Nam để có sự
tôn trọng sự độc lập nhứt định của mỗi Miền”.
Để trấn an dư luận,
liền sau đó, Trung ượng tổ chức cuộc họp cấp cao các tỉnh miền Nam tại Sài Gòn
để “thanh minh thanh nga” về vấn đề nầy và hứa sẽ cho thu hồi tác phẩm “Cù lao
tràm”. Ông Lê Phước Thọ nói: “Không cần
thu hồi, chúng tôi sẽ cho báo đăng, đài phát về nội dung cuộc hội thảo là đủ”.
Vậy là suốt hơn tháng trời, báo và đài truyền hình tỉnh Hậu Giang lần lượt
đăng, phát liên tục những bài tham luận của từng cá nhân tham gia hội thảo.
Qua hội thảo “Cù lao
tràm”, TW Đảng rút ông Lê Phước Thọ lên làm trưởng Ban Tổ chức TW thay ông Nguyễn
Đức Tâm . Việc phân biệt Bắc Nam dịu xuống, các ông góc Nam Bộ như ông Võ văn Kiệt,
Phạm Hùng, Nguyễn Hà Phan, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn MinhTriết, Trương Tấn Sang...
thôi làm tư lịnh địa phương chuyên nghề lái Lúa, lái Lính, lái Lợn về Trung
ương giữ những vị trí quan trọng như mọi người đã biết.
Hiện tượng lạ trong
và sau Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 gây nhiều thắc mắc: Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng nói: “Tổng Bí thư Đảng phải người
miền Bắc” và “Không để lọt vào cơ
quan lãnh đạo cao nhứt của Đảng, Nhà nước những phần tử thế nầy thế khác”.
Thế rồi, ông Trọng (76 tuổi) gốc Hà Nội, người tuổi cao nhứt trong Ban Chấp
hành TW Đảng, tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư Đảng, còn các vị Trương Tấn Sang,
Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh, Lê Thanh Hải,... nhỏ hơn ông Trọng đến 10 tuổi mà
bị loại ra khỏi BCH vì lý do “quá hạng tuổi theo quy định” nghĩa là sao ?. Và người
ta cũng lấy làm lạ, đều là Ủy viên Bộ Chính trị cùng khóa 12, sao không để ông
Võ vănThưởng góc miền Nam thay Lê Thanh Hải làm Bí thư TP Hồ Chí Minh mà phải
là ông Đinh La Thăng góc miền Bắc ? .v..v...
“Tổng Bí thư Đảng phải người miền Bắc”. Ý kiến nầy của ông Trọng chỉ
có giá trị tham khảo với đảng viên trong Đảng của mình, nếu ai không chịu có
quyền ly khai Đảng – người ngoài đảng không cần bận tâm. Việc mà người dân cần quan tâm là câu nói lập
lờ, ẩn dụ của ông Trọng: “Không để lọt
vào cơ quan lãnh đạo cao nhứt của Đảng, Nhà nước những phần tử thế nầy thế
khác” nghĩa là sao?. Ông Trọng dùng cụm từ mông lung: “...những phần tử thế nầy thế khác” khiến người ta hiểu chủ thể của
chúng là những phần tử: cơ hội, tham nhũng,....và không phải người miền Bắc. Chỉ
là Tổng Bí thư Đảng - một bộ phận của dân tộc, sao ông Trọng dám lộng ngôn, lộng
quyền ở “sân chơi” công cộng (Nhà nước) như thế ?!.
Ngoài Tổng Bí thư Đảng
CS VN, ông Trọng còn là đại biểu Quốc hội, thế mà, trong nói và viết, ông thường
vi phạm Pháp Luật, nhất là các điều 25, 27, 64 Hiến pháp hiện hành (HP 2013) về
quyền của công dân và vai trò của của lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an). Đảng
CSVN và Quốc hội Việt Nam nên xem xét tư cách chức vụ và tư cách công dân của
ông Trọng, quyết không để cho ông ấy quen sống ngoài vòng Pháp Luật .
“Lỡ sa chân tởn tới già, đừng đi nước mặn mà hà ăn chân” . Như vừa kể, Sau
30/04/1975 có chuyện trọng Bắc khinh Nam gây mất đoàn kết nghiệm trọng. Vết
thương vừa kéo da non, nếu để cục bộ, địa phưng “chủ nghĩa” tái hiện, vết thương
sẽ tái phát không phương cứu chữa.
Người viết đang sợ nhứt
“Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc”, sợ nhì “Miền Nam lệ thuộc Miền Bắc”. Hay nói
cách khác, người viết ghét Đại Hán và chẳng ưa gì Tiểu Hán.
Lịch sử cũng đã chứng
minh: Dân Nam Bộ cừ khôi lắm, chán phương Bắc, nhứt là thời Trịnh – Nguyễn phân
tranh, họ theo đường biển, đường sông đổ về Phương Nam khai khẩn đất hoang mở
cõi. Họ tự lập địa lập quyền, giữ quyền giữ đất như giữ mạng sống của mình. Họ
đang ngụ ở cuối đất. Nếu bị ép quá, họ sẽ bung ra khơi tha phương cầu thực, quyết
không chấp nhận kiếp đời nô lệ.
13/03/2016
T.T
(1) Hồi xưa Nam Bộ có 3 Đô: Sài Gòn
là Đông Đô, Mỹ Tho là Trung Đô, Cần Thơ là Tây Đô.