Thiện Tùng
Truyền thuyết Việt Nam: Đôi chồng vợ ông Lạc
Long Quân và bà Âu Cơ sinh ra 100 con, 50 đứa cùng mẹ ở trên đất liền sống về
nghề trồng trọt, 50 đứa theo cha ra ven biển, đảo sống bằng nghề đánh bắt thủy
sản.
Lịch sử Việt Nam: Sau 18 đời Vua Hùng, cho đến
nay dân Việt Nam phát triển hơn 90 triệu người, sở hữu dải đất chữ S, có bờ biển
dài gần 4.000km. Như đã nói, nguồn sống chính của hơn 90 triệu dân Việt Nam là
trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt thủy sản.
Việt Nam, một dải đất có chiều dài nhưng hẹp
chiều ngang, lưng dựa dải núi Trường Sơn về hướng Tây, ngước mặt nhìn ra Biển
Đông và Biển Tây, nơi đây có nhiều đảo, đáng kể là 3 quần đảo Hoàng Sa,Trường
Sa và Phú Quốc. Việt Nam như cô gái chưn dài, đứng ẹo người duyên dáng, khiến
cho thiên hạ dòm ngó, thèm thuồng, nhất là gã láng giềng phương Bắc to xác, xấu
bụng và có máu ‘dê’. Từ khi dựng nước cho đến nay, Việt Nam trải qua 15 cuộc
chiến tranh giữ nước, trong đó có đến 13 cuộc đối đầu với gã láng giềng phương
Bắc. Nhìn lại lịch sử chiến tranh, chưa bao giờ Việt Nam gặp khó như hiện nay.
Bỡi vì, trong giới lãnh đạo Việt Nam thời Cộng sản, nếu không nói họ đang tư
thông với Trung Quốc, cũng phải nói họ đang lẫn lộn không phân biệt được đâu là
thù đâu là bạn.
Thế giới ngày nay, dầu đế chế hung bạo nhứt,
như đế chế Trung Hoa chẳng hạn, cũng
không thể/dám ngang nhiên xua quân xâm chiếm nước người (xâm lược cứng). Họ có
thể dùng cách gì đó dụ dỗ, mua chuộc giới lãnh đạo, khống chế và lũng đoạn về
kinh tế của những quốc gia mà giới cầm quyền ngu dốt và nhẹ dạ (xâm lược mềm).
Để làm bàn đạp thôn tính các nước Đông Nam Á,
từ lâu đế chế Trung Hoa luôn “chăm sóc” chặt chẽ Việt Nam. Trải qua 26 năm tính
từ sau mật nghị Thành Đô (1990-1016), giới cầm quyền Trung Quốc dùng “bùa mê,
thuốc lú” ru ngủ chính giới Việt Nam, và bằng mọi cách, họ cài cấm người của họ
vào các tử huyệt của Việt Nam như
Bauxite Tây nguyên hay Vũng Áng ở Hà Tĩnh chẳng hạn. Giờ đây họ ra đòn
quyết định “Đánh vào dạ dày để cái đấu nó gục xuống”.
Cách đây 5 năm (2001), với cái nhìn tiên tiến,
Ngô Thế Vinh, người quê ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau viết trình làng cuốn sách
có tựa đề “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng” nhằm cảnh báo âm mưu thâm độc của Trung Quốc. Có lẽ giới
lãnh đạo Việt Nam xem đó là chuyện nhảm nhí, cho rằng Cửu Long cứ mãi xuôi
dòng, và biển đảo của Việt Nam vẫn nằm trong vòng kiểm soát.
Cửu Long cạn dòng: Sau khi phá gần như tan hoang núi rừng đầu
nguồn gây hạn hán, bão lũ, Trung Quốc chặn nước sông Mékong làm cho đồng bằng
sông Cửu Long thiếu nước ngọt và phù sa, nhiễm mặn ngày một sâu. Họ khai đao
đúng vào tử huyệt, khiến cho gánh chuyên nghề trồng trọt và chăn nuôi của bà Âu
Cơ đang điêu đứng, hoang mang. Trước hiện tình, giáo sư Nông học Võ Tòng Xuân
cũng bó tay ngã đầu chào thua, khuyên cư dân miền Hạ (Nam Quốc lộ 1), khoảng
phân nửa (1/2) diện tích đồng bằng sông Cửu Long, nên chuyển sang nuôi cá tôm
nước lợ và mặn.
Trước thảm cảnh, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn
Dũng phải hạ mình nài nỉ xin Trung Quốc xả nước cho hạ lưu. Họ vui cười vì đã
điểm đúng tử huyệt đối phương. Vì chưa đến ngày N giờ G, họ giả nhơn giả nghĩa,
xả nước để lấy lòng đàn em ở hạ lưu. Thời lượng xả nước ngắn, khối lượng nước
chẳng là bao, không đủ cho Thái, Lào, Miên chia nhau có đâu đến Việt Nam.
Biển Đông dậy sóng: Như mọi người đã biết, từ lâu, nhứt là những
năm tháng gần đây,TQ tha hồ làm mưa làm gió ở Biển Đông, Việt Nam lâm vào cảnh
“thương nhờ, ghét chịu”, ngoài mất đảo, ngư trường bị thu hẹp, gánh chuyên nghề
đánh bắt thủy sản của ông Lạc Long Quân bị Tàu tặc hiếp đáp đủ điều.
Chưa vừa, họ còn rót mật vào tai lãnh đạo Việt
Nam, chấp nhận cho họ thuê 70 năm vùng đất rộng lớn thuộc tỉnh Hà Tĩnh (eo khu
5) lập khu kinh tế mang tên Vũng Áng, bao gồm cảng nước sâu Sơn Dương và nhà
máy sắt thép Formosa, tổng vốn đầu tư 28 tỷ USD. Ngày 2/12/2012, họ làm lễ khởi
công xây dựng khu công nghiệp Vũng Áng nói chung, Formosa nói riêng, với sự hiện
diện khá đông đảo quan chức các cấp của Việt Nam (xem ảnh).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ khởi công xây dựng
Formosa và cảng Sơn Dương HàTĩnh hôm 2-12-2012
|
Theo nhiều nguồn tin, Formosa là nhà máy sản xuất sắt thép lớn nhứt Đông Nam Á, xả thải ngầm ra đáy biển bằng đường ống dài 1,5 km, đường kính 1,1 m. Một sự trùng hợp gây nghi vấn: Formpsa bắt đầu sản xuất, cá bắt đầu chết. Cá chết trắng bãi từ diện hẹp tỉnh Hà Tĩnh lan dần ra diện rộng hơn 4 tỉnh về hướng Nam theo dòng hải lưu. Người ta nghi vấn cá chết là do Formosa xả độc là có cơ sở. Có lẽ biết xả độc là việc làm thường xuyên, lâu dài không thể giấu được trong quá trình sản xuất của nhà máy, chính đại diện Formosa Chu Xuân Phàm thừa nhận Formosa xả độc bằng câu nói giản đơn, chân thật:“Hãy chọn một trong hai sắt thép hay cá tôm”. Thế mà lãnh đạo Viết Nam không dựa vào lời nói đó điều tra, xác minh để sớm tìm ra sư thật, cứ vòng vo như có dụng ý bao che cho tội phạm.
Khi vào cuộc điều tra, các nhà khoa học đã
nói: “Tìm nguyên nhân thải độc để biết
cách ngăn ngừa và khắc phục, tuy khó nhưng cũng có thể tìm ra vì chúng không có
khả năng che giấu. Tìm nguyên nhân về con người để quy trách nhiệm, ngăn ngừa
càng khó hơn, vì con người có khả năng che giấu, phi tang và bao che cho nhau”.
Đến nay, suốt cả tháng trời mà không tìm ra nguyên nhân gây ra cá chết, chắc chắn
không phải do bất lực của các nhà khoa học mà, theo giáo sư Nguyễn Đình Cống,
do trong giới cầm quyền có hạng người “ngu, tham, đểu”. Trên trang Trương Duy Nhứt nêu vấn đề: Nhà cầm quyền phải trả lời ngay Vì
sao cá chết? Cá chết do đâu?. Chớ không phải ở đó trấn an dân bằng cách diễn trò
cỡi áo quần lao xuống biển tắm rồi lên nhai cá. Chủ trương mua cá để bán cho
ai? Ăn vào toi mạng ai chịu trách nhiệm? Đúng là ngu quá mức cần thiết”.
Có thể là một âm mưu: ngăn cản, gây khó ngư
dân Việt Nam đánh bắt xa bờ chưa đủ, giới cầm quyền Trung Quốc chủ trương cho xả
độc, rải độc diệt nguồn thủy sản gần bờ, buộc ngư dân Việt Nam bỏ phải nghề để
họ độc chiếm ngư trường Biển Đông. Cá chết ở hải phận Philippine cùng thời điểm
với cá chết ở Việt Nam cũng là một hiện tượng lạ, góp phần cho việc điều tra,
nghiên cứu ?.
Cứ cho là người viết hoang tưởng cũng được:
Thật không đơn giản chút nào, con, cháu, chắt của ông Lạc Long Quân và bà Âu Cơ chuyên sống về nghề trồng trọt, chăn
nuôi và đánh bắt thủy sản đang bị dồn vào bước đường cùng, họ đang và sẽ phản ứng
sinh tồn. Nếu lãnh đạo Việt Nam tiếp tục tư thông với lãnh đạo Trung Quốc,
không giải quyết thỏa đáng về Dân sinh, sớm muộn gì họ cũng chuyển san Dân chủ.
Khi ấy, họ dùng quyền của người dân, tập trung toàn lực, gạt nhà cầm quyền qua
một bên, Formosa, Bauxite gì đó không thể tồn tại được với họ trên mảnh đất chữ
S nầy ?!. Cuộc đấu tranh sinh tồn mang yếu tố Dân tộc sẽ sớm trở thành chính
nghĩa, đủ sức thuyết phục Quân đội và Công an đứng về phía mình.
11/5/2016
T.T