Ngày càng nhiều “quan
tài diễu phố”
"Đến nơi, mấy chú dắt cháu vào phòng, bắt cháu đứng trước bàn và
liên tục nạt nộ. Sau đó hai chú công an vừa quát vừa đánh cháu. Một chú lấy cái
gậy đen ngắn (dùi cui) đánh liên hồi vào mông và đùi cháu, còn chú kia dùng
chân đạp và đá cháu. Cháu càng kêu đau các chú ấy càng đánh mạnh”, Phát – cháu
bé 11 tuổi, bị mấy công an thành phố Huế đánh như tra tấn trong khoảng 30 phút
- kể lại khi đang nằm cấp cứu ở một bệnh viện tại Huế.
"Sợ quá, cháu ngã quỵ xuống nền nhà nhưng hai chú công an vẫn bắt
cháu đứng tựa vào bàn làm việc và tiếp tục đánh”, cậu bé kể rồi òa khóc.(theo
VnExpress- 20/6/2011, bài “Cậu bé 11 tuổi nhập viện sau khi vào đồn công an”).
Ngày 30/8/2012, ông Nguyễn Mậu Thuận trú tại thôn Đoài xã Kim Nỗ Đông Anh
Hà Nội đã bị 4 công an canh gác cho nhau tra tấn ông đến chết. Ông bị trói quặt
vào lưng ghế, ghế này bị đánh gãy, công an liền thay ghế khác để đánh tiếp. Ông
bị đánh nứt vỡ cả đùi, toàn thân bầm tím, gãy 3 xương sườn, tụ máu dưới da đầu,
mười ngón tay bị kẹp bằng bút bi bóp nát... Ông chết chỉ vài giờ sau khi bị bắt
vào đồn công an. Con trai ông đã ngất xỉu tại chỗ khi chứng kiến thi thể đầy
thương tích của bố.
Xem ảnh về ông, không ai không công phẫn khi thấy ông bị tra tấn tàn bạo
đến thế. Vụ án xử những kẻ giết ông đã hoãn đi hoãn lại, cho đến hai năm sau -
tháng 9/2014 vẫn còn tiếp diễn và luật sư phát hiện có bỏ lọt tội phạm.
Ngày 21/10/2014, nạn nhân Lê Thanh Hải ở TPHCM tố cáo và đưa ra chứng cứ
anh bị công an đánh mù mắt trong khi đang điều khiển phương tiện giao thông,
Những vụ công an hành hung dân ngày càng dồn dập. Liên tiếp trong hai
ngày gần đây nhất đã xẩy ra hai vụ gây căm phẫn cho người dân.
Theo báo Pháp luật, đêm 27/10/2014, ông Nguyễn Văn Hạ bị công an phường
Tân An, thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận bắt đưa đi. Đến 7 h sáng ngày 28, người
nhà đến tìm ông để lấy chìa khóa thì thấy ông đã chết trong đồn và hỏi thì mới
được thông báo rằng ông “ bỗng nhiên treo cổ tự tử chết”!
Em Ngô Đình Phát (11 tuổi, ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế)
bị bắt vào đồn công an vì 1 vụ trộm đã bị công an đánh phải nhập viện
Cái chết của ông Hạ đặc biệt đáng ngờ, nếu nói rằng ông chết do tựtreo
cổ. Người nhà ông tố cáo, khi trong quá trình khám nghiệm tử thi thì thấy từ
phía cổ lên mặt ông bầm tím, sườn trái bầm tím, khiến người ta ngờ rằng ông
chết do bịđánh đập hoặc bóp cổ chứ không phải do treo cổ tự sát. Sợi dây treo
cổ tại hiện trường chỉ là sợi dây rút nhỏ ở quần và ông đứng sát vào song cửa
sắt, chân chỉ cách mặt sàn 10 cm!
Trưa ngày 29/10/2014, cũng tại Hà Nội, lại xuất hiện vụ công an hành hung
nhà báo. Công an ấy đã “lôi phóng viên Hoàng Văn Đức của báo Đại đoàn kết vào
bốt, vừa vào tới nơi, anh Đức rút giấy giới thiệu ra thì đã bị cảnh sát lao và
giật điện thoại, đồng thời có hai cảnh sát khác lao vào giữ tay, chẹn cổ, đánh
đấm liên tiếp vào đầu, mặt và ngực ngay trước sự chứng kiến của phóng viên báo
Kinh doanh và Pháp luật và nhiều người đi đường. Anh Đức kêu la và vùng chạy
nhưng không thoát ra được. Đức bị hành hung dã man chỉ vì anh và đồng nghiệp
đang ngồi uống nước ở chân cầu vượt Mai Dịch, Hà Nội thì thấy cảnh sát giao
thông chặn một người đi đường, có sự giằng co và người điều khiển phương tiện
bị ngã xuống đường nên anh muốn tìm hiểu tình hình. Nếu không có sự chứng kiến
và can ngăn củaPV báo Kinh doanh và pháp luật cùng nhiều người dân đi đường, tính
mạng của PV Đức liệu có được bảo toàn trước “đòn thù” chỉ vì anh là nhà báo.
(Theo Một thế giới).
Trong một thống kê chưa đầy đủ, từ 3/1 đến 8/8/2014 đã có ít nhất 17 vụ
người dân bị chết trong đồn công an hoặc liên quan đến công an, trong đó có tới
khoảng 7 vụ được công an nói rằng họ “tự treo cổ chết”, mặc dù khám nghiệm tử
thi thì thấy trên mình họ đầy thương tích của sự tra tấn hết sức tàn bạo, chưa
kể những vụ “tự ngã”, “nhảy lầu”, “sốc ma túy” , “vì súng cướp cò”...
Căn cứ danh sách những cái chết bất thường trong trụ sở công an do cộng
tác viên của Pro&contra cung cấp, từ 8/8/ 2010 đến 18/8/2014 đã có tới 67
người chết theo dạng nói trên, trong đó có tới 36/67 trường hợp “tự tử”, trong
đó có 29 người “treo cổ” ngay tại trụ sở công quyền hoặc trong buồng tạm giam
của công an.
Thực trạng cho thấy sự tra tấn, dùng nhục hình , bức cung với công dân
tại VN ngày càng tăng nặng và mang tính côn đồ, thậm chí trong một số vụ còn
mang tính chất tàn bạo, thích tra tấn như trong cơn say máu.
Ngay cả trong ác mộng, người VN cũng không thể hình dung đượctrong đội
ngũ những người ăn lương mồ hôi nước mắt của dân, tồn tại chỉ với lý do bảo vệ
an ninh trật tự cho dân, mà lại có những công an đang tâm tra tấn, dùng nhục
hình dã man với dân đến như vậy. Nguy hiểm thêm bởi sự ngang nhiên, thách thức
dư luận của họ bởi họ được một hệ thống bao che thoát khỏi sự trừng phạt của
pháp luật.
Còn tra tấn vì còn
được bảo kê
Vì sao ngày càng có thêm nhiều công an dùng tra tấn, bức cung, nhục hình
với dân?
Những công an độc ác với dân ấy ban đầu họ vốn không phải người xấu. Họ
bắt đầu thay đổi khi cuộc sống đã dạy họ rằng cứ mặc sức làm việc ác, miễn là
có lợi và được cấp trên cũng như hệ thống hành pháp bao che. Vì họ nắm súng và
dùi cui trong tay nên họ là kẻ mạnh muốn đánh giết ai thì người đó phải chết ,
họ rất ít khi bị trả giá. Mặtkhác, tình trạng bạo lực, tội phạm xã hội ngày
càng nhiều, khiến họ phải nhận nhiều vụ việc bắt bớ ngăn chặn, trong khi họ
không được đào tạo, kiểm soát đúng mức, thiếu hiểu biết về pháp luật nên họ bất
chấp luật pháp.
Ai cũng biết, lực lượng tham gia tra tấn, bức cung...trong ngành công an
thường được bảo kê, bao che trước hết bởi đồng nghiệp và cấp trên của họ. Khi
một vụ việc xẩy ra, thường là cấp trên đổ tội cho nạn nhân và những nguyên nhân
khác để thoát tội, thay vì điều tra làm rõ và khắc phục hậu quả. Đồng nghiệp
biết cả, nhưng hoặc đồng lõa, ngại, sợ làm chứng hoặc nói lên sự thật thì bị
trả thù. Chưa kể là việc dung túng của cơ quan điều tra – người cùng hội cùng
thuyền với họ - khiến cho họ khi khoác chiếc áo đồng phục, cầm chiếc dùi cui
trong tay là coi mạng dân như cỏ rác. Ngành kiểm sát và tòa án cũng nương tay
xử nhẹ, chưa nói là thường xuyên bỏ lọt tội phạm.
Họ còn có thể tra tấn và giết dân nếu thích, bởi đa phần cấp trên của họ
hết sức bao che vì đã ăn hối lộ, tay đã nhúng chàm, hoặc vì sợ trách nhiệm. Như
thế, lợi ích cá nhân và lợi ích cục bộ của một nhóm người đã hình thành một thứ
“quả bóng tuyết”, càng vận hành càng thêm tội trạng.
Và nguyên nhân lớn nhất của mọi nguyên nhân, chính thể chế độc tài đã vô
hiệu hóa sự giám sát và thực thi pháp luật trong mọi ngành mọi lĩnh vực trong
xã hội. Từ đó, hệ thống lập pháp, tư pháp và hành pháp VN tuy ba nhưng chỉ là
một, vô hình trung những lỗ hổng của nó cũng bảo kê cho những kẻ tra tấn và
dùng nhục hình với dân.
Vì thế, không ngạc nhiên khi ngày càng nhiều vụ “quan tài diễu phố”. Thật
đắng cay cho phận người dân. Nhà có người chết đã phải chịu nỗi đau tột cùng,
Mang quan tài diễu phố là điều hết sức khốn khổ
mà người dân thấp cổ bé họng buộc phải làm để đánh động dư luận, thức
tỉnh các nhà chức trách vô cảm, mong trả lại chút công bằng cho người đã khuất
mà thôi.
Bao giờ dân VN hết nạn bị tra tấn, bức cung nhục hình và quan tài người chết oan không còn phải mang diễu phố,
như một hình thức “kêu trời nhưng xa”?
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.