15 mai 2016

Đôi điều tâm sự với cháu Phạm Hữu Đức


Thiện Tùng

Cháu Hữu Đức không thân, không thương, 

Không thân do không phải họ hàng và vì chưa một lần quen biết, không thương vì hành vi của cháu đối với nhân dân, nhứt là việc hành xử của cháu đối với những người biểu tình vì môi sinh hôm 8/5/2016 ở Sài Gòn. 

 


Biểu tình là quyền của người dân được ghi ở điều 25 Hiến pháp hiện hành (HP 2013). 

Người dân biểu tình bất bạo động, yêu sách bức bánh về dân sinh với nhà cầm quyền là chính đáng, phải được tôn trong. Ai chống lại họ là phạp pháp.“Phải truy nã kẻ phạm pháp Phạm Hữu Đức ra trước pháp luật” – la lời của Menras André (Hồ Cương Quyết),ng ười mang hai quốc tịch Việt Nam và Pháp; nguyên là cán bộ “Việt Cộng” thời Việt Nam Cộng hòa; tác giả bộ phim “Nỗi đau mất mát” về biển, đảo Việt Nam.

Hữu Đức có phạm pháp không chắc cháu rõ hơn ai hết ? Những hình ảnh dưới đây do người trong cuộc ghi nhận, đã được truyền tải vượt biên giới, nó đã nói lên tất cả. 

Các blogger cho biết ảnh chụp viên công an nầy có tên Phạm Hữu Đức, là người đánh dân tàn bạo nhất trong ngày biểu tình 8/5/2016 ở Sài Gòn. Nguồn: Facebook. 

Khi đặt tên Hữu Đức cho cháu, chắc cha mẹ cháu có hoài bảo khi lớn lên cháu sẽ trở thành người có đức. Và có lẽ hiện giờ, cha mẹ cháu quá thất vọng vì cháu luôn có hành động thất đức chẳng những đối với nước, với dân mà còn đối với cha mẹ và người thân của mình. 

Chú biết chớ: Cháu đang “Vì Đảng quên dân, vì thân phục vụ”. Một thể chế mà giới lãnh đạo luôn sống ngoài vòng Pháp Luật thì người thừa hành như cháu cũng không ngoại lệ. Có lẽ cháu cũng sợ, cũng cảm thấy việc khủng bố dân biểu tình bất bạo động là vi Hiến, nên cháu mặc thường phục và đeo khẩu trang để che giấu thân phận được chừng nào hay chừng ấy ? Người ta thường nói “mắt dân là mắt khóm” (dứa) hoặc “vải the không thể che mắt thánh”. Vì có máu du côn, cháu cũng tự lột khẩu trang để lộ nguyên khuôn mặt bậm trợn của mình khi “xung trận”. 

Ông Hồ Cương Quyết (Menras André) khuyến cáo, đòi đưa cháu ra xử lý theo pháp luật. Về việc nầy cháu khỏi phải lo, nếu họ xử cháu thì ai xử họ - một phồn như nhau cả. 

Có lẽ cháu còn nhỏ nên chưa thấm thía tình đời. Cháu nên tham khảo 2 ngụ ngôn: 

1/ Ngụ ngôn “Con chó và người đi săn”. Theo ngĩa đen thì cũng chỉ “Người đi săn với con chó”. Nhưng theo nghĩa bóng: “Khi con chó hết khả năng săn thì người đi săn phải biết ăn thịt chó”. 

2/ Ông Laphotaine có ngụ ngôn đàm thoại giữa chó Sói và chó Săn rất thú vị: 

Chó Sói dò hỏi chó săn: 

Ở không sung sướng có ăn mập ù, 

Hỏi sao đâu đó trơn tru 

Mà lông cổ bậu lù xù thế ni ? 

Săn rằng: chủ cột sợi dây, 

Xây qua xây lại nên trầy cổ tôi ! 

Sói nghe dây cột hỡi ôi, 

Sướng mà làm mọi, làm tôi ai thèm . Thế rồi Sói quay lại rừng. 

Thói thường, độc tài đi đôi với tham nhũng. Dưới thể chế độc tài bất kỳ hễ “thắng làm vua, thua chạy”. Đã thủ ác thì họ cũng phải biết lo xa, khi thấy tình thế ngày một bất lợi cho mình, họ tranh thủ gởi của cải vun ven được và người thân ra nước ngoài trước. 

Khi “nước đến trôn”, một thân một mình vọt cho gọn, bỏ thuộc hạ ở lại “sống chết mặt bây, thầy đã no nứt trứng” 

Cháu nên lo hậu quả về việc làm thất đức của mình thời gian qua. Chú kể cho cháu nghe 2 chuyện không ngoài sự thật, chắc chắn “không bổ bề ngang cũng bổ bề đọc” đối với cháu:

1/ Cách đây vài năm thôi, Dân Ukraine kéo về thủ đô biểu tình chống độc tài, tham nhũng, Tông thống Ukraine Yanukovich giục Cảnh sát chống bạo động thẳng tay đàn áp, gây chết và bị thương hàng trăm người. Như đổ dầu vào lửa, càn đàn áp dân các tỉnh kéo đến mỗi ngày một đông, Quân đội làm ngơ vì không phải chức năng của họ. 

Cuối cùng, Tổng thống Yanukovich trốn chạy sang Nga. Cảnh sát chống bạo động bơ vơ, như rắn mất đầu, phải đồng loạt quỳ xuống trước Dân xin lỗi và xin cho được sống.(Gõ: “Cảnh sát Ukraine quỳ xin lỗi dân” xem ảnh). 

2/ Những năm 1958-1959, thời kỳ huy hoàng của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (Đệ nhứt Việt Nam Cộng hòa), chú có người anh bà con bạn dì tên Phạm Đốc Đẻ, ông có người em một mẹ khác cha tên Tôn văn Ba. Ông Ba làm càn bộ “Việt Cộng”, còn ông Đẻ làm cảnh sát ấp (dưới quyền trưởng ấp) thuộc phía VNCH. Người ta nói: “Con ếch chết vì cái miệng”, ông Đẻ không hề đánh Dân như cháu (Đức) đâu, ông chửi dân, phách lối với dân thì không chê vào đâu được. Thế là đân ghét, tìm mọi cách trả thù. 

Ngay mấy đứa thiếu niên choay choay rủ nhau núp trong lùm bắn giàn thun, bắn trúng mặt ông ấy sưng một cục như trái ổi, may không thì đuôi con mắt. Riết rồi ông Đẻ không dám đi lung tung; phải cẩn thận trong ăn uống vì sợ người ta đầu độc; ngay vợ con trong nhà cũng sợ người ta bắc cóc, ám hại – nói chung là sợ đủ điều. Năm 1960,

khi nổ ra cuộc Đồng khởi, Giải Phóng Quân bao nhà định bắt ông “làm thịt” hay cảnh cáo gì đó. Cũng mai là đêm hôm ấy ông vắng nhà, thoát nạn. Sáng hôm sau ông xách 2 con gà đi tìm người em (ông Ba) xin tha tội. Ông Ba nói: “Anh xách gà về đi, cũng may là anh chỉ mới ác khẩu, để tôi xin anh em tha mạng sống cho anh xem có được không, kín miệng thì sống trống miệng thì chết”. Sau đó, ông Đẻ xin từ chức Cảnh sát ấp, ráng làm người tử tế, sợ dân như sợ cọp. 

“Thượng bất chính hạ tắc loạn”. Ỷ thế cậy quyền vô kỷ vô cương, tổ chức, dung dưỡng cho bọn gian manh hà hiếp nhân dân thì người dân cũng phải hành động gì đó
để tự vệ. “Mạnh dùng sức, yếu dùng chước” theo kiểu “chiến tranh du kích”. Thủ ác giữ mình còn khó, làm sao có thể bảo vệ được người thân của mình khi dân chúng quyết tâm trả đủa ?.

Có câu: “Việc gì mình không muốn chớ nên làm cho người”. Ai cũng vậy, phải tập làm người, sống cho phải đạo: “Người đối với người chớ không phải chó Sói”. Vì tình đồng loại, hy vọng với đôi điều tâm sự nầy của chú, cháu Hữu Đức sớm phục thiện.

 

13/5/2016

 

T.T