( Nói
phải củ cải cũng nghe?)
1. Tôi
hoàn toàn tán thành những ý kiến rất xác đáng, thẳng thắn và có tính thuyết
phục của tác giả Vũ Ngọc Hoàng. Đã đến lúc chúng ta cần có rất nhiều những bài
viết như thế này được công bố công khai, rộng rãi. Đây cũng có thể là bước đầu tiên như kiến nghị tha thiết của
ông Nguyễn Trung: ĐCSVN phải vượt qua chính mình và
toàn dân phải có trách nhiệm, để cứu nguy dân tộc. Hãy lên tiếng, đừng sợ, để
góp ý cho đảng cầm quyền "vượt qua chính mình" bằng cách nào? Và hướng
dẫn quần chúng thể hiện trách nhiệm của mỗi người bằng cách nào?
2. Ba nút thắt liên
quan đến vấn đề Biển Đông Nam Á ( Biển ĐNÁ ) hiện nay, như được vạch ra trong
bài của ông Vũ Ngọc Hoàng là : Kiện TQ ra tòa án Luật pháp quốc tế, Ký Hơp tác
chiến lược ( thực lòng, thực chất ) với Hoa Kỳ - nước duy nhất "bênh"
VN trên Biển ĐNÁ , và Hóa giải "chính sách ba không" hoàn toàn bất
lợi trong tình hình mới. Chắc
chắn đã có "một bộ phận không nhỏ" trong giới cầm quyền cản
trở việc tháo gỡ các nút thắt này, nên lãnh đạo VN mới lúng túng và chần
chừ đến như vậy. Có một Trần Ích Tắc dân tộc đã khổ,
nếu có một bầy Trần Ích Tắc thì nhân dân ta khó lòng giữ được truyền
thống quật cường, không khuất phục của Dân tộc ta đã được hun đúc từ khi dựng
Nước. Họa mất Nước đang đe dọa dân ta! Phải vạch mặt bọn Trần Ích Tắc này, đừng
sợ!
3. Có nhiều việc cấp bách, nhưng hãy coi việc
"có thể mất Nước đến nơi rồi" là việc cấp bách nhất. Nên chăng dồn
sức cho việc này trước mà chủ động làm chậm tiến độ các việc khác kể cả việc
Chuẩn bị ĐH 13 của ĐCSVN, Chống tham nhũng... Nếu Dự án Đường cao tốc Bắc Nam
lại chủ yếu rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc thì liệu chừng ta không chỉ mất
Biển mà còn mất nốt cả Đất. Đường về nô lệ đang hiển hiện, phải cùng nhau góp
sức làm cho toàn dân thấy rõ nguy cơ này, đừng sợ!
4. Hoa Kỳ đã
tỏ rõ thiện chí đối với VN trong vấn đề Biển Đảo, nhưng tôi tin là Hoa Kỳ chỉ
hành động trong khuôn khổ Luật pháp quốc tế để bảo vệ quyền lợi cốt lõi trước
hết là của chính họ, đặc biệt là quyền lợi kinh tế, chứ không sẵn sàng làm thay
ai trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải cũng như lãnh thổ của mình, trừ phi là
đồng minh của họ và có yêu cầu chính thức từ phía đối tác đang bị đe dọa. Không
biết lực lương yêu nước thức thời trong giới cầm quyền của ta có đủ bản lĩnh và
điều kiện khắc chế "khuynh hướng Trần Ích Tắc" này chưa? Có cách nào
thể hiện được lòng dân đứng bên cạnh họ một cách hết sức kiên quyết nhưng ôn
hòa? Chẳng hạn vận động tham gia thực hiện Lời kêu gọi đối thoại của GS Nguyễn
Đình Cống gửi ông Trưởng ban BTG TW cuối thàng 8 vừa qua? Hãy ủng hộ những chủ
trương đối thoại trên nguyên tắc thấu đàm, không có vùng cấm, và tương kính. Tham
gia vào một cuộc đối thoại như vậy,
đương nhiên không có gì phải sợ!
Chu Hảo
Viện Phan Châu Trinh-Hội An
Ngày 7 tháng 9 năm
2019