LS Lê Công Định
Nhắc đến cựu hoàng Bảo Đại, tôi cảm thấy ngậm ngùi. Đa phần
người Việt, cả phe Quốc gia lẫn Cộng sản, đều không dành thiện cảm cho ông.
Tôi đã có một thời gian nghiên
cứu về cựu hoàng, bởi lòng kính trọng triều Nguyễn vì công lao của dòng họ ấy
đối với đất nước này. Đọc một số tư liệu về ông và do ông viết, càng cảm thông
hơn một con người giữa dòng thời cuộc buổi giao thời.
Ở trong tù, nhớ đến cựu hoàng
Bảo Đại và thấu hiểu nỗi niềm của ông, tôi viết bài thơ sau để thắp nén hương
tưởng nhớ ông, chọn đăng vào ngày hôm nay 19/8, một ngày bi kịch của non sông.
Nối ngôi thấu phận tiên quân
khốn,
Tự nhủ vua còn, nước chẳng vong.
Danh chính thoái trào sa cá chậu,
Tước hư bền chí thoát chim lồng.
Khôn giành độc lập nương công pháp,
Yếu tránh binh đao mặc bất đồng.
Cây nhỏ giao thời nghiêng hướng bão,
Sống dù vinh nhục thác giai không.
Tự nhủ vua còn, nước chẳng vong.
Danh chính thoái trào sa cá chậu,
Tước hư bền chí thoát chim lồng.
Khôn giành độc lập nương công pháp,
Yếu tránh binh đao mặc bất đồng.
Cây nhỏ giao thời nghiêng hướng bão,
Sống dù vinh nhục thác giai không.
Chú
thích: Sau khi thoái vị tháng 8/1945, cựu hoàng Bảo Đại nhận vai trò “cố vấn”
trong hoàn cảnh chẳng đặng đừng và bị lợi dụng trong một thời gian. Nhờ bị bỏ
rơi (chứ không phải bỏ trốn như giới sử nô tuyên truyền) tại Hong Kong, ông đã
thoát cảnh chim lồng, cá chậu. Vào ngày 7/12/1947, tại cuộc họp trên tàu chiến
Pháp ở Vịnh Hạ Long, cựu hoàng và đại diện nước Pháp đàm phán rồi ký kết Hiệp
ước Vịnh Hạ Long, và vào ngày 8 tháng 3 năm 1949, ông và Tổng thống Pháp
Vincent Auriol đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong
khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, mà ông là Quốc trưởng, đồng thời
yêu cầu Pháp trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam và Pháp đã chấp nhận yêu cầu này. Sau
đó ông quay về Việt Nam với mong ước tranh thủ một nền hòa bình, nhưng thời
cuộc không như ý, dù ông đã cố gắng gìn giữ sự độc lập của chính thể mới.
Theo FB LS Lê Công Định