Phan Văn Song
Đồng bằng sông Cửu Long |
Từ não trạng tiêu dùng, sống qua ngày, học để có nghề để đi làm, đi làm để sống và để tiêu thụ, hãy thử thay đổi một não trạng mới : xây dựng, kiến thiết. Hãy tạo một não trạng khoa học. Thử ngay từ bây giờ đầu tư và đào tạo những đội ngũ thợ thuyền chuyên môn. Suy nghĩ ngay từ giáo dục, đầu tư cơ sở nghiệp vụ liên lập công nghệ/ giáo dục và đưa ngành giáo dục vào công nghiệp, tu nghiệp, luyện nghề thường trực
.
Phải
từ nay sửa soạn kỹ nghệ hóa đồng bằng
sông Cửu.
Nuôi tôm cá?
Ngày nay nuôi tôm
đang dần dần thay thế trồng lúa, nhưng phương pháp nuôi tôm không bền vững,
không kế hoạch. Môi trường đang bị phá hoại, rừng ngập mặn (mangroves) cây đước
đang bị khai thác để làm hồ nuôi tôm. Đất liền vùng Mũi Cà Mau ngày một mất đi
do các đập thủy điện xây ở thượng nguồn cản bớt phù sa chảy về.
Thử nhìn chỉ số người
làm nghề nông các quốc gia tiên tiến. Người dân Việt Nam và người dân đồng bằng
sông Cửu Long thử đổi nghề, để hạ chỉ số nghề nông xuống.
Đổi
nghề ?
Nhưng làm nghề gì? Vì
ngành giáo dục kém, nên Việt Nam ngày nay không có một nền tảng chuyên viên
khoa học. Giáo dục phổ thông đặt nặng nền văn học lỗi thời, đặt nặng chủ thuyết
Cộng sản lỗi thời, những lớp học tập chánh trị, học chủ thuyết Cộng sản có mặt ở
khắp mọi lớp toàn bộ chương trình giáo dục …Đảng Cộng sản chỉ cốt đào tạo những
đảng viên trung thành mù quáng với Đảng để dễ sai bảo. Đảng Cộng sản nói dối,
mánh mung, mị dân, dạy dân nói dối mánh mung để kiếm sống. Vì vậy toàn dân cả
Việt Nam cũng phải nói dối với Đảng, mánh mung với Đảng để kiếm sống. Sự giàu
có, của cải ngày nay của giai cấp cầm quyền và liên hệ là do mánh mung, đục
khoét, thục két, tham nhũng các quỹ giúp đỡ, các quỹ cứu trợ, các quỹ vay mượn,
các đầu tư ngoại quốc và ngoại tệ do tiền người Việt tỵ nạn hải ngoại gởi
về cho bà con.
Đổi
nghể cũng có thể ngay từ bây giờ chuyển từ từ, từ nông nghiệp và chăn nuôi qua
kỹ nghệ hóa nông nghiệp và chăn nuôi:
đóng hộp hoa quả, rau cải, làm thịt hộp cá hộp. Nhưng phải biết làm thịt hộp
cho thị trường quốc tế, ví dụ dứa trồng dễ dàng trên những vùng đất chua, vào hộp
để xuất cảng đến Âu châu. Trái cây si-rô, gọi là sa lát trái cậy (salade de
fruits) người Âu Mỹ thích dùng để ăn tráng miệng. Dân Ma Rốc không ăn cá mòi,
nhưng Ma Rốc là một nhà xuất cảng hàng đầu về cá mòi hộp, - với cà chua, với dầu
ô liu. Cá nục (maquereaux) đóng hộp cũng có thể là một kỹ nghệ. Việt Nam hiện
nay rất nhiều cơ sở sản xuất hàng đóng hộp nhưng chỉ thổ sản. Thị trường nhỏ hẹp,
bán cho cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, và thị trường nội địa. Làm sao có một
suy nghĩ bán cua tôm cho thị trường Âu Mỹ cho người Âu Mỹ. Cua đồng, tôm đồng
đóng hộp, tôm đông lạnh đã có thị trường nhưng hiện nay rất bị cạnh tranh, thử
hỏi nuôi tôm lớn được không ? Cá Ba sa, cá Tilapia (cá Phi) chưa thành kỹ nghệ
để xuất cảng.
Chưa kể ngay từ bây
giờ chúng ta có thể kỹ nghệ hóa ngành trồng trọt rau trái, đậu xanh, đậu đen đều
có mặt ở các chợ và siêu thị Á đông ở Mỹ, ở Âu châu. Nhưng ở thị trường sinh
thái Mỹ và Âu châu? Các nhóm sinh thái Âu Mỹ (new age) đang bắt đầu để ý đến gạo còn cám, - riz complet - Việt
Nam mình có biết bán gạo lức không? Kỹ nghệ hóa nông nghiệp sẽ đưa trở về nông
thôn một số nông dân lên thành thị làm việc. Ngày nay vì cần điện lực để thay
thế nhiên liệu hầm mỏ, những dàn điện mặt trời phải được xây dựng trên các mái
đình chùa, công sở, che mưa, che nắng nhưng cũng dùng để sạc điện cho nông
thôn, cho máy bơm nước. Ban ngày dùng mặt trời bơm nước lên bồn chứa ban đêm xả
nước xuống qua turbine để sạc điện. Nhân tất cả những đơn vị ấy lên để điện hóa
nông thôn kỹ nghệ hóa nông nghiệp.
Việt Nam có cái may mắn là không có gì cả?
Hạ từng cơ sở hầu như còn trống vắng, do đó làm mới rất dễ dàng. Còn có như
Pháp, bỏ cái cũ, phá cái cũ tốn tiền, làm cái mới khó khăn hơn. Ta không có gì
cả, ta làm mới hoàn toàn.
Nhưng phải biết xây dựng
C / Kết Luận :
Một
não trạng văn hóa mới, tìm phẩm chất, hay
Văn
hóa Phẩm chất – La culture de l’excellence :
Từ não trạng tiêu
dùng, sống qua ngày, học để có nghề để đi làm, đi làm để sống và để tiêu thụ,
hãy thử thay đổi một não trạng mới : xây dựng, kiến thiết. Hãy tạo một
não trạng khoa học. Thử ngay từ bây giờ đầu tư và đào tạo những đội ngũ thợ
thuyền chuyên môn. Suy nghĩ ngay từ giáo dục, đầu tư cơ sở nghiệp vụ liên lập
công nghệ/ giáo dục và đưa ngành giáo dục vào công nghiệp, tu nghiệp, luyện nghề
thường trực.
Phải biến thị trường
công nhơn Việt Nam thành thị trường công nhơn có phẩm chất. Recherche de
l’excellence, tìm cái phẩm.
Các nhà chức trách Việt
Nam tương lai phải biết đi tìm những nhà đầu tư tương lai, đầu tư vào
cái phẩm, chứ không đầu tư vào cái rẻ, - tìm cái lợi trong cái giá trị có thêm,
chứ không đi tìm cái sức sản xuất ( Recherche de la Rentabilité dans la
Valeur ajoutée et non dans la Productivité)
Nếu nông nghiệp thì phải có nông nghiệp
tương lai, lớn, nông nghiệp kỹ nghệ tương lai lớn, có thị trường quốc tế :
trồng lá stévia, lá đường cho kỹ nghệ đường tương lai, nếu trồng cà phê
thì trồng arabica, một loại cà phê phấm chất số một, nếu trồng trà thì
trồng trà loại cao cấp số một … không thể lẫn lộn trà bán cho nội địa và xuất
cảng lẫn lộn…. Nếu nuôi gà thì nuôi trại gà lớn, loại đi bộ, hạp thiên
nhiên, đúng tiêu chuẩn, (số gà / m2 ), giết đúng ngày tháng, thịt thượng hạng …
để xuất cảng. Nếu nuôi heo thì nuôi trại heo để xuất cảng… Xuất cảng gà, xuất cảng
heo,… thành kỹ nghệ hóa, đi vào cái phẩm. Thí dụ : thịt bò Kobé của
Nhựt, cá Thu xanh của Địa Trung Hải... Hợp tác với ngoại quốc để sản xuất hàng
tiêu dùng, nhưng hàng tiêu dùng cao cấp, có giá trị cao…Iphone, Ipad, Ipod, TV, …
tránh bớt làm giầy, tránh bớt may quần áo… nếu không may giầy cho hàng hiệu
sang trọng, thêu may hàng cao cấp. Thí dụ của nghề nuôi heo vùng Basque nuôi trở
lại giống heo Basque, nuôi thả, thịt hạng cao cấp, jambon cũng hạng cao cầp làm
sống lại một vùng, nông nghiệp cao cấp, chăn nuôi cao cấp. Thịt bò cao cấp
Chalosse, Pháp, bán khắp thế giới. Mình
nghĩ rằng mình làm được. Caviar, trứng cá mặn nay của Pháp được ưa chuông vì
caviar thật sự của Nga và Ba tư ngày nay đã bị ô nhiễm không bằng caviar của cửa
sông Gironde. Heo đen Việt Nam rất được
yêu chuộng, có ai làm jambon bằng heo Việt Nam chưa ? thử xúc xích heo Việt
Nam chưa ? Ngày xưa dân ăn uống thích mỡ, ngày nay thích nạc bớt mỡ, nhưng nạc
phải có vị , heo Việt Nam rất có vị. Thịt kho khô hay kho tàu bên Việt Nam
ngon, vì nếu bằng heo ta (con heo đen bụng ỏn) nặng lắm là một tạ ta – 60 kilô
là hết cở - ăn miếng đầu heo luộc chấm mắm nêm nó đậm đà làm sao. Qua Pháp ăn
không ngon vì con heo béo quá, mỡ nhiều, nó ngậy, cục thịt kho tàu heo Việt
Nam, nó cứng nó dòn, nhưng khi đưa vào miệng nó tan trong miệng, nuốt đi không
có chất mỡ trong miệng. Thịt heo bên Mỹ và bên Pháp, kho tàu, khi gắp nó bể
ngay trong dĩa. Tôi hy vọng một tay nhà
nghề nào nghiên cứu làm jam bon bằng heo Việt Nam và xuất cảng bảo đảm làm được.
Mong lắm !
Cái văn hóa phẩm chất phải được nâng cao để xuất cảng.
Gạo Nàng Hương ? Gạo Tám
thơm. Tạo sao Việt Nam ta không trồng lại bán thành gạo thật mắc ! Chắc chắn
sẽ có thị trường. Ở Pháp có loại rượu mùa đông, với loại nho thật chín muồi gần
như dập vậy hái vào mùa Đông. Canada có Ice Wine. Pháp có Vin de Vendanges
tardives. Đó là những cái niches - những cái thị trường rất nhỏ nhưng biết sử dụng
hái ra tiền. Việt Nam ta có đá quý marbres ở núi Ngũ Hành sơn Đà Nẵng. Ý đại lợi
có Marbre de Carare, tại sao Marbre de Carare nổi tiếng bán cả thế giới dùng
làm sàn lót nhà, bàn. Tại sao đá quý ở Ngũ hành Sơn chỉ dùng để làm tượng Phật
?
Dĩ nhiên trong bước đầu
ai cũng muốn xí xóa miễn có ăn là được. Nhưng
không mơ cái phẩm thì không bao giờ
có cái phẩm. Dưới thời Đức quốc xã, Hitler ra chỉ thị, mỗi gia đình Đức phải
có một chiếc xe hơi, một căn nhà, chương trình Volkwagen, Volkhaus ra đời. Mơ
có nhà ngói, mới có nhà ngói, mơ xe hơi mới có xe hơi ! Một anh bạn nào đó ở
trong nước vừa viết một bài tiểu luận rất hay về chiếc xe gắn máy và tánh tiểu
nông. Chiếc xe gắn máy giúp dân Việt Nam di
chuyển nhưng bó dân Việt Nam ở trong tình trạng nhỏ hẹp, vì tiện lợi, chui
lòn ngõ ngách nên , nhà cửa thành phố chỉ phát triển, nhỏ hẹp, đời sống chui
lòn. Xe gắn máy tiện lợi đậu, ghé đâu cũng được, ghé đâu mưa hàng đó, nên chỉ
phát triển những chợ nhỏ, gánh hàng rong, xe tắp lại gần mua hàng, ăn ngồi trên
xe. Cái to cái lớn khó phát triển, chợ siêu thị khó phát triển vi cần chổ đậu
xe rộng rãi… Với Tư duy xe gắn máy, tư
duy ở nhà đường hẻm, tư duy làm ăn tiêu lòn, kinh tế chui… tư duy, chợ gánh, chợ
ngồi chòm hỏn…Phát triển cũng chỉ xe gắn máy, ở đường hẻm, chui lòn, chật chội
thôi.
Đến ngày nay Việt Nam
chỉ biết lo cái ăn no, lo cái mặc ấm.
Dân Việt Nam phải biết
hãnh diện là biết mơ ăn ngon, biết mơ mặc đẹp. Chừng nào dân Việt Nam hết
còn chỉ biết uống rượu cho say cúp bình thiếc. Chưừ ng nà o còn «Dzô, dzô một trăm phần trăm!» Chừng nào
chưa biết uống rượu để thưởng thức, nhâm nhi từng hớp một, thưởng thức cái phẩm,
bỏ cái « uống cho đã thèm », khoe cái tửu lượng… Thói thường ngày nay
khi nhìn người việt nam ăn uông, thường nghe người Việt Nam kể chuyện ăn uống
thường nghe toàn chuyện tửu lượng (người),
giá tiền chai rượu ( chai rượu quý vì giá cao), và các món ăn phải dư thừa. Lễ phép ăn uống, người mình ăn phải để lại tí
gì dư trong chén, lễ phép người Pháp dùng bánh mì lau sạch dỉa ăn của mình. Hai
quan nhiệm khác nhau, hai văn hóa khác nhau. Văn hóa Pháp tiết kiệm, trân trọng
và quý trọng món ăn, vì trọng người nấu bếp, đã bỏ công đi tìm những thực vật để tạo lên món ăn ; văn hóa ta phải phung phí món ăn để tỏ ra ta
giàu, ta khinh món ăn, vì món ăn là tầm thường. Ít khi nghe người Việt ta, ai kể
một đặc sản quý, ăn rất ít. Trái lại một
bửa cơm thịnh soạn Pháp, chỉ ăn hai
toasts caviar Beluga nhỏ với một ly Vodka nhỏ nhưng thượng hạng, hay chỉ một
toast foie gras với một cốc Sauterne, xong ngừng qua món khác, thay món thay ruợu,
bửa cơm bao nhiêu món bao nhiêu rượu, mỗi món một miếng, một ly rượu…kể cả vào
cuối bửa ăn, ăn dessert có rượu dessert, trái cây, hay bánh ngọt và champagne rót
riếng tráng miệng cuối ra bửa ăn, xong còn càphê cognac và cigare…Còn nếu chúng ta còn cứ nhậu nhậu dzô dzô thì văn hóa ẩm thực của chúng ta vẫn còn thiếu
một cái gì, vẫn còn ở trạng thái của dân thiếu ăn. Hãnh diện có Truyện Kiều,
hãnh diện có các anh hùng giữ nước chưa đủ, vì chỉ là một điển hình, vì quá khứ.
Hãnh diện ngành ẩm thực của mình được vào kho tàng văn hóa quốc tế mới là cái hãnh diện của con người hằng ngày, vì
ẩm thực là cái hằng ngày, cái trong tầm tay mình. Gặp một người bạn quốc tế, nào
có thì giờ giới thiệu quá khứ anh hùng bốn ngàn năm văn hiếu, bà Trưng, Thánh
Gióng, hai lần chống Pháp, đuổi Mỹ đâu, chỉ câu chuyện đầu môi, uống ly rượu, ăn
bửa cơm, biết qua tánh tình văn hóa con người.
Ngành ăn uống của
Pháp là một thí dụ, ngành ăn uống của Nhựt là một thí dụ. Nước Pháp cả ngàn tiệm
ăn, nước Nhựt có cả ngàn tiệm ăn, nhưng vẫn có số một nhà hàng, tiệm ăn, ăn uống
cao cấp, cầu kỳ. Cầu kỳ của Pháp, cầu kỳ của Nhựt khác cái cầu kỳ của Tàu và của
Ta, không phải món ăn với những nguyên liệu vật liệu cầu kỳ, vật lạ, vây cá,
…hay tổ chim … óc khỉ, đi câu cầu kỳ, đi hái cầu kỳ khó khăn. Mà cầu kỳ chỉ trong cái cung cái nấu nướng
có kỹ thuật, cầu kỳ. Vật liệu cầu kỳ do kỹ thuật lựa chọn cầu kỳ, lựa chọn trồng chăm sóc, nấu
ăn cầu kỳ do anh đầu bếp. Tất cả do con người, tài nghệ con người được nâng
lên hàng sư, hàng thầy, thượng đẳng cầu kỳ. Các nhà bếp hạng thầy, là Chef, là Maître. Là Thầy.
Tiếng Pháp, tiếng Anh
dùng từ Maître, hay Master để gọi các bực Sư trong tất cả các nghề từ thầy giáo
đến thầy kiện, đến thầy dạy võ, đến thầy dạy đàn đã đành, nhưng cũng đến chef
d’orchestre – conductor dàn nhạc, anh họa sĩ, gặp Picasso, phải gọi là Maître –
năm 1973, khi người viết đi đóng phim Once upon a time America, cùng với Robert
De Niro phải gọi đạo diễn Sergio Léone là Maestro, hay khi gạp anh đầu bếp
thượng hạng - Paul Bocuse gặp anh phải gọi : «Bonjour Maître » – le maître
cuisinier anh bếp hay le maître pâtissier anh làm bánh ngọt hay cả le maître
boulanger – anh làm bánh mì. Việt Nam mình chỉ một chữ là Thợ Cả thôi.
Thomas
Friedman, tác giả của cuốn best seller « Thế giới phẳng –The world is
flat » cho rằng, muốn kích thích sự sáng tạo, các nhà quản lý phải tạo
được niềm tin. « Cùng với đó, niềm tin chỉ có thể được tạo ra
trên cơ sở quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ một cách nghiêm ngặt »...
« Điều quan trọng nhất xảy ra đầu thế kỷ 21
chính là sự hợp nhất giữa toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ thông tin,
chứ không phải việc Trung Quốc trỗi dậy, đại suy thoái toàn cầu, vụ khủng bố
11/9 hay cuộc hôn nhân hoàng gia Anh giữa hoàng tử William và công nương
Kate ».
« Thế giới đang chuyển từ trạng thái kết nối sang siêu kết nối và
từ liên kết nối lẫn nhau sang phụ thuộc lẫn nhau. Điều này ảnh hưởng tới
công việc chúng ta đang làm, mọi trường học, mọi sự lựa chọn nghề nghiệp… và
đưa chúng lên tầm cao mới ». Đấy là lời phát biều của Thomas
L ;Friedman chia sẻ trong một buổi hội luận năm nay.
« Trở thành người tiêu dùng hay nhà sáng tạo trong thế giới hiện đại là
điều rất tuyệt vời. » Lý do ông đưa ra là « bất cứ ai cũng có thể lên các trang mạng mua mọi thứ với một mức giá và
chất lượng rất cạnh tranh hay thành lập một công ty mang tầm cỡ toàn
cầu ».Tuy nhiên, là « người
công nhân hay người lao động trong thế giới hiện đại thực sự khó khăn »
Bởi vì, Friedman cho rằng, « trong
thế giới hiện đại, khả năng trung bình, năng lực trung bình không còn cơ hội
phát triển ».
« Bất kỳ ông chủ nào cũng có khả năng và hoàn toàn có thể thuê được những
người máy làm được những công việc trung bình mà ngày xưa con người đảm nhận.
Gần đây có bài báo về nông trường bò sữa tại New York thì người ta đã dùng rô
bốt để vắt sữa bò. Đây là câu chuyện nghe có vẻ buồn cười nhưng nó đã xảy ra”,
theo Friedman. « Tất nhiên các bạn
có thể kiếm được ai đó thuê các bạn, nhưng để tồn tại, để phát triển và để được
trọng dụng thì các bạn phải không ngừng sáng tạo, tái sáng tạo và tạo ra các
giá trị gia tăng. Tôi cho rằng giá trị trung bình không còn nữa vì các ông chủ
không cần cái bạn có trong đầu mà cái bạn có thể làm” Vì vậy ngày nay, phải
để :
“Imagination
is more important than knowledge-Trí tưởng tượng quan trọng hơn sự hiểu biết” Slogan của
Hội Thảo Wikimania về Truyền thông thế giới năm nay tại London, ngày 8 đến 10
tháng 8.
Trí
tưởng tượng để sáng tạo. Một trong những đòi hỏi của sanh viến Pháp
xuống đường đòi hỏi một cuộc Cách Mạng Văn Hóa là “ L’imagination au pouvoir – Trí tưởng tượng phải cầm quyến.
Cả một não trạng phải thay đổi !
Khoa học và văn học của cái phẩm
– La science, la culture de l’excellence !
Mình không bằng lòng
anh Tàu. Nhưng cũng nên biết ngưỡng mộ anh Tàu. Tại sao người Tàu làm được
Shanghai, Hongkong. Mình không làm được Sài gòn như Shanghai, như Hongkong? Sài
gòn trước đây đã có tên Hòn Ngọc Viễn Đông, Shanghai không được bằng, Hongkong
không được , Singapore khỏi nói, chỉ là hạng là cắc ké, còn Bangkok thì khỏi kể.
Thế mà ngày nay? Tàu trước đây nó cũng đói như mình, nó cũng bị thuộc địa như
mình, sao nó làm được ? Thôi bỏ đi hai tên Tàu đó, hãy theo gương Tàu Singapore
đi!
Singapore, không có ruộng, không có nước,
không có đất… Singapore dám mở cửa cho ngoại quốc đầu tư, không sợ «diễn biến
hòa bình», không sợ «tư bản», không sợ «ngoại nhơn». Nhờ không có 4000 năm văn
hiến, nhờ không biết giữ văn hóa dân tộc … Tàu, Mã Lai, Ấn Độ .. hằm bà lằng
không có quốc ngữ… tất cả dùng Anh ngữ, làm việc theo Anh ngữ.
Mở đại học dạy nói tiếng Anh, học sinh từ ngoại quốc đến học, đi học nói
tiếng Anh… không cần dịch ra tiếng nói địa phương, hổng có thuật ngữ bản xứ, lô-canh, «phần cứng phần mềm», «nhu liệu,
cương liệu» cãi nhau túi bụi, ai cũng dành phần mình đúng. Oxy thì dưỡng khí,
CO2 thì thán khí, catalyseur thì xúc tác, không biết tại sao xúc, tại sao tác,
báo hại đi học hóa phải đổi dịch hai ba lần
. Singapore chắc
chắn không bao giờ sợ bị Hán hóa, Ấn Độ hóa, Mã Lai hóa …hay Tây hóa, Mỹ hóa!
Còn Việt Nam? Việt Nam muốn gì? Muốn một Việt Nam hội nhập vào tương lai toàn cầu
hóa? Khoa học, kỹ nghệ, quốc tế … ?
Hay muốn mãi mãi làm anh nông dân?
Để rồi có được :
«Tháng giêng ăn Tết ở nhà, tháng hai trồng đậu tháng ba trồng
cà » không?
Hỏi tức trả lời.
Mong tất cả mọi người Việt Nam ý thức, có tự trọng, còn một
chút hãnh diện …
tỉnh ngủ, thức dậy để …bước vào thế kỷ 21.
Hè
2012, hiệu đính Hè 2014
Kỷ
Niệm ngày Hội Thảo Wikimania X London 8/10 tháng 08/ năm 2014
Phan Văn Song