Dám nói và biết nghe
Lê Khả Sỹ
Ngược
dòng thời gian, xin kể mẫu chuyện chắp nối: Ông TC thông hiểu về lý luận Mác-Lê
khiến các quan thực dân Pháp phải nể sợ, được mệnh danh là pơ tí Lênin (Lênin
nhỏ, do phiên âm tiếng Pháp petit là nhỏ) và đồng sự đương thời của
ông cũng thừa nhận điều đó.
Do vậy, khi vị Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc đề
ra chủ trương khoán 10, ông TC vừa lấy thế cấp trên, vừa tự cao về trình độ lý
luận Mác-Lê ở Việt Nam không ai bằng mình, thẳng thừng gạt bỏ. Kết cục sau đó
thì chủ trương khoán 10 cũng thành công, đem lại cuộc sống ấm no cho nông dân
và mở ra kỷ nguyên mới về vị thế nông sản của Việt Nam trên trường
quốc tế dù vị Bí thư Kim Ngọc đã phải chết vì cái chủ trương
đúng đắn trên !
Qua
mẫu chuyện, có ba điều đáng nêu làm bài học:
Dám
nói là bác Kim Ngọc, vì nước vì dân dám hy sinh danh dự và tính
mạng
Không
biết nghe là ông TC, con người tự đại tự cao, đặt mình trên
quyền lợi quốc gia
Biết
nghe là bộ máy lãnh đạo đất nước, tìm cho ra chân lý để chứng minh
cái đúng.
Ông Kim Ngọc (trái) đi kiểm tra ruộng lúa bị bệnh vàng lui |
Đó
là đại sự đã thành bài học xương máu cho các nhà lãnh đạo cỡ bự. Còn tiểu sự
như ngành đường sắt từ cuối thập kỷ 50 đến nay, cũng cần nêu qua để cùng tham
khảo. Chẳng nhắc làm chi cái thời bao cấp Đường sắt có bác Hà
Đăng / Ấn cho tàu chạy băng băng như rùa (dư luận vui), thì tính
từ sau khi Tông cục trưởng Hà Đăng Ấn nghỉ hưu, vài bác kế nhiệm vừa non tay cờ
miệng còi, vừa thừa hưởng cái di sản bao cấp cửa quyền, khiến ngành đường sắt một
đước tiến lên, hai bước lùi lại. Đến bác Đặng Hạ về nắm quyền, duy ý chí,
“vui tay” xới tung lên cái mối rối, phá tan cả tổ chức trụ cột, đường sắt lảo
đảo lao đao. Cũng may, Tiến sĩ Đoàn Văn Xê về đứng mũi chịu sào, dù không học
chuyên nghề vận tải sắt nhưng biết nghe trên nghe dưới, đã làm cuộc cách mạng
quyết liệt, đưa ngành đường sắt đổi mới đi lên. Đây là thời kỳ thịnh vượng nhất
được ghi nhận trong trang sử Đường sắt Việt Nam !
Khốn
nỗi, do sự phật ý cá nhân, bác ra về trao nhầm cờ cho ông Đào Đình Bình, một
Tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài hẳn hoi, đúng ngành đúng nghề, nhưng
cũng vì định kiến cá nhân, nên khi ông sắp lên ghế Bộ trưởng rồi vào Ủy viên
TW, đại biểu Quốc hội thì ông tự tung tự tác, xáo trộn hệ thống tổ chức đường
sắt ngang không ra ngang, dọc không ra dọc, rồi giao quyền cho Tiến sĩ Nguyễn
Hữu Bằng, một con người “trơ như đá, vững như đồng”, không thèm nghe ai nên
cũng chẳng ai thèm nói. Hệ quả hơn mười năm ông ta cầm quyền là đường
sắt đói khổ, đường sắt không có khái niệm dân chủ, đường
sắt bè cánh như có người mỉa mai Tổng Cty đường sắt đồng hương (!)
Cái hậu quả mà nay cấp trên phải cử ông Trần Ngọc Thành về cùng với ban lãnh
đạo mới gỡ rối, vực dậy một ngành vận tải xương sống của hệ thống GTVT cả nước
đang trên đà tụt dốc thảm hại.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐĐSVN Trần Ngọc
Thành
phát biểu với hội nghị Công đoàn ĐSVN, tháng 7-2014.
Tại đây, hội nghị nêu một số vấn đề cần phản ánh với lãnh đạo ngành. (ảnh
báo ĐSVN)
Trước
hết phải nói, chẳng vị Bộ trưởng nào có 7,8,9 bằng đại học chuyên nghề thuộc bộ
mình phụ trách, chẳng có vị Tổng Giám đốc nào có đủ bằng đại học đúng như các
hệ công tác mà ngành mình đảm nhận, nhưng cái cần có của các vị lãnh đạo đứng
đầu bộ đầu ngành là:
- Uy tín
- Trình độ tổng hợp
- Khả năng quán xuyến toàn diện
- Trung tâm đoàn kết
- Biết nghe, biết chắt lọc cái hay cái đúng
- Biết
vì sự nghiệp chung và quan tâm đến người lao động !
Có
đủ 6 điều cần có ấy thì sẽ thành công và ngược lại ! Tuy nhiên, lãnh đạo ngành
đường sắt mà không có nghề đường sắt là một hạn chế dù rất nhỏ. Muốn khắc phục
được, không gì bằng phải biết nghe, biết chắt lọc cái hay cái đúng. Để
làm được việc này đạt kết quả tốt thì cần có uy tín, mà chữ tín nên đặt
trước chữ uy !
Lãnh đạo để mất uy tín thì chẳng khác gì anh thợ mộc
mất dụng cụ, có kỹ thuật giỏi mấy, có sức khỏe dồi dào và có nhiệt tình đến mấy
cũng không thể làm ra sản phẩm ! Cóuy mà không có tín thì
như con ngoáo ộp ; có tín mà không có uy thì
đôi lúc bị coi thường ! Lẽ đời là vậy.
Các
cấp thuộc hạ Tổng Cty ĐSVN và CBCNV toàn ngành chắc chắn ai cũng thấy công cuộc
cải tổ đường sắt đang được tiến hành là khó khăn. Đòi hỏi trí tuệ, công sức
đóng góp không riêng những cán bộ cốt cán, mà cả hệ thống chính trị, quần
chúng, trong đó người lao động là một yếu tố không thể thiếu ! Ta phải góp phần
xóa bỏ bức tường ngăn cách giữa cái uy của lãnh đạo ĐS với nguyện vọng của quần
chúng đã dựng lên hơn một thập kỷ ; phải góp ý bằng thực tâm chân thành vì sự
sống còn của ĐSVN, không ngại mất mát thiệt thòi. Có như thế mới mong học tập
được phần nào cách sống và làm việc của bác Kim Ngọc, vị Đại thần khả kính của
Việt Nam, mới mong ngành đường sắt đổi mới đi lên, đời sống người lao động được
nâng cao và tránh được “vũng lấy” cho các vị lãnh đạo khỏi sa chân trên đường
sự nghiệp Cách mạng để làm tròn bổn phận công bộc về lâu về dài !
16-8-2014
Theo blog Lê Khả Sỹ