Trọng Nghĩa
Phải chăng các hành động khiêu khích ngày càng dữ tợn của
Các ngoại trưởng Asean trước hội nghị với ngoại trưởng |
Phải chăng các hành động khiêu khích ngày càng dữ tợn của Trung Qu ốc tại Biển Đông, đặc
biệt là đối với Việt Nam với vụ giàn khoan HD-981, đã bắt đầu khiến cho khối
ASEAN bớt dè dặt trong đối sách nhắm vào Bắc Kinh ?
Câu hỏi này đã được giới quan sát nêu lên sau khi Hội nghị
Ngoại trưởng Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, họp lại tại Miến Điện ngày
08/08/2014, đã nhất trí thông qua một bản Thông cáo chung, trong đó vấn đề Biển
Đông đã được nêu bật với nhiều chi tiết hơn bình thường cũng như với những từ
ngữ khá cứng rắn.
Về lập trường chung của khối ASEAN trên vấn đề Biển Đông,
đánh giá của giới quan sát dĩ nhiên không đồng nhất với nhau. Có ý kiến cho
rằng phản ứng của khối nước Đông Nam Á trước các hành vi quyết đoán của Trung Qu ốc trên Biển Đông tiếp
tục yếu ớt. Lý do là nội bộ ASEAN vẫn chia rẽ, với nhiều nước vì lợi ích riêng
tư nên tránh động chạm Bắc Kinh, trong lúc các quốc gia bị Trung Qu ốc trực tiếp chèn ép
lại muốn ASEAN cứng rắn hơn, đặc biệt sau hành động thô bạo của Bắc Kinh với vụ
giàn khoan HD-981.
ASEAN vẫn bị tê liệt hay đã tiến bước trên hồ sơ
Biển Đông ?
Điển hình cho các đánh giá về thái độ e ngại Trung Qu ốc của ASEAN là bài
phân tích của nhà báo kỳ cựu Bertil Lintner đăng trên chuyên san trên mạng
YaleGlobal của trường Đại học Mỹ Yale ngày 12/08/2014, theo đó : « Sự tê liệt
của ASEAN giúp cho Trung Qu ốc
rảnh tay tại Biển Đông ». Giới phân tích đều ghi nhận là tại các hội nghị của
ASEAN, Ngoại trưởng Trung Qu ốc
Vương Ngh ị đã
thẳng thừng bác bỏ đề nghị của Mỹ yêu cầu « đóng băng » các hành vi khiêu khích
tại Biển Đông, nhận chìm kế hoạch hành động ba điểm của Philippines, và khẳng
định trở lại chủ quyền Trung Qu ốc
trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Ngược lại với dòng ý kiến kể trên, cũng có nhiều đánh giá
cho rằng lần này ASEAN đã có tiến bộ trên vấn đề Biển Đông. Bài phân tích của
nhà báo Clint Richards trên báo mạng The Diplomat ngày 11/08/2014 chẳng hạn đã
chạy tựa « Dù Bộ Quy tắc Ứng xử còn xa vời, nhưng ASEAN đã có bước tiến ». Một
số tờ báo thì nhắc lại nguyên văn đánh giá của một số quan chức Mỹ cao cấp ngày
10/08/2014, theo đó Trung Qu ốc
đã bị đẩy lùi nhân Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN.
Dẫu sao thì phải công nhận rằng tranh chấp Biển Đông quả là
đã gây sóng gió ở các Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần này (08-10/08/2014) tại
Miến Điện, với sự đối đầu Mỹ Trung. Bằng chứng thấy rõ là ngay cả sau khi các
cuộc họp đã kết thúc, hôm 11/08/2014, Trung Qu ốc vẫn lên tiếng gay gắt tố cáo Mỹ là kẻ gây
rối, buộc Washington tố ngược lại rằng chính Bắc Kinh mới là bên gây bất ổn
bằng các hành động hung hăng nhắm vào các láng giềng.
Sóng gió cũng nổi lên ngay tại Hội nghị các Ngoại trưởng
ASEAN. Dấu hiệu nổi cộm nhất là bản Thông cáo chung chỉ được công bố hôm 10/08/2014,
tức là hai ngày sau khi hội nghị Ngoại trưởng kết thúc. Trong khoảng thời gian
đó, 10 nước được cho là vẫn tiếp tục "đàm phán" - tức là vẫn còn bất
đồng - về các nội dung cần đưa vào bản Thông cáo.
Theo tiết lộ của hãng tin Nhật Kyodo trong bản tin ngày
10/08, chính theo đề nghị của Việt Nam mà bản Thông cáo chung của ASEAN đã nâng
cấp độ của mối quan ngại chung của ASEAN về diễn biến gần đây tại Biển Đông,
khi đưa từ "serious" - tức là "nghiêm trọng" hay "sâu
sắc" vào văn kiện chung. Việc bản dự thảo bỏ qua từ này - cho dù đã có
trong bản Tuyên bố riêng về Biển Đông ngày 10/05/2014 - cho thấy là trong các
thành viên ASEAN, một số nước vẫn e ngại không muốn đụng chạm Trung Qu ốc.
Brunei, Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Thái Lan đều 'sợ'
Trung Qu ốc ?
Một số nhà ngoại giao thạo tin cũng tiết lộ cho Kyodo biết
là nước nào trong ASEAN có thái độ e ngại Trung Qu ốc. Lập trường đó đã được phản ánh qua cuộc
tranh cãi về khả năng nhắc đến tranh chấp Nhật-Trung trên Biển Hoa Đông trong bản Thông cáo
chung của ASEAN.
Dự thảo ban đầu của văn kiện này có đoạn nói về mối quan
ngại của ASEAN đối với "những căng thẳng hiện nay ở Biển Hoa Đông ", bắt nguồn từ
tranh chấp lãnh thổ gay gắt giữa Nhật Bản và Trung Qu ốc về quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư, và kêu gọi các quốc gia liên quan "kiềm chế hành động
đơn phương làm gia tăng căng thẳng và thay đổi hiện trạng".
Thế nhưng toàn bộ đoạn văn này đã bị xóa bỏ trong bản Thông
cáo chung. Theo các nguồn tin trên, có năm nước là Brunei, Cam Bốt, Lào, Miến
Điện và Thái Lan đã yêu cầu xóa bỏ điều khoản này trong phiên bản cuối cùng của
bản thông cáo, rõ ràng là vì đã cân nhắc hơn thiệt trong các mối quan hệ của họ
với Trung Qu ốc.
Đối lập với nhóm quốc gia nói trên là Philippines, Singapore
và Việt Nam, đã thúc giục ASEAN giữ lại đoạn văn, trong khi hai thành viên còn
lại là Indonesia và Malaysia không có quan điểm về vấn đề này.
Dẫu sao thì cũng phải công nhận rằng, trên vấn đề Biển Đông,
các Ngoại trưởng ASEAN đã có được sự đồng thuận tương đối, thể hiện rõ rệt
trong bản Thông cáo chung. Nhận xét chung của nhà báo Clint Richards trên báo
mạng The Diplomat ngày 11/08/2014 theo đó ASEAN đã có « bước tiến » cũng là ý
kiến của Giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa K ỳ), một nhà nghiên cứu kỳ cựu
về Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Long cho rằng qua bản
Thông cáo chung lần này các nước ASEAN đã nói rõ : « Nếu tiếp tục gây hấn trên
Biển Đông, Trung Qu ốc
không chỉ gây hấn với Việt Nam mà với toàn khu vực và thế giới », và nhân Hội
nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Miến Điện vừa qua, đề nghị ‘đóng băng’ các hành vi
khiêu khích « không phải chỉ là của Mỹ, mà là của hầu hết các nước trong khu
vực ».
Trong bối cảnh đó, Giáo sư Ngô Vĩnh Long thấy rằng Việt Nam
nên thúc đẩy hơn nữa sự cộng tác với các nước ASEAN, Mỹ và các nước đồng minh
của Mỹ (như Nhật, Hàn Quốc và Úc) trong việc thực hiện triệt để bản Thông cáo
chung vừa qua.
Dưới đây là bài phỏng vấn mà Giáo sư Long đã dành cho RFI:
ASEAN
có cứng rắn hơn trên vấn đề Biển Đông vì Thông cáo chung (công bố) ngày 10
tháng 8 này lần đầu tiên có 7 điều khoản tương đối chi tiết về Biển Đông. Điều
khoản đầu về Biển Đông - điều 149 - của Thông cáo chung, khẳng định:
“Chúng
tôi tiếp tục quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây làm gia tăng căng
thẳng ở biển Đông và khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình,
ổn định, an ninh biển cũng như tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.
Các
nước ASEAN không những “quan ngại sâu sắc” mà, trong Điều khoản 151, còn chỉ
trích những “hành động gây phức tạp tình hình và làm phương hại đến hòa bình,
ổn định và an ninh ở biển Đông.”
Do đó,
Điều khoản nầy yêu cầu “giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình,
không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, bao gồm đối thoại thân thiện, tham vấn và
thương lượng, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế,
trong đó có Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS)”
Tuy
không đề cập đến Trung Qu ốc,
hai điều khoản vừa trích cho ta biết rõ là tất cả các nước ASEAN cho rằng những
hành động của Trung Qu ốc
đã làm phương hại đến hoà bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như không
phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Có
yếu tố gì mới hơn trong phần nói về Biển Đông so với các Thông cáo chung trước
đây hay không ? Đặc biệt là so với bản thông cáo chung riêng rẽ về Biển Đông
được công bố ít lâu sau sự cố HD-981 ?
Các bản
thông cáo chung trước đây chỉ nói chung chung, và bản Thông cáo chung ngày 10
tháng 5, sau sự cố Hải Dương 981, chỉ nói đến “quan ngại sâu sắc về những diễn
biến gần đây” nhưng không có đề cập đến “những hành động làm phương hại đến hoà
bình” như trong Điều khoản 151 của Thông cáo chung lần này.
Việc
này cho biết là nếu Trung Qu ốc
tiếp tục gây hấn trên Biển Đông thì Trung
Qu ốc không chỉ gây hấn với Việt Nam mà với toàn khu vực và thế
giới. Đây là điều mà tôi nghĩ là bản Thông cáo này nói rõ.
Thêm
vào đó là Điều khoản 152 nêu đích danh Trung Qu ốc trong quan hệ với các nước thành viên
ASEAN và nhấn mạnh rằng:
“Chúng
tôi nhất trí tăng cường tham vấn với Trung Qu ốc về các biện pháp và cơ chế nhằm bảo đảm
và tăng cường hơn nữa việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC một cách tổng thể,
nhất là Điều 4 và Điều 5, cũng như đàm phán thực chất để sớm đạt được bộ Quy
tắc ứng xử biển Đông (COC).”
Cụm từ
“đàm phán thực chất” được lập lại trong Điều khoản 154 khi nói về hai hội nghị
về DOC sẽ được tổ chức vào tháng 10.2014 tại Bangkok (Thái Lan).
Điều
này cũng cho biết là Trung Qu ốc
từ trước đến nay không chịu đàm phán thực chất, mà lại cố tình tránh né. Nay
khối ASEAN và các nước tham dự Hội nghị vừa qua muốn Trung Qu ốc phải đàm phán đàng
hoàng, không tránh né, và đàm phán thực chất, nếu không thì ASEAN phải thay đổi
thái độ với Trung Qu ốc
trong tương lai.
Theo
Kyodo, chính Việt Nam
đã gây sức ép buộc đưa từ ngữ "serious" vào bản Thông cáo chung của
ASEAN. Phải chăng đó là một dấu hiệu cho thấy là Việt Nam kiên quyết
hơn trong đối sách chống Trung
Qu ốc về Biển Đông ?
Cụm từ
“quan ngại sâu sắc” (seriously concerned) đã được nêu ra trong Thông cáo chung
của các bộ trưởng ASEAN ngày 10 tháng 5 rồi. Nhưng vấn đề Việt Nam có cương
quyết hơn trong đối sách với Trung
Qu ốc về Biển Đông hay không thì còn phải tùy những hành động
thiết thực của Việt Nam trong thời gian tới là gì ?
Ví dụ
như Việt Nam có ủng hộ Philippines trong vấn đề kiện Trung Qu ốc về đường lưỡi bò hay
cùng kiện với Philippines
không ? Nếu không thì Việt Nam có tự khởi kiện Trung Qu ốc về đường lưỡi bò và
về việc Trung Qu ốc
đánh chiếm Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa để sau đó dùng các vị trí này đe
doạ an ninh của Việt Nam nói riêng và của khu vực và thế giới nói chung hay
không ?
Tôi
nghĩ rằng một cụm từ ở một hội nghị không phản ánh được dấu hiệu là Việt Nam có kiên
quyết hơn hay là không.
Mỹ
hay Trung Qu ốc
thắng tại Hội nghị ASEAN lần này trên vấn đề Biển Đông ? Mỹ thì tự nhận là mình
thắng, còn một số quan sát viên thì cho rằng Trung Qu ốc đã đẩy lùi được đề
nghị của Mỹ muốn đóng băng các hành động khiêu khích.
Vấn đề
không phải là ai thắng ai thua tại bàn hội nghị mà là ai có những hành động gì
để đem lại an ninh và hoà bình cho khu vực và thế giới.
Việc
“đóng băng” các hành động khiêu khích thực chất chỉ là việc lập lại điều 5 của
DOC, trong đó có nói: “Các nước thành viên của DOC phải tự kiềm chế những hành
động gây phức tạp hay leo thang tranh chấp và làm phương hại đến hoà bình và ổn
định, trong đó có việc tự kiềm chế những hoạt động nhằm tạo cư trú trên những
đảo, những cồn cát, và những mõm đá, v.v., hiện nay không có người ở.”
Do đó,
đề nghị “đóng băng” trong hội nghị vừa qua không phải chỉ là của Mỹ, mà là của
hầu hết các nước trong khu vực.
Ví dụ
như Ngoại trưởng Philippines
có đưa ra sáng kiến “Kế hoạch hành động 3 điểm (TAP, Three Actions Proposal)
nhằm kiểm soát và giảm căng thẳng ở Biển Đông, nhưng Ngoại trưởng Vương Ngh ị của Trung Qu ốc lập tức bác bỏ. Việc
bác bỏ này chứng tỏ Trung Qu ốc
thực sự không muốn theo lập trường của mình (đã ghi) trên bản Tuyên bố DOC.
Dù sao
đi nữa thì Điều khoản 155 của Thông cáo chung cũng ghi nhận sáng kiến này của
Philippines vì nó phù hợp với Điều 4 và Điều 5 của DOC cũng như luật pháp quốc
tế.
Do đó,
không hẳn Trung Qu ốc
đã thắng tại bàn hội nghị. Thêm vào đó thái độ bất chấp và ngoan cố của Trung Qu ốc có thể càng ngày
càng làm cho các nước ASEAN thấy cần phải dựa vào thế lực của Mỹ để bảo vệ an
ninh chung.
Việc
các quan chức Mỹ nào đó tự cho là Mỹ thắng thì tôi thấy có thể chính bản thân
họ vốn là những luật sư hơn là những nhà ngoại giao... Bởi vì vấn đề của ngoại
giao không phải là thắng thua ở bàn hội nghị, không phải chỉ nói suông, mà cần
được củng cố bằng những hành động thiết thực, nhất là bằng sức mạnh quân sự.
Thành
ra, trong khi Việt Nam còn yếu trong lãnh vực này, thì Mỹ chẳng hạn đã tăng
cường quan hệ quân sự với Việt Nam .
Vừa qua, Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân
Mỹ mới vừa đi thăm Việt Nam, và theo dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck
Hagel cũng sẽ đi thăm Việt Nam vào cuối năm nay.
Vấn đề
ở đây là Mỹ sẽ củng cố quan hệ với Việt Nam và các nước trong khu vực. Theo
tôi, đây là một vấn đề rất cần thiết, cho nên mới vừa ra khỏi bàn hội nghị mà
nói là thắng hay là thua, thì đó đúng là kiểu nói của luật sư, hơn là của các
nhà làm ngoại giao.
Sắp
tới đây Việt Nam
có thể làm gì ?
Bản
Thông cáo chung của ASEAN vẫn còn chung chung, mặc dù đã dưa ra nhiều điều
khoản chi tiết hơn các bản Thông cáo trước đây. Theo tôi thì sắp tới đây, Việt
Nam nên thúc đẩy hơn nữa sự cộng tác với các nước ASEAN, đặc biệt là với Mỹ và
các đồng minh của Mỹ (như Nhật, Hàn Quốc và Úc) trong việc triển khai và thực
hiện triệt để bản Thông cáo chung vừa qua. Công việc triển khai và thực hiện
bản thông cáo này rất quan trọng.
Theo
tôi, việc “khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an
ninh biển cũng như tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông” trong Điều khoản
149 của Thông cáo chung, cũng như trong tuyên bố của tướng Martin Dempsey tại
Việt Nam, cho thấy đó là chiều hướng chung của khu vực và của Mỹ. Cho nên việc
chỉ chú trọng đến tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là không đúng
hướng.
Nội
dung Điều khoản 149 cũng là chính sách của Mỹ từ trước đến nay, do đó, Mỹ có
thể giúp điều phối các hoạt động của các nước trong khu vực trong việc trấn an
và đối phó với Trung Qu ốc.
Nếu Trung Qu ốc
tiếp tục thách thức và không chịu dàn xếp ổn thoả qua thương lượng thì Việt Nam
nên khởi kiện Trung Qu ốc
và vận động các nước đề cập trên, cũng như cộng đồng thế giới, ủng hộ Việt Nam
trong việc làm thiết thực này.
Nói
ngắn gọn, bản Thông cáo chung là một bước đầu tích cực, nhưng bước đầu này cần
phải được triển khai và thực hiện triệt để, và vai trò của Việt Nam trong việc
này rất quan trọng. Nếu Việt Nam không lên tiếng mạnh, thì khó cho các nước
khác trong khu vực, cũng như khó cho Mỹ, một nước rất xa, để vận động quần
chúng của họ, để có thể ủng hộ Việt Nam và các nước khác trong khu vực.