Khải Nguyên
Thủ đoạn của Trung cộng lung lạc, mua chuộc, li gián, khuynh đảo, gây sức ép mà khi cần thì thẳng tay loại bỏ chướng ngại. Những gì chúng có thể thực thi ở Việt Nam thì cũng dễ ra tay ở Lào. Đã có tô giới kiểu mới của Trung quốc ở sát biên giới Lào-Trung. Vụ tử nạn mới đây của mấy nhân vật trọng yếu của Lào, được coi là thân Việt Nam, sau chuyến «thăm» của bộ trưởng quốc phòng của Bắc Kinh, biết đâu chẳng là đòn trừ khử sau khi không thuyết phục được, còn là ngón đòn «dằn mặt» những ai chưa chịu cúi ðầu (không loại trừ cả ý đồ nhắn nhủ các người «vừa là đồng chí vừa là anh em» bên kia biên giới Lào! Và có người trong số họ ðang «run»).
Ngẫm về vị thế nước Việt Nam ta ðang phải ðối phó với những âm mưu, thủ ðoạn khó lường của bọn bành trướng bá quyền nước lớn chợt nhớ ðến câu thơ cụ Hồ nói về tình hữu nghị Việt-Lào (câu thơ dù sao cũng có cái tình thực của lợi với răng -bởi hai nước cần đến nhau; chứ không điêu trá như «16 chữ» và «4 tốt» của răng với môi –môi che cho răng mà răng vẫn nhăm nhăm ngoạm môi!). Nước của hai con sông kia cũng như tình Việt-Lào đều đang đứng trước nguy cơ thao túng của «ông bạn» láng giềng phía bắc.
«Tai nạn lịch sử» chung đã gắn kết ba nước Ðông Dương với nhau trong cuộc ðấu tranh giành ðộc lập cho mỗi nước. Việt Nam ðã góp nhiều công của, nhất là xương máu, cho hai nước bạn.
Về Campuchia, khỏi cần nói tới bọn Khơme ðỏ, với sự xúi giục và tiếp sức của Bắc kinh, ðã trở mặt thù nghịch đối với nhân dân ta, đất nước ta; nhà cầm quyền hiện nay ở Phnom Pênh tuy vẫn nói biết ơn Việt Nam ðã ủng hộ, giúp đỡ thoát nạn diệt chủng, nhưng không ngần ngại «quay lưng» như đã công khai ủng hộ mưu ðồ của Trung Quốc ở biển Ðông khi họ làm chủ tịch ASEAN năm 2013. Còn đảng đối lập thì chống Việt Nam và tôn sùng Trung cộng ra mặt. Không thể không nghĩ tới bàn tay Trung Nam Hải một khi họ đang dần thao túng các mặt chính trị, kinh tế, xã hội ở đất nước Chùa Tháp, vừa để thu lợi, vừa chĩa mũi dùi vào VN. Cách nay chưa lâu, một kẻ Campuchia nào ðó ðã tuyên ngôn rằng nhà tù Tulsleng cùng những đống xương dân Campuchia bị giết man rợ là do Việt Nam dựng ra. Bị chính đồng bào mình phản đối hắn ta đã phải xin lỗi. Nhưng qua vụ này, có một dự cảm ðáng sợ. Biết ðâu rồi ðây, nhất là khi không còn những lớp người dân Campuchia từng chứng kiến hay từng biết hành ðộng diệt chủng của bọn Pôn Pốt, có những kẻ vì động cơ chính trị nào đó, hay đơn giản là do Trung cộng đạo diễn vừa để chạy tội của chính họ «làm quan thầy và kẻ đồng lõa của khơme ðỏ» trước dân Campuchia, trước nhân loại, trước lịch sử, vừa ðể triệt ðể bài xích Việt Nam ở ðất này, sẽ xướng xuất lên rằng thủ phạm tàn sát mấy triệu người Campuchia những năm 1975-1978 là Việt Nam(!).
Với Lào, «mối quan hệ đặc biệt» duy nhất còn lại của Việt Nam mà hai bên vẫn đang cố giữ gìn không phải không có nguy cơ bị phá ruỗng dần. Ngẫm mà xem:
-Thủ đoạn của Trung cộng lung lạc, mua chuộc, li gián, khuynh đảo, gây sức ép mà khi cần thì thẳng tay loại bỏ chướng ngại. Những gì chúng có thể thực thi ở Việt Nam thì cũng dễ ra tay ở Lào. Đã có tô giới kiểu mới của Trung quốc ở sát biên giới Lào-Trung. Vụ tử nạn mới đây của mấy nhân vật trọng yếu của Lào, được coi là thân Việt Nam, sau chuyến «thăm» của bộ trưởng quốc phòng của Bắc Kinh, biết đâu chẳng là đòn trừ khử sau khi không thuyết phục được, còn là ngón đòn «dằn mặt» những ai chưa chịu cúi ðầu (không loại trừ cả ý đồ nhắn nhủ các người «vừa là đồng chí vừa là anh em» bên kia biên giới Lào! Và có người trong số họ ðang «run»).
-Người Trung Quốc sang Lào ngày càng ðông: ðầu tư, kinh doanh, «giúp – viện trợ», làm ăn và sinh sống hợp pháp hoặc bất hợp pháp, kể cả «thực dân». Họ ðược quyền lực mềm và chẳng mềm từ «nước mẹ» khuyến khích, nâng ðỡ, ngấm ngầm hoặc công khai, trong việc thu phục, khuynh loát quan và dân bản ðịa.
-Người Việt Nam sang ðầu tư, kinh doanh ở Lào nếu mang theo cung cách làm ăn vốn làm trì trệ sự phát triển đất nước mình, lại giở các mánh khóe với người bản xứ vốn chân chất, thì khó mà giữ được «tình sâu». Mặt khác, đua chen với người Tàu, kiều dân và từ chính quốc sang, chẳng hề giản đơn. Một chuyện «nhỏ» mà rất đáng ngẫm: biển hiệu của nhiều cơ sở kinh doanh của người Việt, ngoài tiếng Lào, tiếng Anh, thay vì đề tiếng Việt lại là tiếng Trung. Vì sao? –Nếu không thế thì có cơ «sập tiệm»! Có phải cũng vì vậy mà một số «doanh nhân» Việt sau khi có được hợp đồng của các bạn Lào đã «nhường lại» cho người Tàu? Chắc là không phải! Chuyện ðầu tư ở nước ngoài dẫu mới mẻ ðối với người Việt, nhưng ðã dám «mang chuông đi đấm nước người» thì hẳn họ chẳng hèn đến mức sớm rụt cổ lại như vậy đâu. Cái chính là người ta bỏ ra một số tiền rất lớn ðể mua lại. Với tầm nhìn xa cùng với mưu ðồ dài lâu, họ sẵn sàng vung tiền (và cả những thứ khác, nếu cần) ðể mua vị thế, chỗ ðứng chân cho họ, cho giới của họ, cho dân tộc họ, nhờ vào sự hám lợi, sự thiển cận, sự vô lương tâm của người bán! Với những biểu hiện như vậy thì đâu là cứu cánh cho mối «tình sâu»?
-Những tác nhân trên là khôn lường, song chưa là cái ðáng ngẫm nhất. Lẽ thường ðể kết tình nghĩa, đánh bạn với nhau phải có gì để tin nhau, trọng nhau, phục nhau (tất nhiên là cũng phải thể tất những điểm yếu của nhau, thông cảm những nỗi riêng của nhau). Nhưng nếu anh kém tài và ðức, làm ăn tồi tệ, quản lí «nhà» anh chẳng ra gì; anh lại muối mặt nhận địch thủ là «bạn vàng», thậm chí «như người một nhà», tỏ ra vừa trí ðoản, vừa khiếp nhược, có thời cơ cần hành ðộng kịp thời ðể «thoát hăm» mà vẫn lú lẫn đến tê liệt «thì con người ấy ai cầu làm chi»! Cầu «viện trợ» sự trì trệ, bảo thủ, mục ruỗng để giữ cái «ý thức hệ» chẳng còn chút thực chất nào chăng! Vậy mà còn dáng đàn anh nữa cơ ðấy!
Một thời, người ta hay nói ba nước Ðông Dương nương tựa vào nhau, và Việt Nam phơi mình trước biển có thể vững lòng đương đầu với mọi hiểm họa nhờ dựa lưng vào hai nước bạn Lào và Campuchia. Ngày nay, lũ hải tặc hiện ðại mang danh một cường quốc mới trỗi dậy ðang khuấy ðộng biển Ðông, Việt Nam liệu có cơ bị thọc cả «sau lưng»? Con ðường bộ xuyên Ðông Nam Á từ Vân Nam thòng xuống băng qua Lào và Campuchia đang hình thành. Con đường sắt tương tự đang dự kiến. Bắc kinh tất nhiên là muốn lợi dụng và tận dụng, không chỉ về mặt kinh tế. Nếu họ lũng đoạn được Lào, nắm dân chúng và giới cầm quyền, thì … những ai ở VN vẫn tụng «16 chữ» và «4 tốt» có khấn vong hồn những «Lê Chiêu Thống»?
Giữ cho nước Cửu Long, Hồng Hà vẫn tưới nhuần ðất Việt như từ xưa vẫn vậy, không trái thường, không ô nhiễm, chẳng thể trông cậy vào thiện chí của Trung cộng. Giữ cho tình hữu nghị Việt-Lào vẫn «sâu» không thể chỉ dựa vào «duyên nợ cũ», nhất là không thể cứ khư khư bài bản cũ, không thể không «lột xác», không «ðổi mới» thực sự (chẳng nên chỉ là một sự «sửa sai» nửa vời gỡ bí)! Chung qui là sao cho người Việt, -mà người Lào cũng vậy-, ðược tự mình làm chủ lấy mình, làm chủ đất nước mình, đồng hành (chứ không «theo»!) cùng những «đầy tớ của dân» (tự xưng) đích thực mang danh «lãnh đạo».
21-7-2014