Phùng Liên Đoàn
Bài này có tác động
tới toàn thể 7 yếu tố hạnh phúc con người. Đó là an ninh về (1) thực phẩm, (2)
sức khỏe, (3) kinh tế, (4) cá nhân, (5) cộng đồng, (6) môi trường, và (7) cơ
chế.
Tóm Lược
Hạnh Phúc Trên Thế Giới (World Happiness
Report- WHR) là khảo sát của Liên Hiệp Quốc về tình hình hạnh phúc của người
dân các nước trên thế giới. Khởi xướng năm 2011, báo cáo đầu tiên xuất hiện năm
2012, sau đó là 2013 và nay là 2015.
Các yếu tố WHR 2015 dùng đo lường hạnh phúc
của người dân tại 158 quốc gia gồm: GDP(ppp)/đầu người, nhân thọ, hệ thống
người dân tương trợ nhau, tự do trong cuộc đời, tín nghĩa trong chính phủ và
doanh thương, lòng vị tha của người dân, và vui buồn cá nhân.
WHR 2015 cũng khảo sát sự biến đổi các chỉ số
hạnh phúc theo tuổi tác, nam nữ và địa chính trị. Báo cáo đề nghị dùng yếu tố
hạnh phúc trong mọi chính sách, khảo cứu trí não, và giáo dục trẻ em – 1/3 dân
số của thế giới – để nâng cao hạnh phúc của nhân loại.
Bài này cũng liệt kê 10 nước đứng đầu về hạnh
phúc, 10 nước đội sổ, 10 nước ASEAN, và 10 nước đặc biệt quan trọng với Việt
Nam về phương diện kinh tế, văn hóa hoặc quốc phòng.
Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Báo Cáo Hạnh Phúc trên
thế giới
Năm 2011 người viết
cùng bạn là TS Nguyễn Quang A thuê phòng nằm đất tại Washington D.C. bàn về
việc thành lập một mạng lưới viết về phát triển Việt Nam Tương Lai 100 năm. Qua
hai ba tháng bàn luận, chữ hạnh phúc trong khẩu hiệu “độc lập, tự do, hạnh
phúc” làm chúng tôi thắc mắc. Chúng đã được tung hê tỉ tỉ lần từ năm 1945 nhưng
đã đưa đất nước Việt Nam tới những điêu linh kinh hoàng. Vì sao nên nỗi? Cũng bởi dân trí, quan trí của ta quá thấp,
không phân biệt được chân lý và ma lý, viễn tượng và mộng tượng, vị tha và vị
kỷ, phương pháp và tùy tiện…Chúng tôi quyết định lập một mạng lưới nâng cao dân
trí, kể cả trí thức của “lãnh đạo”, bằng cách sưu tầm trí khôn nhân loại về
hạnh phúc có thể áp dụng tại Việt Nam.
Lúc đó, chúng tôi
không biết rằng LHQ cũng có chương trình tương tự cho thế giới, lớn hơn nhiều,
thâm thúy hơn nhiều. Hạnh Phúc là một yếu tố con người và xã hội trước kia còn
mù mờ nhưng nay trở thành đề tài chính trong văn minh nhân loại dẫn đầu bởi LHQ
với chương trình Phát Triển Bền Vững (Sustainable Development Solutions - SDS).
Phát triển bền vững gồm những mục tiêu có thể đo lường mà kinh nghiệm đã biết là
quan trọng cho xã hội, Các mục tiêu này không những gồm kinh tế, giáo dục, y
tế, môi trường, mà còn gồm cảm nghĩ của người dân và cơ chế thuận lợi nhất cho
xã hội phát triển hài hòa một cách tổng thể.
Mạng lưới SDSN
(Sustainable Development Solutions Network) đặt bản doanh tại Columbia
University gần trụ sở chính của LHQ tại New York City nước Mỹ. Học giả trong
các bộ môn khoa học như kinh tế, sức khỏe, tâm lý, khảo sát, thống kê, và chính
sách đã phát triển phương pháp đo lường hạnh phúc của người dân và đã chung sức
với Gallup World Poll khảo sát thực tế tại nhiều nước trên thế giới. Đến năm
2015 thì LHQ đã thực hiện được ba báo cáo về Hạnh Phúc Trên Thế Giới (World
Happiness Report-WHR). Báo cáo đầu tiên xuất bản năm 2012, sau đó là WHR 2013,
và nay là WHR 2015. Năm 2014 không có báo cáo vì chương trình có nỗ lực lớn
trau giồi các phương pháp phân tích kết quả.
Tính từ WHR 2012, khoa
học Hạnh Phúc đã tiến một bước dài. Nhiều quốc gia và nhiều địa phương đã dùng
chỉ số Hạnh Phúc làm yếu tố phát triển chính sách với mục đích giúp càng ngày
càng nhiều người dân cảm thấy hạnh phúc sống trên đời. Nhiều nước và thành phố
trên thế giới đã tiền phong áp dụng – lớn thì như nước Anh, nước Đức, tỉnh
Santa Monica (Mỹ); nhỏ thì như nước Bhutan, United Arab Emirates, cộng đồng Bristol.
Họ dùng hạnh phúc làm yếu tố căn bản trong mọi chính sách công.
LHQ coi yếu tố Hạnh
Phúc là căn bản trong việc biên soạn các mục tiêu phát triển bền vững cho nhân
loại (Sustainable Development Goals—SDGs).
Sắp
hạng Hạnh Phúc tại 158 quốc gia
Bẩy yếu tố đã được
dùng để sắp hạng hạnh phúc tại 158 quốc gia trên thế giới. Đó là:
1. Hệ thống tương trợ
trong xã hội. (Hỏi: Nếu bạn có vấn đề, bạn có thể nhờ ai hoặc cơ quan nào giúp
bạn phần nào không?)
2.
GDP (ppp)/đầu người, có điều chỉnh với giá trị
mua bán tại địa phương (ppp).
3. Nhân thọ--sống khỏe,
sống lâu.
4. Tự do định đoạt đời
sống của mình. (Hỏi: bạn có tự do chọn lựa việc bạn làm và cách bạn sống
không?)
5. Lòng bác ái, vị tha.
(Hỏi: bạn có đóng góp sức lực hoặc tiền bạc làm từ thiện trong tháng vừa qua
không?)
6. Tín nghĩa. (Hỏi: bạn
thấy chính phủ có đáng tin không? Bạn thấy doanh thương có đáng tin không?)
7. Cảm tính vui buồn.
(Hỏi: Hôm qua bạn vui hay buồn?)
Trong bẩy yếu tố trên,
ba yếu tố quan trọng nhất là mạng tương trợ xã hội, GDP (ppp)/đầu người, và nhân
thọ.
Tính điểm
SDSN đã tính điểm bẩy
yếu tố hạnh phúc kể trên, dùng các thống kê đáng tin cậy nhất của Quỹ Tiền Tệ
Thế Giới (IMF), Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Chương Trình Phát Triển Liên
Hiệp Quốc (UNDP), cùng với phỏng vấn trực tiếp tại các nước theo một qui trình
khoa học do Gallup World Poll thực hiện. Cách tính điểm rất là chi tiết, dựa
trên các phương pháp khoa học đã được diễn tả rành mạch trong các phụ lục và thư
mục của báo cáo. Điểm này đếm từ 0 tới 10, với 0 là “địa ngục” và 10 là “thiên
đường”. Mười nước có điểm cao nhất trung bình 7.52. Mười nước có điểm thấp nhất
trung bình 3.12. Với độ đáng tin chỉ là 95%, 5 nước cao nhất có thể được coi
như nhau, và 3 nước thấp nhất cũng có thể được coi như nhau. Nhưng từ cao nhất
tới thấp nhất cách nhau 4.4 điểm. Vượt được 3-4 điểm như vậy đòi hỏi nhiều trăm
năm ngay cả tại những nước nhỏ có dân trí cao như Thụy Sĩ, Na Uy, Đan Mạch, Iceland.
Chỉ vượt được 1-2 điểm cũng cần những cố gắng phi thường trong nhiều chục năm
về cơ chế và giáo dục như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc.
Sau đây là vài kết quả
ấn tượng.
10 nước đội sổ
|
10 nước đầu sổ
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
10 nước ASEAN
|
10 nước lớn/quan
trọng với Vietnam
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hạnh
Phúc thay đổi theo giới tính, tuổi tác và địa chinh trị
Các yếu tố khiến con
người cảm thấy hạnh phúc là: thấy sung sướng, hay cười vui, biết thưởng thức
cái tốt đẹp và thấy an ninh, thoải mái, yêu đời. Các yếu tố tiêu cực là giận
dữ, lo lắng, buồn, xẹp rỗng, căng thẳng và đau khổ. Kết quả cho thấy chất lượng
đời sống như vậy thay đổi đôi chút theo giới tính, tuổi tác tại cùng một địa dư
nhưng lại thay đổi rất lớn giữa các nước có cơ chế và văn hóa khác nhau.
Dùng
Hạnh Phúc làm một yếu tố trong phân tích tỉ lệ Giá phải trả- Lợi có được (cost-benefit
analysis)
Nếu ta có chính sách
làm người dân thấy hạnh phúc thì ta phải phân tích xem khi chi một số tiền cho
chương trình nào đó thì làm người dân hạnh phúc nhiều hay ít. Theo phương pháp
kinh tế thì người ta chỉ phân tích khi tốn một đồng thì được kết quả bao nhiêu
đồng. Nhưng ta biết rằng người nghèo có thêm một đồng thì họ thấy hạnh phúc hơn
nhiều, trong khi đối với người giầu thì thêm một đồng họ cũng chẳng cảm thấy
hạnh phúc hơn bao nhiêu. Một chính sách dựa trên hạnh phúc tương đối sẽ giúp
được nhiều người dân thấy hạnh phúc và do đó quốc gia được an bình bền vững hơn.
Khoa
học trí não về Hạnh Phúc
Khoa học trí não có
bốn khâu khảo cứu về đời sống vui đẹp: (1) cảm nghĩ yêu đời; (2) sự phục hồi sau
khi bị tiêu cực; (3) tánh thông cảm, vị tha, đóng góp; và (4) tình trạng đầu óc
tỉnh táo hay hờ hững hay “có vấn đề”.
Khoa học trí não đã
nhận dạng được gốc rễ của bốn khâu trên và cách nối kết rất thuần nhuyễn giữa
chúng khiến ta có thể dùng kinh nghiệm và tập luyện để thay đổi được.
Huấn
luyện đầu óc lành mạnh cho giới trẻ
Một phần ba dân số
trên thế giới là dưới 18 tuổi. Ta nên biết cách dạy dỗ phát triển số đông này
để chúng trở thành những công dân hạnh phúc và đóng góp cho xã hội.
Khảo cứu khoa học cho
biết trong ba yếu tố phát triển trẻ em là học vấn, tư cách và cảm nghĩ, thì
việc phát triển cảm nghĩ là quan trọng nhất còn học vấn chỉ là quan trọng thứ
ba trong đời sống sau này của giới trẻ. Điều này thật hiển nhiên, bởi vì tùy
cảm nghĩ mà con người thấy hạnh phúc hay không. Quá 50% trẻ có vấn đề về tâm
trí thì đã có dấu hiệu ở tuổi 15. Hơn 200 triệu trẻ em trên thế giới có vấn đề
về tâm thần, vậy mà ngay cả những nước giầu có văn minh nhất cũng chưa có sức
trị liệu cho các em đầy đủ. Ta cần coi việc phát triển đời sống tốt cho giới
trẻ là quan trọng hàng đầu cho tương lai của thế giới.
Giá
trị nhân bản, kinh tế dân sự, và sống vui sống tốt
Từ nhiều thế kỷ nước Ý
đã có truyền thống thân hữu trong cộng đồng, khuyến khích sự rộng rãi và liên
hệ có đi có lại giữa người và người. Đó là khái niệm philia của Aristotle, khác
với khái niệm dựa trên phát triển thuần kinh tế. Liên hệ hài hòa trong xã hội
(dựa trên tín nghĩa, rộng rãi, và chung vui chung buồn) đưa tới nhân cách tốt, mọi
sự việc ít tốn kém, và con người được hạnh phúc trực tiếp. Đây là tiềm năng cần
được khuyến khích nhiều.
Đầu
tư nâng cao các yếu tố hạnh phúc
Đời sống hằng ngày có
rất nhiều mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Sống vui sống tốt là
nhờ chí khí phụng sự xã hội của công dân. Chí khí này khiến con người làm những
quyết định nhiều khi trái với lợi ích riêng của mình. Chí khí phụng sự xã hội
bao hàm sự thành thật, sự rộng rãi, sự cộng tác, sự tin cậy …là nòng cốt của cách
làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Người dân có nhiều chí
khí phụng sự xã hội khi xã hội thực thi tín nghĩa, công minh, tương trợ. Chí
khí phụng sự xã hội dẫn tới việc tạo nên nhiều hệ thống cứu trợ, sự rộng rãi,
sự tình nguyện, lòng trung thực, và công việc có kết quả nhanh chóng, ít phí
tổn, đời sống tươi đẹp hơn. Cái khó là làm cách nào cho chí khí phụng sự xã hội
cao hơn tại những nơi người ta hay dối trá, không tin nhau và hay lừa đảo nhau.
WHR-2015 khảo sát các phương cách như giáo dục, đạo lý, luật lệ nghề nghiệp, xử
công khai người vi phạm luật công, giảm thiểu các bất công, và giúp đỡ nhau móc
nối để làm tốt hơn.
Liên
hệ xã hội là căn bản
Tập tục và cơ chế ảnh
hưởng rất lớn tới đời sống của con người và xã hội. Với cá nhân, đó là đời sống
gia đình và liên hệ bạn hữu. Với cộng đồng và hàng xóm láng giềng, đó là tín
nghĩa và cộng tác với nhau. Với quốc gia, đó là quyền lực và luật pháp minh
bạch cùng liên hệ đáng tin cậy với các nước khác. Khi các yếu tố này có gốc rễ
vững chắc và luôn luôn hiện diện, thì quốc gia xã hội rất bền vững, và ngay cả
tai nạn thiên nhiên như sóng thần năm 2011 tại Nhật hoặc bão lụt năm 2004 tại Louisiana
(Mỹ) cũng làm quốc gia và cộng đồng mạnh hơn nhờ sự đồng lòng của người dân cùng
đối phó với khó khăn.
Khi ta vội vàng sửa
sai các lỗi lầm về chính sách hoặc cơ chế, ta ít để ý tới việc xây dựng các
liên đới xã hội. Để đời sống tốt hơn, ta
cần dùng yếu tố hạnh phúc trong mọi chính sách và hành động từ nhỏ tới lớn. Ta
cần quảng bá rộng rãi đức tính tín nghĩa, thật thà, rộng lượng, thông cảm, vị tha,
và tương trợ.
Các quốc gia và cộng đồng dùng yếu tố hạnh
phúc
Càng ngày càng có
nhiều cộng đồng và quốc gia dùng yếu tố hạnh phúc trong các chính sách công.
Thủ tướng Đức Angela
Merkel, tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, thủ tướng Anh David Cameron, và thủ
tướng Liên Hiệp Các Quốc Gia Arab (United Arab Emirates-UAE) Sheik Maktoum đều
đã tuyên bố dùng yếu tố hạnh phúc trong các chương trình quốc gia.
Nước Anh đã có 5 năm
(tính đến 2015) sưu tập dữ liệu và hội thảo rộng rãi về hạnh phúc. Một sáng hội
phi chính phủ đã hoạt động với tên là Hành Động cho Hạnh Phúc (Action for
Happiness). Chính phủ cũng hỗ trợ một
trung tâm độc lập gọi là “Trung Tâm Phổ Biến Cách Hữu Hiệu Làm Đời Sống Vui Tươi.”
(What Works Center for Wellbeing.)
Thủ tướng Dubai quyết
chí xây dựng Dubai thành một thành phố hạnh phúc. Ngoài những hoạt động trong chương
trình 6 điểm nhắm vào mục đích này, ông còn viết một lá thư ngỏ cho toàn thể công
chức nhắc nhở nhiệm vụ của họ là phục vụ người dân UAE một cách tốt nhất thế
giới.
Bhutan là nước đầu
tiên đo Mức Hạnh Phúc Quốc Gia (Gross Happiness Index) thay vì Mức Kinh Tế Quốc
Gia (Gross Domestic Product). LHQ thông qua đề nghị của thủ tướng Bhutan năm 2012 là các hội viên nên
dùng chỉ số hạnh phúc khi dự tính làm các chương trình quốc gia.
Yếu tố
hạnh phúc được dùng hữu hiệu nhất tại những cộng đồng nhỏ hơn mức quốc gia.
Bang Jalisco tại Mexico tuyên bố dùng hạnh phúc làm mục đích chính. Thành phố
Santa Monica tại California được Bloomberg tài trợ tìm cách nâng cao hạnh phúc
của người dân. Thành phố Bristol tại Anh đã tái cơ chế để mọi hoạt động hướng về hạnh
phúc của người dân.
Ý nghĩa cho Việt Nam
Lời thủ tướng UAE (nước rất giầu) nhắn nhủ
công chức thì cũng ví như lời Hồ Chí Minh nói vào những năm 1950s, nhưng vì lẽ
nào ta nói trước 60 năm mà lại chưa thực hiện được “độc lập, tự do, hạnh phúc”?
Dân tộc nào, lãnh đạo đó; vì thế người Việt Nam tại mọi tầng lớp phải trả lời
những câu hỏi sau:
· GDP (ppp) của ta so sánh thế nào với Thái, Mã, Hàn, Nhật,
Israel…?
· Tín nghĩa trong phường xóm của ta như thế nào? Người dân có tin
chính phủ không? Người dân có tin doanh thương không?
· Tại sao ta sính bằng cấp mà ít chú ý tới cảm nghĩ của học sinh?
· Tình trạng rượu chè, tranh cãi, xe cộ, rác rưởi … trong xã hội
ta ra sao?
· Khi có vấn đề, ta có thể trông cậy vào ai giúp đỡ ta?
· Xã hội làm từ thiện như thế nào? Bao nhiêu người bình thường tình
nguyện giúp người nghèo khó hơn?
· Hằng ngày, hằng tuần ta có bao chuyện vui, bao chuyện buồn?
· Nào đâu chí khí phụng sự cộng đồng và thiện mỹ của người Việt?
Bài đọc thêm
Đề tài hạnh phúc và
các khảo cứu, báo cáo về hạnh phúc có thể tìm rất nhanh chóng trên Internet qua
các từ như: happiness, sustainable development, world happiness report, WHR,
Sustainable Development Solutions Network, SDSN, UNDP, World Bank, IMF…
Đôi hàng về người viết
Ông Phùng Liên Đoàn 75
tuổi (1975), có bằng thạc sĩ và tiến sĩ về ngành an toàn điện hạt nhân tại
Massachusetts Institute of Technology và đã làm việc trên 50 năm tại Việt Nam và
Mỹ về nguyên tử và môi trường. Nay về hưu và có con cháu tương đối tự lập, ông
Đoàn đã nguyện cống hiến toàn thể tài sản của mình để giúp các tổ chức dân sự
giúp người Việt Nam. Ông Đoàn cũng đang cộng tác với một số thân hữu trong nước
cũng như ngoài nước thực hiện việc nâng cao dân trí bằng cách phổ biến và
khuyến khích người Việt viết về hạnh phúc. Ông Đoàn mong có bạn cùng chí hướng.
Liên lạc dlp.vasfcesr@gmail.com.
Phụ Bản A: Dàn
bài kiểu mẫu
Điều kiện
|
Đơn
|
||||||||||||||||||||||||
Tên của tổ chức, địa chỉ, người đứng làm
đơn, địa chỉ email, điện thoại
|
Tên của tổ chức
Tên của người đứng đơn
Địa chỉ
Email
Telephone
|
||||||||||||||||||||||||
Hội đủ điều kiện
1. Là một tổ chức dân sự, không do
chính phủ lập ra và không bị chi phối bởi quan chức
2. Có chứng từ đã và đanglàm việc
cho cộng đồng hoặc giúp người kém may mắn tự lập
3. Có khả năng gây quỹ và sự đóng
góp công sức nhiều hơn năm 2015. Có khả năng cộng hưởng theo thỉ lệ chí ít là
1:1
4. Không làm chính trị. (Tuy nhiên
bảo vệ quyền con người thì không phải là làm chính trị)
5. Đơn đã được duyệt xét bởi hai
nhân sĩ được cộng đồng kính trọng và quí vị này không phải là quan chức.
|
1.
Hội đủ điều kiện
1.1
Diễn tả tổ chức là dân sự
không do chính phủ lập ra và không bị chi phối bởi quan chức
1.2
Cho biết đã bắt đầu hoạt động
giúp cộng đồng từ khi nào, có chứng từ hay không
1.3
Cho biết co khả năng gây quỹ
và tìm thêm được người làm việc thiện nguyện.
1.4
Không làm chính trị nhưng
giúp cộng đồng đoàn kết, bảo trợ người kém may mắn và ủng hộ nhân quyền.
1.5
Có hai nhân sĩ duyệt xét đơn
và chứng nhận đơn là thành thật và có chứng từ. Nhân sĩ không phải là quan chức
của chính phủ.
|
||||||||||||||||||||||||
Diễn tả tổ chức và chuong trình
|
1.
Diễn tả tổ chức và chương trình
Xin dùng khổ
chữ lớn hơn font 10 và hàng cách nhau rộng hơn 1.5
|
||||||||||||||||||||||||
Xin diễn tả tổ chức
và chương trình cho rõ ràng. Xin đừng gửi các tài liệu viết sẵn, in sẵn. Xin
viết mới cho hợp với chương trình “thách đố/cộng hưởng” này. Xin liệt kê địa chỉ của trụ sở
và tên các người chủ chốt các chương trình, cùng là thành quả đã tạo được.
Các tài liệu in sẵn chỉ có thể liệt vào một phụ bản không dài quá 10 trang
dùng bất cứ font nào (và chúng tôi dành quyền không đọc). Nếu viết dài quá hoặc
gửi tài liệu quá nhiều và bừa bãi, thì có thể bị coi là “lạc đề” và không tôn
trọng thì giờ của người duyệt đơn đang cống hiến thì giờ của mình một cách
thiện nguyện.
|
Diễn tả:
2.1 Thành lập khi nào, mục đích gì, tầm nhìn cho
tương lai
2.2 Cách tổ chức (các tổ, các người đứng đầu, kế
toán, quảng cáo…)
2.3 Các hoạt động và kết quả
2.4
Chương trình cho năm 2016
|
||||||||||||||||||||||||
Đã cộng hưởng với VASFCESR
Nếu quí vị có nhận thách đố/ cộng
hưởng vào những năm 2012-2013, 2014 hoặc 2015, thì yêu cầu diễn tả đã thực hiện
được những gì theo lời hứa. Đơn sẽ bị bác nếu không có phần này. Nếu chưa nhận
thách đố/ cộng hưởng thì cũng cần nói như vậy.
|
3.
Diễn tả cộng hưởng với VASFCESR các năm qua
Nên nói rõ chưa nhận thách đố cộng
hưởng khi không có gì để diễn tả.
Nếu đã có nhận thách đố/cộng hưởng
thì diễn tả rõ ràng nhận bao nhiêu, đã thực hiện những gì theo lời hứa và
theo yêu cầu của VASF-CESR.
|
||||||||||||||||||||||||
Diễn tả những sự cần thiết trong năm 2016
1. Xin nói rõ khoản tiền bé nhỏ của
chúng tôi sẽ giúp quí vị những gì trong công tác quan trọng của quí vị phụng
sự cộng đồng.
2. Xin diễn tả giúp người kém may
mắn cách nào để họ tự lập và nêu cao được nhân quyền của họ.
3. Xin diễn tả quí vị làm cách nào
có thể cộng hưởng 1:1 hoặc nhiều hơn, ví dụ 1:10 như có hội đã thực hiện năm
2015.
4.
Xin diễn tả cách gây công của “nhiều hơn” năm 2015. Qui thì giờ và
công thiện nguyện ra tiền thì phải làm cho hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam.
Ví dụ, một người làm 50 ngàn VND/giờ thì khi làm thiện nguyện không thể qui
ra nhiều hơn số tiền đó. Nhiều người đã về hưu thì không thể làm ra tiền nhiều
như lúc còn đang ở đỉnh cao của việc kiếm tiền.
|
4. Diễn tả những sự cần thiết trong năm 2016
a.
Diễn tả chi tiết chương trình
năm 2016
b.
Diễn tả công việc của quí vị
sẽ nâng cao tinh thần cộng đồng như thế nào, gikup1 người nghèo tự lập ra
sao.
c.
Diễn tả phương pháp gây thêm
quỹ và thêm người thiện nguyện để có thể đạt tỉ lệ thách đố/cộng hưởng chí ít
là 1:1
d.
Diễn tả cách qui thì giờ tự
nguyện ra tiền để có thể kể vào việc cộng hưởng.
|
||||||||||||||||||||||||
Tài chính – quá khứ, hiện tại, và dự tính
cho năm 2016
Xin liệt kê một
trang các dữ kiện tài chính, cho những năm 2014, 2015, và 2016. Các dữ kiện
này bao gồm các nguồn thu và các nguồn chi. Nên nhớ, làm việc thiện nguyện khổ
nhất là không có kinh phí như chương trình của chính phủ hoặc của các hội giầu
có biết cách gây quỹ. Nhưng ta nhỏ thì ta làm nhỏ, với tấm lòng không nhỏ hơn
ai.
List the name of the auditor/controller.
Please describe his/her skills and experience. Please assure us this person
has the authority to delve deep into the accounting and results of each
expenditure.
|
5. Tài chính – quá khứ, hiện tại, và dự tính cho năm 2016
Xin điền vào
bảng dưới đây.
Diễn tả học vấn và
kinh nghiệm của kế toán/ giám sát
Người kế toán/giám
sát phải ký tên chứng thực các dữ kiện và tuyên bố có quyền soi mói vào tài
chính và công việc của tổ chức.
|
||||||||||||||||||||||||
Ngân hàng
|
6.
Cách gửi tiền qua ngân hàng
6.1 Tên
ngân hàng
6.2 Số
tài khoản và tên cùng địa chỉ của người đứng tên
6.3 Nói
rõ ngân hàng có thể nhận tiền cho bạn không và cách nào
• SWIFT
code của ngân hàng
• Nhà
băng giao dịch tại Mỹ (e.g., CitiBank,
Bank of America, Wells Fargo, etc.) , địa chỉ, số ABA, số SWIFT.
|
||||||||||||||||||||||||
Hai (2) thư giám sát/ chứng nhận
Xin đính kèm thư
và tiểu sử của hai nhân sĩ được cộng đồng kính trọng. Hai nhân sĩ này không
thể là người trong tổ chức và cũng không phải là quan chức chính phủ.
|
7. Hai (2) thư giám sát/ chứng nhận
7.1 Tên hai vị nhân sĩ
7.2 Tiểu sử (1 trang mỗi vị)
7.3 Thư chứng nhận đã quen biết, đã giám sát
đơn, và công nhận là đúng sự thật.
|
||||||||||||||||||||||||
Chữ ký
|
8. Chữ ký
Người ký tên phải viết rõ như sau: “Tôi nhận trách
nhiệm về các dữ kiện và diễn tả trong đơn này là đúng sự thực!”
|