Ngày 20/07/1954, Hiệp định Genève được chính thức ký kết nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và tái lập hoà bình tại Đông Dương. Hiệp định này đã thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng dù là một bên ký vào Hiệp định, ngay từ thời đó,
Trong vòng 60 năm qua, giới nghiên cứu đã có rất nhiều đánh giá về bản Hiệp định này, về vai trò của các bên chủ chốt tham gia cuộc đàm phán tại Genève, từ hai phái đoàn đại diện cho miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, cho đến Pháp, Mỹ, Liên Xô hay
Vào lúc chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông đang bị Trung Qu ốc đe dọa dữ dội, dịp kỷ niệm 60 năm Hiệp định Genève 1954 đã nêu bật trở lại vai trò của Trung
Qu ốc, trong việc bắt tay với Pháp tại Hội nghị Genève để chia cắt Việt Nam, một quyết định mà cả hai phái đoàn Việt Nam
vào khi ấy phải miễn cưỡng chấp nhận.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, ý đồ đánh vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thể hiện vào thời Hiệp định Genève, đã được Bắc Kinh tiếp tục từ đó đến nay, với một loạt những hành động đi đêm ngoại giao với Hoa K ỳ vào đầu thập niên 1970, ngay
trong lúc Việt Nam đang lâm chiến với Mỹ, cho đến nhưng hành vi lấn chiếm biển đảo – Hoàng Sa năm 1974,
Trường Sa năm 1988 và gần đây nhất là vụ đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.
Đó là chưa kể đến việc Bắc Kinh nuôi dưỡng lực lượng Khmer
Đỏ quấy phá vùng biên giới Tây Nam của Việt Nam vào cuối thập niên 1970, và đặc biệt là vụ xua quân đánh vào
các tỉnh thuộc vùng biên giới phía Bắc của Việt Nam vào năm 1979.
Trả lời phỏng vấn của RFI nhân kỷ niệm 60 năm bản Hiệp định Genève 1954, nhà
nghiên cứu lịch sử Dương Trung Qu ốc, Tổng biên tập Tạp chí Xưa và Nay tại Hà Nội đã phân
tích thêm về ý đồ lợi dụng Việt Nam của Trung Qu ốc ngay từ thời Hội nghị Genève, bước khởi đầu của một chiến lược lâu
dài nhằm vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, trong đó có
Biển Đông.
Đối với sử gia Dương Trung Qu ốc, « Giá trị cơ bản nhất của Hiệp định Genève đương nhiên
là việc chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương L ần thứ I. Nhưng nội dung quan trọng, mang ý nghĩa thiết thực chính là việc quốc tế thừa nhận chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ».
Vấn đề được sử gia Dương
Trung Qu ốc nêu bật là bất chấp sự chọc gậy bánh xe của Trung Qu ốc, Việt Nam vào năm 1975
đã thống nhất được đất nước. Phản ứng sau đó của Trung Qu ốc chính là xúi giục lực lượng Khmer
Đỏ của Pol Pot mở cuộc chiến tranh biên giới phía
Tây Nam sau đó xua quân đánh vào vùng biên giới phía Bắc Việt Nam (1979).
Dụng tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam còn được thấy qua việc dùng võ lực đánh chiếm nhiều bãi cạn do Việt Nam kiểm soát trên quần đảo Trường Sa (1988), và biết bao
hành động quyết đoán khác tại vùng Biển Đông.
Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn nhà nghiên cứu lịch sử Dương
Trung Qu ốc qua điện thoại.
Ý
nghĩa quan trọng nhất : Lần
đầu tiên quốc tế
công nhận nền độc
lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam
DTQ
: Nội dung căn bản nhất của Hiệp định Genève là đình
chiến, (kết thúc) cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Tuy nhiên sau đó người Việt Nam vẫn phải tiếp tục cuộc Chiến tranh Đông Dương thứ hai, rồi cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Sau Hiệp định Genève, như thế là chiến tranh chưa phải hoàn toàn chấm dứt. Hiệp định này, đối với người Việt Nam do đó chỉ là sự khởi đầu của một quá trình...
Giá trị cơ bản nhất của Hiệp định Genève đương nhiên
là việc chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương L ần thứ I. Nhưng nội dung quan trọng, mang ý nghĩa thiết thực chính là việc quốc tế thừa nhận chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Đây là một điều hết sức quan trọng bởi vì nước Việt Nam hiện đại, thoát thai từ xã hội thuộc địa, gắn liền với cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập.
Nhưng để nền độc lập được thừa nhận và gắn với nền độc lập là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đó là một cuộc phấn đấu không đơn giản…
Vì thế cái giá trị lớn nhất của Hiệp định Genève là công nhận nền độc lập đã được xác lập từ năm 1945, và đi cùng với nền độc lập ấy là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ...
Trong lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam, bên cạnh giá trị của hai chữ độc lập, vấn đề cực kỳ quan trọng là thống nhất quốc gia. mặc dù Hiệp định Genève quy định việc chia cắt Việt Nam tạm thời ra thành hai phần ở vĩ tuyến 17, nhưng thừa nhận trên tổng thể một nước Việt Nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ…
Toàn
vẹn lãnh thổ bao gồm
cả vùng biển dù chưa
được đặt ra
DTQ
: Có thể nói đến một vấn đề vào thời điểm đó chưa đặt ra, nhưng có hệ quả cực kỳ quan trọng cho thời kỳ hiện nay : Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả một không gian sống còn là không gian
biển.
Tuy không có câu chữ nào nói đến chủ quyền trên biển của Việt Nam, nhưng cái đó được thấy nếu « xâu chuỗi » lại tất cả các nội dung với những yếu tố có tính cách cam kết quốc tế trước đó, như tại Hội nghị San Francisco năm 1951 đã bàn về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa,
đã từng bác bỏ đề nghị trao những quần đảo đó cho Trung
Qu ốc, và không phản đối ý kiến cho rằng Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tất cả đã được thề hiện trong các điều khoản mà chính Trung Qu ốc là một trong những nước quan
trọng nhất, tham gia đóng góp
và ký kết vào bản Hiệp định này…
Mỹ, một trong những nước tham
gia Hiệp định Genève không ký kết vào văn bản này, đã phải ký Hiệp định Paris 20 năm sau, và điều khoản quan trọng đầu tiên cũng là thừa nhận sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam…
DTQ
: ...Chúng ta thường hay nhắc đến vai trò của Trung Qu ốc đối với những vấn đề liên quan đến bán đảo Đông Dương nói chung và Việt Nam
nói riêng
Người Trung Qu ốc thường hay
nhắc đến ơn nghĩa của họ đối với Việt Nam... Tôi nghĩ rằng chúng ta sẵn sàng ghi nhận các đóng góp. Trong lịch sử, Trung Qu ốc quả là một đồng minh quan trọng của Việt Nam, nhất là trong cuộc Chiến tranh Đông Dương L ần thứ I...
Nhưng mà nói cho sòng phẳng… Trung
Qu ốc cũng khai thác Việt Nam như một « không gian », một « điều kiện » trong quá trình
trỗi dậy của mình. Nhìn vào lịch sử, sau khi thành lập CHND Trung Hoa vào năm 1949, bên cạnh vấn đề Triều Tiên, thì Đông Dương, và đặc biệt là Việt Nam là cơ hội để Trung Qu ốc bước vào võ
đài thế giới.
Nếu Triều Tiên là một sự « không ai thắng ai thua », thì rõ ràng là Việt Nam với trận Điện Biên Phủ, và tác động của trận Điện Biên Phủ, (đã giúp) Trung
Qu ốc (trở thành) đồng minh của bên thắng trận và điều đó cũng tạo ra cho Trung
Qu ốc một vị thế để bước vào chính trường thế giới.
Nhưng mà chúng ta cũng thấy rất rõ là trong bối cảnh chung của thế giới sau Đại chiến Thứ II, thì lợi ích của các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, và đặc biệt là của Trung Qu ốc ở phương Đông là muốn tạo ra được những vị trí « tiền tiêu », ở đó không chỉ có sự đối đầu, mà đằng sau đó là một sự mặc cả giữa Đông và Tây.
Dã
tâm dùng Việt Nam làm lá chắn và bàn đạp
Cho nên là người ta sớm thấy rõ ý đồ của Trung Qu ốc, sau Triều Tiên là đến Việt Nam cũng rơi vào hình thái tương tự, tức là chia cắt nước Việt Nam – hay là Triều Tiên -
ra làm đôi, để mà tạo ra được « vùng
đệm » hay « phên dậu » để che chắn cho Trung Qu ốc, đồng thời là cái nơi để Trung Qu ốc có thể tạo ra những tiền đề họ có thể tiếp cận với các nước lớn, cụ thể trong vùng phương Đông
này là Hoa K ỳ.
Cho nên Trung Qu ốc đã có những động thái tưởng như nhỏ, nhưng sau này phân tích ra, thì thấy rõ dụng tâm của Trung Qu ốc : Thái độ của Trung Qu ốc đối với các thành phần trong Hiệp định Genève.
Người ta thấy rất rõ cái việc Trung Qu ốc thỏa mãn với kết cục… là sau Hiệp định Genève, nước Việt Nam phải chia đôi, giống như Bắc và Nam Triều Tiên, để sau đó Việt Nam luôn luôn bị rơi vào tình trạng một nước phải đại diện cho một cái cực của cái sự đối đầu của thế giới lúc đó.
Vì thế, nếu nghiên cứu kỹ lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc Chiến tranh Đông Dương L ần thứ II, thì như một số đánh giá, hay tiên đoán của các nhà báo vào thời đó, thì ở chiến trường Việt Nam, Trung
Qu ốc muốn « đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng ».
Nhưng trong khi diễn ra chiến trường Đông
Dương, hay Việt Nam, Trung Qu ốc luôn luôn đứng ở vị trí dùng sức ép của Việt Nam để đạt mục đích của mình, mà mục đích quan trọng nhất đối với Trung Qu ốc là bắt tay với Mỹ.
Và điều đó đã diễn ra một cách hết sức rõ ràng, thậm chí đối với người Việt Nam lại trắng trợn, với các diễn biến trong năm 1972 : Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Nixon ; vai trò của cố vấn Henry Kisinger ; hay những ký kết tại Thượng Hải.
Người ta thấy rất rõ sự đảo chiều. Tuy Việt Nam vẫn là đồng minh, nhưng rõ ràng là Trung Qu ốc dùng Việt Nam như là « bàn đạp » để thay đổi chiến lược của mình, trong bối cảnh đang diễn ra những biến đổi rất lớn trên thế giới, với vai trò của Mỹ và Liên Xô…