Liên Sơn
* Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB
Không giống như câu chuyện về An Dương Vương, khi Mị Châu bị Thần Kim Quy tố cáo, “giặc ở sau lưng ngươi đó”, An Dương Vương đã thẳng tay trừng phạt người con gái duy nhất của mình.
Thế nhưng, nếu ông Nguyễn Phú Trọng “thẳng tay” trừng phạt như thế, thì nghĩa là ông tự tay kết liễu đảng mà ông đang đứng đầu.“Ném chuột đừng đánh vỡ bình” cũng chỉ là sự phản ánh tính thật thà của ông Tổng mà thôi.
Câu chuyện chống tham nhũng hiện nay trong thể chế nhà nước là một câu hỏi mang tính đánh đổi. Chống tham nhũng trở nên không có hiệu quả, bởi chính thể chế đó đã tạo nên điểm đứng cho tham nhũng. Cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam không khác gì một Don Quixote đánh nhau với cối xây gió cả.
Nữ dược sỹ “tuyên truyền chống Nhà nước”
Dược sỹ Trần Thị Kiều Oanh, nhân viên Phòng giám
định y khoa thuộc Sở Y tế Bình Phước, từng tố cáo hành vi tham nhũng 143 triệu
đồng của ông Đoàn Đức Loát - Trưởng phòng giám định y khoa vào năm 2012.
Ngày
15/10/2014, quyết định sa thải dược sỹ Trần Thị Kiều Oanh được ban ra. Với cáo
buộc hết sức nặng nề “… lợi dụng việc tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước,
xâm phạm lợi ích của Nhà nước…”.
Chưa kể, trong kết luận về vụ việc, Sở y tế Bình
Phước còn đem cả “chuẩn mực đạo đức lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” để biện hộ cho hành động “đúng thẩm quyền” của mình.
Đó là kết cục không lạ, khi bản thân người từng bị
tố cáo tham nhũng trước đó, và là người có hành vi xâm hại thân thể chị Oanh là
ông Đoàn Đức Loát, lại được giao quyền xử lý vụ việc.
Dù ông Nguyễn
Đồng Thông, Giám đốc sở Y tế Bình Phước “chỉ thừa hành chỉ đạo của cấp trên”,
và dẫu nó mâu thuẫn với sự tham mưa của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước
trước đó…
Nhưng qua đấy, cho thấy một câu chuyện hết sức thú
vị về cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng và nhà nước ta. Một thực trạng khá
buồn cười, mà chính ông Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước từng thừa nhận:
Dân trộm cắp 2-3 triệu đồng thì đi tù, còn cán bộ tham nhũng tiền tỷ mà chỉ xử
lý hành chính hoặc án treo thì có công bằng?
Bởi cuộc
chiến chống tham nhũng từ bấy lâu nay bị khống chế hoàn toàn. Khống chế bởi
chính sự cấu kết ngày một tinh vi, phức tạp, của các “đối tượng tham nhũng có
chức vụ, trình độ hiểu biết pháp luật, liên kết với nhau thành nhóm lợi ích”
như trong báo cáo Chính phủ khi đánh giá tình hình tham nhũng vừa qua.
Đó cũng là lý do vì sao ông Chủ nhiệm Ủy ban Tư Pháp
Quốc hội Nguyễn Văn Hiện, trong kỳ họp thứ 8 khai mạc ngày 20/10/2014 đã nhận
xét rằng: Tình hình tham nhũng vẫn nghiêm trọng, xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh
vực, địa phương và còn tiếp tục diễn biến phức tạp; đặc biệt nghiêm trọng là
tham nhũng trong lĩnh vực tài chính công, ngân hàng, tín dụng đã gây thất thoát
rất lớn tài sản nhà nước.
Tính “thật thà” của ông Tổng
Tham nhũng sẽ
là “một bộ phận không nhỏ” nếu tính trong tổng số dân 90 triệu người, nhưng nó
sẽ trở thành một tập đoàn tham nhũng nếu tính riêng trong bộ phận công viên
chức nhà nước.
Bởi, nó phản ánh đúng những gì mà ông Phó ban Tuyên
giáo Thành ủy Hà Nội, Phan Đăng Long trước đây từng huỵch tẹt: Những người đứng
ra tố cáo đã dám làm những việc tày trời rồi thì không có lý do gì để họ phải
sợ trù dập cả. Trường hợp các nhân viên tố cáo bị trù dập thì phải biết bảo vệ
mình.
Số phận giữa
hai bên chống tham nhũng và tham nhũng khác nhau một trời một vực nói chung.
Cũng như câu chuyện giữa ông Đoàn Đức Loát và chị Trần Thị Kiều Oanh nói riêng,
đã thể hiện tính điển hình về bản chất chống tham nhũng hiện nay.
Không phải tự
dưng mà khi ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm chức Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư về
phòng chống tham nhũng vào năm 2006 với câu nói nổi tiếng, “Tôi kiên quyết và
quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ
chức ngay”. Và từ đó trở đi, nạn tham nhũng được đẩy mạnh, tràn lan, ăn dầy và
ngày một tinh vi.
Đến khi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên, thành
lập một cơ quan mới (02/2013) mang tên Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham
nhũng, và nắm lấy chức vụ Trưởng ban. Nạn tham nhũng cũng không vì thế mà giảm
theo mà ngược lại, diễn biến ngày một phức tạp. Ông Tổng cũng để lại một câu
nói nổi tiếng, “Ném chuột đừng đánh vỡ bình”.
Nó cho thấy điều gì? Đó là dù tham nhũng bị coi là
kẻ thù cho sự tồn tại của chế độ, và cuộc chiến chống tham nhũng được phát động
một cách rầm rộ bởi ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú
Trọng lẫn sự họa theo của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hay bất kỳ cá
nhân, tổ chức nào trong tương lai, thì đó cũng là sự vỗ về dân không hơn không
kém!
Bởi vai trò
của Đảng trong cuộc chiến chống tham nhũng chính là bao che cho những kẻ tham
nhũng tiếp tục những hành vi tham nhũng tinh vi, thủ đoạn hơn.
Độc đảng chính là nguồn gốc của tệ tham nhũng.
Nên mới xuất
hiện cái mệnh đề, “chống ai – ai chống” trong cuộc chiến này. Băng hoại thể chế
vì thế vẫn cứ diễn ra ngày một trầm trọng.
Vì vậy, câu
nói nổi tiếng gần đây về chống tham nhũng của ông Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú
Trọng nên được hiểu là: Phải làm đến mức không ai còn dám tố cáo tham nhũng
nữa.
Không giống
như câu chuyện về An Dương Vương, khi Mị Châu bị Thần Kim Quy tố cáo, “giặc ở
sau lưng ngươi đó”, An Dương Vương đã thẳng tay trừng phạt người con gái duy
nhất của mình.
Thế nhưng,
nếu ông Nguyễn Phú Trọng “thẳng tay” trừng phạt như thế, thì nghĩa là ông tự
tay kết liễu đảng mà ông đang đứng đầu.
“Ném chuột đừng đánh vỡ bình” cũng chỉ là sự phản
ánh tính thật thà của ông Tổng mà thôi.