Tàu cá Trung Quốc tại Biển Đông |
Hôm 9/9, Chính phủ
Việt Nam vừa ban hành Nghị định 71/2015 cho phép lực lượng tuần tra dùng vũ khí
truy đuổi tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải.
Có hiệu lực thi
hành từ ngày 20/10, Nghị định
này về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển
nước Việt Nam.
Theo đó, “trong
trường hợp phát hiện vi phạm, nghị định cho phép các lực lượng tuần tra, kiểm
soát trong khu vực biên giới biển có quyền truy đuổi phương tiện đường thủy
nước ngoài trong nội thủy và lãnh hải Việt Nam.
Việc truy đuổi có
thể tiến hành liên tục, không ngắt quãng ra đến ngoài ranh giới lãnh hải hoặc
vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam, và chấm dứt khi phương tiện bị truy đuổi đi
vào lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ khác”.
“Khi các lực lượng
chức năng đã sử dụng tín hiệu yêu cầu đối tượng vi phạm dừng lại để kiểm tra
nhưng đối tượng không chấp hành, người chỉ huy lực lượng truy đuổi có quyền sử
dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật”, Nghị định do Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 3/9 nêu rõ.
Nghị định không nêu
rõ loại vũ khí nào đúng 'quy định của pháp luật'.
‘Hành
động cương quyết’
Trao đổi với BBC
Tiếng Việt qua điện thoại hôm 9/9, ông Nguyễn Đức Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên
cứu khoa học Biển và Hải đảo (SEA Institute) bình luận:
“Tôi cho rằng nghị
định mang tính chất quan trọng này được ban hành đúng thời điểm và cũng là đòn
răn đe các tàu nước ngoài có hành vi xâm phạm vùng biển Việt Nam. Đây là động
thái cho thấy chính phủ cương quyết bảo vệ ngư dân và lãnh hải Việt Nam”.
Tôi cho rằng nghị định mang tính chất quan trọng này
được ban hành đúng thời điểm và cũng là đòn răn đe các tàu nước ngoài có hành
vi xâm phạm vùng biển Việt Nam. Đây là động thái cho thấy chính phủ cương quyết
bảo vệ ngư dân và lãnh hải Việt Nam.
Nguyễn Đức Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Biển và Hải đảo |
Khi được hỏi liệu
hành động sử dụng vũ khí có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường trên biển
trong thời gian tới, ông Thắng đáp:
“Nghị định 71/2015
vẫn đảm bảo đường lối giữ hòa khí và đấu tranh bằng phương pháp hòa bình để bảo
vệ lãnh hải. Do vậy, không có cơ sở quan ngại về hệ lụy của nó”.
Tiếc là hôm 9/9,
BBC Tiếng Việt đã liên hệ nhiều lần nhưng không nghe được ý kiến của luật sư
Trương Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, thành viên Ban
nghiên cứu pháp lý biển Đông và hải đảo.
"Nếu Quốc hội
lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông thì tôi tin
rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Đại biểu Quốc hội chắc
chắc sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri".
"Còn phía dư
luận thế giới chắc sẽ bình luận rằng: Một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền
của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng chính
thức gì thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng. Và đây
có thể là một cái cớ để phía Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và
nguy hiểm hơn nữa", ông Nghĩa được dẫn lời trên Tuổi Trẻ