Khu trục hạm USS Lassen của Hải quân Hoa Kỳ trong một lần thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam hồi tháng 11/2009. |
Trong khi đó, Trung Quốc coi động thái của tàu chiến Mỹ là một hành động 'khiêu khích' và một 'trò chơi nguy hiểm' đối với 'ổn định ở khu vực', một bài báo trên trang mạng của Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, cho hay.
Trong cuộc điều trần trước Thượng Viện hôm nay, Bộ trưởng Quốc Phòng Carter khẳng định các cuộc tuần tra sẽ được tiếp tục trên vùng biển mà TQ đang bồi đắp các đảo nhân tạo.
Dân Quyền
Dân Quyền
Hôm 27/10/2015, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đài Loan, Eleanor Wang, lên tiếng nói:
"Đài Loan muốn thấy tất cả các bên có liên quan có một ứng xử
đóng góp cho hòa bình và ổn định ở khu vực," phát biểu từ Đài Bắc của bà
Wang, đáp lại việc Mỹ cử một tàu khu trục vào vùng biển nằm trong phạm vi 12
dặm biển của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây ở Biển Đông.
Đài Loan muốn thấy
tất cả các bên có liên quan có một ứng xử đóng góp cho hòa bình và ổn định ở
khu vực.Phát ngôn nhân của Đài Loan
Người phát ngôn của Đài Loan cũng nói thêm:
"Đài Loan cũng hy vọng các bên liên quan sẽ thể
hiện sự tôn trọng các nguyên tắc và tinh thần luật pháp quốc tế phù hợp, bao
gồm Hiến chương của Liên Hợp Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật
Biển."
Bà Eleanor Wang cũng tái khẳng định tuyên bố chủ quyền
của Đài Loạn với một số đảo tại vùng biển vốn có nhiều tranh chấp đan xen về
chủ quyền.
Bà nói Đài Loan "có tất cả các quyền đối với
chúng phù hợp với luật pháp quốc tế".
Đài Loan "sẽ không thừa nhận quyền của bất cứ
quốc gia nào tuyên bố hoặc chiếm đóng chúng vì bất cứ lý do gì hoặc bằng bất cứ
biện pháp nào".
'Khiêu khích, nguy hiểm'
Trong khi đó, một bài báo trên trang điện tử của Tân
Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước của Trung Quốc, hôm 27/10 chạy một bài báo với
tựa đề dài: "Khiêu khích của Mỹ ở Nam Hải (tức Biển Đông, theo cách gọi
của Trung Quốc), một trò chơi thiếu trách nhiệm".
Bài báo viết: "Hành vi xâm lăng này có tính chất
vô trách nhiệm và nguy hiểm cao độ. Trước hết, nó đã vi phạm cam kết của
Washington không đứng về bên nào trong các tranh chấp ở Nam Hải.
"Đồng thời, nó đi ngược lại thỏa thuận mà Chủ
tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama đã xây dựng củng cố mô hình mới
trong các quan hệ chính yếu quốc gia giữa hai người khổng lồ toàn cầu được đặc
trưng hóa bởi không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng
thắng.
Hành vi xâm lăng
này có tính chất vô trách nhiệm và nguy hiểm cao độ. Trước hết, nó đã vi phạm
cam kết của Washington không đứng về bên nào trong các tranh chấp ở Nam Hải.Bài
báo trên Tân Hoa Xã
"Những khiêu khích này đe dọa làm xấu đi khoảng
cách vốn đã rộng sẵn trong sự tin cậy lẫn nhau giữa Bắc Kinh và Washington,
xuất phát một phần từ hành động thám sát chặt chẽ và thường xuyên trên không và
trên biển của Washington chống lại Trung Quốc.
"Hành động này cũng nhắm tới việc làm khuấy động
vùng biển và hủy hoại các nỗ lực tìm kiếm giải quyết một cách hòa bình và mau
sớm các cuộc tranh cãi kinh niên ở Nam Hải và nhờ đó xóa bỏ vĩnh viễn các
nguyên nhân cội rễ gây ra các căng thẳng và rắc rối".
Bài báo trên Tân Hoa Xã hôm thứ Ba phản ứng lại việc
Hoa Kỳ điều tàu khu trục Lassen vào bên trong khu vực 12 hải lý tính từ các đảo
nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở khu vực Trường Sa kết thúc bằng việc tuyên
bố:
Hôm 27/10, tàu khu trục Mỹ USS Lassen đã thâm nhập khu
vực biển có phạm vị 12 hải lý mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền tại
bãi Vành Khăn và Subi ở Trường Sa.
Cùng ngày, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung
Quốc Lục Khảng đã đưa ra tuyên bố tại Bắc Kinh:
"Hành động liên quan của tàu chiến Mỹ đe dọa đến
chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, nguy hại đến an toàn của nhân viên
và cơ sở trên các đảo và bãi đá, phương hại đến hoà bình và ổn định của khu
vực".
"Trung Quốc cực lực bất bình và kiên quyết phản
đối việc này," người phát ngôn này nói.
Hiện chưa rõ tàu USS Lassen có quay trở lại khu vực
này hay không, hoặc Hoa Kỳ có còn phái tiếp một lực lượng hải quân nào trở lại
đó cũng với lộ trình tuần tiễu tương tự như tàu khu trục nói trên.