Tạ
Văn Tài 10/2015
1. TRƯỜNG SA CĂNG THẲNG .
Biển Đông hay Nam Hải (South China
Sea) là con đường lưu thông hàng hải của
một phần rất lớn thương mại quốc tế, giá trị
tới 5 ngàn tỷ Mỹ kim mỗi năm, và là trục lưu thông của các hạm đội hải
quân của các cường quốc thế giới và các nước Á châu. Vậy mà Trung quốc, sau khi
chiếm Hòang Sa năm 1974, lại đã lấn chiếm
một số đảo và đá ngầm của Phi luật Tân và Việt Nam tại Trường Sa, trong các năm
tứ 1988 tới nay, rồi gần đây tiến hành
xây thành đảo nhân tạo 7 khu đá ngầm chiếm của nước khác ớ đó (6 của Phi:
Hughes, Mischief, Cuarteron, Fiery Cross, Gaven,Subi, 1 của Việt Nam: Johnson
South hay là Gac Ma), chắn ngang đường lưu thông thương mại hàng hải thế giới,
và đường di chuyển của hải quân nhiều nước. Mỹ nhắm vào Tàu nhưng nói ngọai
giao, yêu cầu tất cả các nước ngưng xây các đá ngầm thành đảo nhân tạo với hậu
quả quân sự hóa, gây căng thẳng cho mọi phía; nhưng tuy vào tháng 8,2015, ngọai
trưởng Wang Yi của Trung quốc tuyên bố việc đắp đảo đã ngưng, thì không ảnh từ
hành tinh cho thấy ngưòi Tàu đã nói dối, vì vẫn tiếp tục đắp đảo và còn xây một
phi trường nữa. Rất có thể có lúc Trung quốc sẽ tuyên bồ hải phận và không phận, khu nhận dạng phòng không trong vùng các đá ngầm xây nổi lên mặt nước này,
làm ngáng trở quyền tự do lư thông trên đại dương.
2. MỸ BUỘC LÒNG PHẢI ĐỐI ỨNG MẠNH HƠN TRƯỚC, NHƯNG VẪN THEO ĐÚNG CÔNG PHÁP
QUỐC TẾ.
Thực
ra thì trước đây, từ 2011, Mỹ đã thi hành 6
cuộc tuần tra tự do lưu thông (freedom of navigation patrol operations
FONOPS), trong đó có 3 lần ở Vùng Trường Sa. Nhưng Mỹ chưa có cho tầu đi vào
sát gần hơn 12 hải lý các đá mà Trung quốc xây thành đảo nhân tạo. Nay thì các
viên chức Mỹ đồng thuận trong việc thấy cần phải đối kháng lại Trung quốc nhận
vơ 12 hải lý lãnh hải (territorial waters) cho các đảo nhân tạo, và Hạm Đội 7
đã được lệnh bộ trưỏng quốc phòng Ash Carter thảo sẵn từ đầu năm 2015 các
phương án đối đầu. Nhưng chưa có thi hành cuộc tuần tra, vì Mỹ không muốn làm sứt
mẻ cuộc họp thượng đỉnh Obama-Tập Cẩn Bình. Nhưng chính Tổng thống Obama đã
tuyên bố trong cuộc họp báo chung với ông Tập là Mỹ sẽ cho quân đội lướt sóng
bay cao, hay họat dộng tại bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Sự thực là Mỹ ở
trong thế chẳng đặng đừng, không làm và
không nói thì thua. Tuy Mỹ không muốn nói ai có chủ quyền lãnh thổ ở những đảo nổi lớn,
vì mỗi quốc gia phải tự chứng minh theo bằng chứng lịch sử, nhưng Mỹ bắt buộc, nếu không muốn để mất tự do lưu thông thương
mại và quân sự ở Biển Đông, phải nói theo Công Ước Luật Biển UNCLOS là các đá ngầm xây thành đảo nhân tạo
không bao giờ là lãnh thổ với lãnh hải/territorial sea , vì chúng thuộc thềm
lục địa các nứơc cận duyên, và chỉ có các nuớc cận duyên (Tàu cách xa Trường Sa
hơn một ngàn miles, không phải là nước cận duyên) mới có quyền xây đảo nhân tạo,
và đảo nhân tạo cũng không tạo ra lãnh hảnh hải/territorial sea.- Điều 60 UNCLOS. Đá ngầm không như là đảo,hay đá, tức là các
vùng đất nổi trên mặt nước biển lúc thuỷ triêu lên cao, và chỉ có đảo hay đá nổi
mởi có vùng lãnh hải 12 hải lý, hay vùng đặc quyến kinh tế 200 hải lý nữa, nếu
là đảo trong trạng thái thiên nhiên (có nước ngọt, có cây và súc vật, tạo nền
kinh tế tự túc) Mỹ chỉ phải tôn trọng 12 hải lý lãnh hải
chung quanh đá hay đảo nổi (và dù phải tôn trọng lãnh hải, thì cũng có thể đi
qua vô hại innocent passage - nghĩa là không dừng lại vô cớ, xả rác, đánh cá...). Còn đối với đá ngầm khi ở trong trạng thái thiên nhiên, mà đã xây cao
thành đảo nhân tạo, thì Mỹ củng chỉ cần cho các tàu di cách xa vài trăm thước,
một khỏang cách giũ an tòan mà thôi.
3.
MỸ. DÙ CÓ LẼ PHẢI ,CŨNG MUỐN CÓ CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH HAY THÂN HỮU KHÁC CÙNG ĐỒNG THUẬN
TRONG VIỆC THỬ THÁCH TRUNG QUỐC
Bộ trưởng quốc phòng Ash Carter, ngọai trưởng John Kerry, tư lênh hạm đội Thái Bình Dương Harry Harris sẽ họp và tham khảo với chính phủ Úc (thủ tưởng Úc cũng đã phản đổi đảo nhân tạo rồi). Mỹ cũng dã tham khảo và được sự ủng hộ của Phi Luật Tân: nghị sĩ Trillanes và ngọai trưởng Rosario của Phi đều tin rằng Mỹ mà cương quyết thì cũng không gây ra đối đầu nguy hiểm, mà còn làm ổn định tình hình. Ỗng Rosario nói: “Việc không bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền giả dối của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến trật tự khu vực và khiến Trung Quốc nghĩ rằng các đòi hỏi chủ quyền giả dối của họ được chấp nhận như sự đã rồi” .
Việt Nam, tuy có
ít đảo bị Tàu chiếm hơn là số đảo của Phi, nhưng nên lợi dụng huà theo khi các
nước khác nêu được trào lưu chống Trung quốc—chứ không nên để lỡ dịp như đả lỡ
dịp không cùng Phi kiện Trung quốc khi Phi mời mọc, đúng vào thơi điểm có lý do
phản đối xự lấn lướt của Trung quốc, tức là thời điểm đặt giàn khoan HY 981
ngang ngược trong thềm lục địa Việt Nam vào giữa năm 2014. Mà lần này không phải
mình Việt Nam đơn phương đồi đầu với Tàu như trong vụ giàn khoan, mà có bao nhiều
nước chung sức chống lại Tàu, thì chắc Tàu cũng sẽ không có phản ứng mạnh, như
dự liệu sau đây.
4. PHẢN ỨNG CÓ THỂ CÓ CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆC MỸ TUẦN
TRA TRONG VÙNG DƯỚI 12 HẢI LÝ CÁCH CÁC ĐÁ NGẦM.
Vào tháng 5, 2015, Mỹ cho máy bay thám thính đi trên các đá ngầm thì cũng chỉ có lính Tàu nói vọng trong radio lên mày bay là "đây là khu chủ quyền Trung quốc, yêu cầu lui ra xa”, tức là nói suông. Bây giờ thì phát ngôn nhân ngọai giao Tàu là Hua Chunying cũng chỉ nói là tin báo chí nói Mỹ sẽ tuần tra làm “chúng tôi lo ngại” và tuy Trung quốc tôn trọng tự do lưu thông trên biển, nhung vẫn sẽ phản đối nước khác vi phạm “lãnh hải và không phận của Trung quốc tại Nansha”. Nhưng theo UNCLOS, đảo nhân tạo làm gì có lãnh hải đâu? Các viên chức Mỹ nói ông Tập cam kết không quân sự hóa Trường Sa, thì Mỹ sẽ cho tầu đi vào sát các đá ngầm để thử xem có đúng là giữ cam kết đó không.
Có chuyên viên
cho rằng Trung quốc có thể cho máy bay hoặc tàu cảnh sát biển đeo bám tàu Mỹ
và khi các tàu Mỹ đi rồi thì hô lớn lên rằng “đã đuổi được Mỹ ra khỏi Biển
Đông”; họăc sẽ dùng trò tung hàng loạt tàu đánh cá cản trở hướng đi của các tàu
Mỹ. Nhưng như thế cũng chưa phải là xung đột quân sự.
Nếu có dùng
khí giới thì chắc chỉ đe dọa, như gỉa vờ có tai nạn do mày bay không người lái
đi sai đường bay cho nên mới đâm vào tầu Mỹ.
Đã đền lúc phải
thực thi pháp luật quốc tế một cách mạnh mẽ mà không sợ Trung quốc. Nhất là
Trung quốc, theo luật quốc tế, đã cưỡng chiếm bằng võ lực các đá tại Trường Sa
của Phi, Việt Nam và các nước khác , thì không thể tạo ra chủ quyền, dù đá là
đá ngầm hay là đá nhô nổi trên mặt biển. Nghĩa là không bao giờ Trung quốc có lẽ
phải ở vùng Trường Sa.