20 octobre 2015

DỰ ÁN KÊNH ĐÀO KRA - NHỮNG ÂM MƯU Ở BIỂN ĐÔNG CỦA TÀU

                  ( Bài Củ nhưng Cũng Đáng Suy Ngẩm)

 
Nguyễn An Dân: "Cái quan trọng thứ hai phải nhìn nhận là đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam bây giờ trở đi đã dần dần không thể còn là một nữa. 
Người đấu tranh dân chủ hướng về Mỹ và phương tây kêu gọi họ ủng hộ cho phong trào dân chủ Việt Nam thì cũng đừng quên một châm ngôn của chính tư bản. Đó là:“không có bạn bè và kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có đồng minh giai đoạn và lợi ích vĩnh viễn là quan trọng”".  
 



Kính chuyển đến qúy thân hửu.
 

Bài này không phải là không có lý và tình hình đang diển biến khá nhanh . 

Thoát Trung Đảng Cộng Sản VN vẫn có thể duy trì quyền lực một thời gian và có đất an toàn hạ cánh khi được Hoa Kỳ và Đồng Minh tận tình hổ trợ ( có chung lợi ích kinh tế và Biễn Đông ) và được nhân dân bỏ qua lổi lầm phần nào khi Đảng thoát Trung và chỉ đóng vai trò thứ yếu bên chính phủ , chỉ có đi với Mỹ và đồng minh cuả Mỹ Việt Nam mới có thể thoát Trung mà không sợ bài học thứ 2 cuả Trung Quốc và có điều kiện mở mang dân trí, cũng cố dân khí và cải thiện dân sinh . 

Củng cố nội lực bằng đoàn kết , tự cường , xoá bỏ tỵ hiềm tiến về phiá trước tránh làm tay sai các nước lớn trong các cuộc chiến tranh ủy nhiệm mà quá khứ đau thương cuả Việt Nam đã chứng tỏ.. 

Việt Nam cần tránh đối đầu trực tiếp với các Đại Cường mà phải mềm dẻo nương theo dòng toàn cầu hoá thời đại mưu cầu độc lập dân tộc, hoà bình và tự do hạnh phúc cho đa số dân Việt . 

Chuyển biến chính trị con đường dân chủ Việt Nam còn dài : từ độc tài đảng trị qua dân chủ nửa vời ( như VNCH : hành pháp khống chế lập pháp và tư pháp) qua dân chủ thực sự ( tam quyền phân lập : hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập thực sự kiểm soát nhau ) như các nước Tây phương , Nhật và Đại Hàn.  Con đường còn xa tùy thuộc sự đấu tranh cuả Dân Tộc Việt ( như Đại Hàn từ độc tài Pác Chính Hy sang dân chủ Hàn Quốc ngày nay mà TT là con gái Pác Chính Hy) . 

Đinh Xuân Dũng

 

 
29 tháng 5 năm 2014

***

Kế hoạch của các tay cờ lớn


Ngày 23/5 báo điện tử  có bài viết “Âm mưu biển Đông của Trung Quốc- nguồn lợi ngoài dầu khí”. Nội dung bản tin nhắc lại một dự án đáng chú ý, đó là dự án kênh đào Kra.

             Trong phạm vi bài viết này,  tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để  dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
 



Vì vị trí địa lý như vậy, nó là một trong những nguyên nhân chính đã và đang tác động chính trị mạnh nhất vào ba quốc gia chưa thật sự ổn định này. Từ đó xuất hiện sự bất ổn chính trị liên tục của Thái Lan trong mấy năm qua, và Việt Nam cũng đang bắt đầu, qua nước cờ giàn khoan HY-981 của Trung cộng .     

Ai cũng hiểu những ý nghĩa và hiệu quả kinh tế và địa chính trị to lớn mà kênh đào này mang lại. Mỹ và Trung cộng  hiểu hơn ai hết và đã tích cực hành động để đạt được điều đó. Nước nào đứng ra đào kênh là một vấn đề quan trọng, và vấn đề quan trọng hơn nữa, kiểm soát được kênh đào cũng sẽ nắm giữ được an ninh hàng hải của tuyến đường từ Ấn Độ Dương qua kênh đào vào Vịnh Thái Lan và ra Thái Bình Dương. Và do đó vị trí Việt Nam thân với Mỹ hay Trung cộng  có ý nghĩa chiến lược to lớn. Nếu Mỹ có Việt Nam là đồng minh thì sẽ ngăn cản được bành trướng của Trung cộng  xuống phía Nam, và ngược lại, nếu Trung cộng  “thu phục” được Việt Nam, thì Trung cộng  kiểm soát gần trọn tuyến hải trình này và đe dọa cả tới hải lộ Philippin. Trong sự dằng co về chiến lược biển của hai cường quốc này qua kênh đào Kra, tự nhiên vai trò của Việt Nam trở thành quan trọng.    

Nhìn sang Thái Lan ta thấy những bất ổn chính trị và biểu tình của dân chúng khắp nơi kể từ khi Thủ Tướng Thaksin Shiwanatra lên cầm quyền  và lộ ra xu hướng thân Trung cộng .    Khi Thaksin tỏ ý gật đầu với Trung Cộng   về kênh đào ĐNA này, và sau đó Trung cộng  “ồn ào và tự mãn” công bố mình sẽ là quốc gia đào kênh. Trước diễn biến đó, người dân Thái Lan, vốn được thụ hưởng một nền dân chủ lâu dài nên không “hiền lành” như quần chúng Việt Nam, đã vùng lên để dẹp bỏ Thaksin lẫn đường lối ngả theo Trung cộng . Trung cộng  lại hậu thuẫn cho em gái Thaksin là Yingluck lên cầm quyền. Chính giới và nhân dân Thái Lan lại khuấy động lần thứ hai, tác động để cuối cùng quân đội ra tay xóa bỏ chính phủ của bà Yingluck Shiwanatra. Họ đủ thông minh để hiểu lệ thuộc Trung cộng  sẽ có hậu quả như thế nào. Đấy là chưa kể bàn tay Anh-Mỹ chắc đã và đang không ngừng tác động. 


Việt Nam thì như thế nào? Kênh đào Kra ảnh hưởng gì vào chính trị Việt Nam lúc này? Tại sao lại xuất hiện bài báo về kênh đảo Kra đúng vào lúc này? Vì sao  nhận định nó là một trong các nguyên nhân chủ yếu đưa đến việc Trung cộng  phải gạt bỏ “tình anh em giữa hai đảng cầm quyền” và đem giàn khoan cắm vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam?  


   

Võ Văn Kiệt – chính khách  
    

Muốn lý giải về việc tay cờ Ba Dũng vì sao hôm nay đưa ra công khai chủ trương “thoát Trung” và Trung cộng  vì sao cắm giàn khoan dầu lúc này thì phải lật lại quá khứ để nhìn thấu hết các nguyên nhân sâu xa của nó. Mỹ và Trung cộng  đều thấy được tầm mức và lợi ích to lớn của con kênh đào này mang lại ngay từ thập niên 90 của thế kỷ trước nên đã hoạch định những sách lược lâu dài.  Trung cộng , tận dụng kết quả của hội nghị Thành Đô, liên tục dựng lên các tay cờ đàn em trong nội bộ đảng cầm quyền Việt Nam, để  chi phối Việt Nam, và dự tính chỉ phải đối phó với Mỹ tại Thái Lan trong dự án kênh đào ĐNA này.  
 
Dư luận đã có nhiều ngạc nhiên khi ở những năm của nhiệm kỳ thứ hai làm thủ tướng,
 Võ Văn Kiệt đã trình làng một người trẻ, mới toanh và ít tiếng tăm là Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó là bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, dự bị  cho vị trí thủ tướng tương lai. Hiển nhiên thôi, khi kênh đào xong, thì khu vực Phú Quốc-Hà Tiên, quê hương của Ba Dũng trở thành một tiền đồn yết hầu quan trọng, kiểm soát và phòng thủ kênh đào khi nhìn về phương  Bắc, vậy còn lựa chọn nào tốt hơn cho Võ Văn Kiệt và Mỹ, để đầu tư chính trị vào một tay cờ gốc Kiên Giang trong tương lai sẽ dẫn dắt Việt Nam đối đầu với Trung cộng  và cùng chia lợi ích với Mỹ qua kênh đào ĐNA này.       

Từ khi “thống nhất đất nước” vào năm 1975, học tập mô hình Mao Trạch Đông, đảng cộng sản Việt Nam đã liên tiếp phạm những sai lầm đã đưa đất nước vào đói nghèo lạc hậu và dân tộc ly tán. Trong tình hình đó, nhìn sang Trung cộng  thấy Đặng Tiểu Bình thực hiện những cải cách kinh tế, đảng đã quyết định cho tay cờ Võ Văn Kiệt tham chính, đi theo sau đàn anh Trung cộng  “cải cách kinh tế nhưng kềm chặt chính trị”. Thế là Võ Văn Kiệt đi phương tây, đem về những chương trình tài trợ- đầu tư và Mỹ quyết định dỡ bỏ cấm vận. Ít ai biết là kèm theo những cái công khai đó còn có những thỏa thuận ngầm bên trong. Chắc là Mỹ đã quyết định trong tương lai Việt Nam sẽ là quốc gia dẫn dắt Asean đối đầu với Trung cộng , và hợp tác chia lợi ích với Mỹ trong dự án kênh đào ĐNÁ. Tay cờ Võ Văn Kiệt sẽ triển khai nước đi chiến lược đó trong bàn cờ Việt Nam để phối hợp với Mỹ.     
 

Nhóm lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam dĩ nhiên cũng hiểu  kế hoạch này của Mỹ. Tuy nhiên trong một tình thế mà đàn anh Trung cộng  có chung lý tưởng nhưng không chung tiền xài thì việc
 phe bảo thủ thân Tàu nhượng bộ để Võ Văn Kiệt bang giao với Mỹ và phương tây, thực thi các cải cách của ông ta để có được viện trợ, là cần thiết. Với những sự hỗ trợ này, trước khi  dân có lợi thì đảng cũng hưởng lợi và đảng có thành tích để “tự hào” với nhân dân coi đó là “thành tựu của đảng”. Đảng cũng tự tin là đàn anh Trung cộng  có cải cách nhưng không sợ mất đảng, thì đàn em như mình học theo cũng không sao. Nhóm bảo thủ thân Tàu trong đảng lúc đó chưa đủ tầm để thấy ra một điều then chốt là Việt Nam không phải là Trung cộng , một quốc gia lớn và có tiếng nói trong bang giao quốc tế, còn Việt Nam thì khác hơn, tư thế yếu kém hơn, nên cái gì mà đảng cộng sản Trung cộng  làm được thì chưa hẳn là đảng cộng sản Việt Nam làm được. Sự ổn định toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam mong manh hơn đảng cộng sản Trung cộng , trước những biến động dồn dập, trong 1 thế giới phẳng toàn cầu đa cực như hiện nay.      

Tận dụng những kẽ hở đó của đảng, thế là những hoạt động đặt nền móng cho kế hoạch “thoát Trung” của Võ Văn Kiệt được xây dựng. Tay cờ Ba Dũng được Mỹ âm thầm ủng hộ và trưởng thành để bây giờ leo lên cầm nắm bàn cờ của Việt Nam trong sự ậm ừ của đảng. Từ kế hoạch kênh đào đến việc Việt Nam có một ông thủ tướng quê Kiên Giang bây giờ bắt đầu “thoát Trung” đã có một móc xích mà tác nhân sắp đặt là Võ Văn Kiệt. Ông Võ Văn Kiệt với tầm nhìn chiến lược và tấm lòng với dân tộc, hiểu rằng kế sách tối ưu cho đảng CS của ông và cho đất nước là đi với Mỹ trong dự án kênh đào và như một đồng minh lâu dài. Do đó ông đã bồi dưỡng tay cờ Ba Dũng từ rất sớm, khi còn là thủ tướng đã luân chuyển Ba Dũng qua nhiều lĩnh vực, bộ ngành quan trọng để Ba Dũng có hậu thuẫn và bộ khung làm việc trong tương lai. Ít ai chú ý
 Nguyễn Tấn Dũng đã từng làm thứ trưởng bộ quốc phòng, thứ trưởng bộ công an, thứ trưởng bộ tài chính, thống đốc ngân hàng nhà nước… những cơ quan có vị trí quan trọng trong việc cầm nắm quyền lực và duy trì ảnh hưởng lãnh đạo tại Việt Nam.  

Như vậy, có thể lý giải vì sao bây giờ Việt Nam có một ông thủ tướng xuất thân Kiên Giang đang có chiến lược “thoát Trung”, cũng như hiểu vì sao Thái Lan có bất ổn chính trị liên tục. Cũng như hiểu vì sao hôm nay Trung cộng  quyết định đặt giàn khoan vào Biển Đông để qua nó gây bất ổn chính trị cho Việt Nam nhằm phá thế cờ “thoát Trung”, cầm lại quyền chi phối VN, kềm chân Mỹ trong chiến lược Asean. Để từ đó thắng nước cờ chiến thuật quan trọng là kiểm soát kênh đào ĐNA.
 Đứng trước lợi ích to lớn của kênh đào và biển Đông mang lại, tình anh em hai đảng chỉ còn là một thứ “tình hữu nghị mơ hồ, viễn vông” mà tay cờ Ba Dũng vừa công khai kết luận.


Bày binh bố trận cho kênh đào    

Hiệu quả chiến thuật từ dự án kênh đào mang lại cho Việt Nam nếu đi với Mỹ, sự góp mặt và tham gia vào thực thi kế hoạch đó của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lộ rõ với các hành động gần đây của ông ta.   
 

Giới quan sát chính trị Việt Nam cần chú ý đến tác động của dự án kênh đào ĐNA (Kra canal) mang lại cho sự cải cách chính trị của Việt Nam. Ít ai chú ý đến sự kiện diễn biến xung quanh nó.
Tháng 3/2014, Ba Dũng đã thành công trong việc đưa con trai ông ta là Nguyễn Thanh Nghị
 
về làm phó bí thư tỉnh ủy kiêm phó chủ tịch tỉnh Kiên Giang và đặc trách chỉ huy đặc khu Phú Quốc-Hà Tiên.

   Liền ngay sau đó là tháng 4/2014, Singapore ký với Việt Nam thỏa thuận đầu tư vào Phú Quốc, chuẩn bị cho dòng tiền của Mỹ và Singapore đổ vào khu vực này. Nên nhớ các nhà tư bản ngoại quốc và cha con Lý Quang Diệu-Lý Hiển Long là những tay có tầm cỡ khôn ngoan trong hoạch định chính sách. Nếu họ không tin là Việt Nam có bước ngoặc xích lại Mỹ và Ba Dũng sẽ “thoát Trung”, sau này Việt Nam cùng Mỹ khai thác kênh đào thì làm sao mà họ đổ tiền vào khu vực này. Những tay tư bản và cha con nhà họ Lý không dại gì trao tiền vào nơi mà Trung cộng  cầm quyền kiểm soát cả. Những nhà quan sát và quan tâm đến chính trị Việt Nam cần thấy đây là một thắng lợi then chốt của Nguyễn Tấn Dũng và Mỹ trong việc khởi động kênh đào ĐNA. Dĩ nhiên là có đi phải có lại, kèm theo sự đầu tư của Mỹ và Singapore, Nguyễn Tấn Dũng phải cam kết với Mỹ và đồng minh là Phú Quốc sẽ có quy chế chính trị-kinh tế như một Hồng Kông thứ 2 trên thế giới.Kế hoạch đã lộ rõ và đến hồi thực hiện. Trung cộng  không thể nằm im cho kẻ địch thành công. Giàn khoan phải xuất hiện.     

Song song với Kiên Giang, nơi quan trọng bậc nhất cho dự án kênh đào thì Sài Gòn cũng có vị trí quan trọng hàng đầu của nó trên bình diện cải cách chính trị sau này của đất nước. Trong một tương lai khi chiến lược “thoát Trung” thành công, Việt Nam sẽ phải cải cách chính trị để phù hợp với quốc tế. Sài Gòn với sự năng động vốn có, những nền tảng dân chủ mà chính thể Việt Nam Cộng Hòa còn dư âm lại, và trình độ dân trí hiện nay hoàn toàn thích hợp làm ngọn cờ đầu. Nguyễn Tấn Dũng hiểu rằng phải đặt ở đó một quân cờ chiến lược trung thành với ông ta và với đường lối “thoát Trung”, có xu hướng cải cách ổn định cũng như được quẩn chúng tin cậy.

  Trong một bối cảnh khó khăn chèn ép nhau từ phe thân Trung cộng , Nguyễn Tấn Dũng đã vượt qua ngăn cản bước đầu, đưa về một “người kế vị”, cháu của Võ Văn Kiệt, người từ lâu nay lặng lẽ yểm trợ ngư dân Quãng Ngãi chống các âm mưu gây hấn của Trung cộng , người được quần chúng Sài Gòn tin cậy, đó là Võ Văn Thưởng. 

Phải nhìn nhận đây là một bước đi khéo léo và tế nhị của tay cờ Ba Dũng. Đưa Thưởng về để chuẩn bị vào vị trí lãnh đạo một thành phố sẽ đi đầu trong cải cách thể chế, Ba Dũng đã làm phương tây và các cựu thần trong đảng ủng hộ đường lối Võ Văn Kiệt yên lòng. Bên cạnh đó, Ba Dũng cũng tỏ rõ một thiện chí cho quần chúng thấy là ông ta sẽ không đi theo con đường độc đoán gia đình trị.
               
 Sau khi ông ta thoái vị thì Võ Văn Thưởng sẽ bước ra chính trường và dẫn dắt Việt Nam, chứ không phải các con của ông ta, giảm thiểu sự nghi ngờ của quần chúng từ “độc tài đảng trị” chuyển sang “độc tài gia đình trị”. Đây cũng là cách hay nhất để tạo sự đồng thuận tương đối từ các phe này phái kia, điều mà Ba Dũng cần nhất lúc này. Mà biết đâu nhờ thế ông lại bước lên địa vị cao hơn bây giờ. 


Bấy lâu nay truyền thông khắp nước đã bàn luận và các chuyên gia trí thức đã góp ý về một mô hình đô thị dân chủ và năng động. Phải chăng Võ Văn Thưởng sẽ nương theo những bàn luận và góp ý đó, và với sự ủng hộ của khối chuyên gia trí thức, đưa thành phố Sài Gòn đi theo mô hình chính quyền tự trị kiểu tiểu bang của Mỹ,
 đặt nền móng cho chuyển hóa chính trị tại Việt Nam, đưa Việt Nam xích lại gần với các thể chế phương tây?        

Kênh đào ĐNÁ và Phong trào dân chủ Việt Nam      

Các nước cờ, nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân thứ yếu và các yếu tố “thoát Trung”, đang ngày càng lộ rõ. Tại sao lại có bài báo về kênh đào Kra vào lúc này? Những người vận động chính trị cho nền dân chủ cần thấy rằng những nước cờ chiến lược, kênh đào, đặc khu Phú Quốc và thành phố Sài Gòn, sẽ là tiền đồn cho nền dân chủ tại Việt Nam trong tương lai. Để từ đó có ngay những bước đi chiến thuật phù hợp. Những nước cờ này của Ba Dũng đang tạo ra nhiều cơ hội và ưu thế cho tiến trình dân chủ hóa. Những người dân chủ phải biết tận dụng khéo léo để phát huy nó.
 Vấn đề bây giờ cần thấy và đặt ra không phải là Việt Nam có “thoát Trung” hay không, mà là làm gì để phát huy hiệu quả từ những bước khởi đầu “đang thoát Trung” và những thành quả bước đầu mà nó đang mang lại. Lúc này cần thiết nhất là hãy chân thành vì lợi ích chung của đất nước, cùng ngồi lại với nhau, xác định rõ mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và chiến lược dài hạn (mục tiêu nguyên tắc) là gì.        

Cũng cần nhận rõ rằng lúc này, tay cờ Ba Dũng tuy có ưu thế trên chiến lược nhưng vẫn còn thất thế ở các vị trí chiến thuật. Do đó, vấn đề đáng quan tâm là phối hợp vận động để góp phần vượt qua các trở ngại chiến thuật nhằm tổn thất ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất.
 Cái quan trọng thứ hai phải nhìn nhận là đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam bây giờ trở đi đã dần dần không thể còn là một nữa. Người đấu tranh dân chủ hướng về Mỹ và phương tây kêu gọi họ ủng hộ cho phong trào dân chủ Việt Nam thì cũng đừng quên một châm ngôn của chính tư bản. Đó là:“không có bạn bè và kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có đồng minh giai đoạn và lợi ích vĩnh viễn là quan trọng”.     

Dĩ nhiên để đạt được thắng lợi sau cùng của chiến lược thoát Trung, Ba Dũng đã và đang thực hiện những bước đi chiến thuật. Theo dõi sâu xát tình hình chúng ta có thể nhận ra được những bước đi chiến thuật này.


© Nguyễn An Dân


(Ngày 25 tháng 5 năm 2014)