Hoạt động bồi đắp đảo của Trung Quốc ở Trường Sa. |
Hãng tin Kyodo ngày 20.6 biết, Trung Quốc nói với các nước Châu Á khác là họ có thể rút ra khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) để trả đũa, nếu như Tòa trọng tài thường trực The Hague ra phán quyết trái với lập trường của Bắc Kinh trong các tranh chấp ở Biển Đông.
Tòa trọng tài thường trực được thành lập trong khuôn
khổ Công ước.
Năm 2013, Philippines đã đệ đơn lên tòa đề nghị xem xét tính hợp lệ của bản đồ "chín đoạn" thể hiện tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo giới chuyên gia, điều mà Trung Quốc lo ngại là tòa bác bỏ bản đồ "chín đoạn" và không thừa nhận các cơ sở pháp lý của các đòi hỏi lãnh thổ của Bắc Kinh.
Theo nhiều nguồn tin, vào ngày 7.7, tòa sẽ ra phán quyết về vụ kiện này và có rất nhiều khả năng bất lợi cho Trung Quốc. Chính vì thế, Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao ASEAN rằng Bắc Kinh không loại trừ khả năng rút ra khỏi UNCLOS.
Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước này năm 1996 nhưng nhiều lần tuyên bố rằng Toà trọng tài không có thẩm quyền xét xử vụ kiện và cũng sẽ không chấp hành các phán quyết của tòa nếu bất lợi cho Bắc Kinh. Mặt khác, Trung Quốc chỉ trích Philippines đã không chịu giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông thông qua đàm phán song phương.
Đồng thời Bắc Kinh cũng lên án các nước ngoài khu vực can thiệp vào hồ sơ này. Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ không có quyền nói đến vụ kiện vì bản thân Washington không phê chuẩn UNCLOS. Bắc Kinh tố cáo Mỹ muốn khai thác vụ này để tạo dựng liên minh trong khu vực nhằm ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực không mang tính ràng buộc, nhưng quyết định không thi hành phán quyết sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Năm 2013, Philippines đã đệ đơn lên tòa đề nghị xem xét tính hợp lệ của bản đồ "chín đoạn" thể hiện tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo giới chuyên gia, điều mà Trung Quốc lo ngại là tòa bác bỏ bản đồ "chín đoạn" và không thừa nhận các cơ sở pháp lý của các đòi hỏi lãnh thổ của Bắc Kinh.
Theo nhiều nguồn tin, vào ngày 7.7, tòa sẽ ra phán quyết về vụ kiện này và có rất nhiều khả năng bất lợi cho Trung Quốc. Chính vì thế, Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao ASEAN rằng Bắc Kinh không loại trừ khả năng rút ra khỏi UNCLOS.
Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước này năm 1996 nhưng nhiều lần tuyên bố rằng Toà trọng tài không có thẩm quyền xét xử vụ kiện và cũng sẽ không chấp hành các phán quyết của tòa nếu bất lợi cho Bắc Kinh. Mặt khác, Trung Quốc chỉ trích Philippines đã không chịu giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông thông qua đàm phán song phương.
Đồng thời Bắc Kinh cũng lên án các nước ngoài khu vực can thiệp vào hồ sơ này. Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ không có quyền nói đến vụ kiện vì bản thân Washington không phê chuẩn UNCLOS. Bắc Kinh tố cáo Mỹ muốn khai thác vụ này để tạo dựng liên minh trong khu vực nhằm ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực không mang tính ràng buộc, nhưng quyết định không thi hành phán quyết sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Nguồn: Theo Lao Động