19 juin 2016

Vì sao hai phi công trên chiếc Su-30 được ngư dân cứu vớt, chứ không phải lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp?



Ngư dân Lệ (mặc áo màu xanh) cùng hai ngư dân (không rõ tên) đã cứu phi công Nguyễn Hữu Cường. Ảnh: Đức Hùng/ VNE

Phi công Trần Quang Khải nhảy dù bị dù quấn lênh đênh trên biển suốt 84 tiếng. Lúc vớt thi thể, các bác sỹ xác định đã tử vong trước đó 2 ngày (48 tiếng). Như vậy anh Khải còn sống trên biển tới 36 tiếng. Nếu cứu hộ kịp thời, chắc sẽ không hy sinh.

Máy phát tín hiệu cấp cứu của chiếc SU 30-MK2 có vấn đề. Phi công Khải nhảy dù cách phi công Cường khoảng 10 giây, anh Cường còn nhìn thấy dù anh Khải, khu vực đó là gần đảo Mắt và đảo Hòn Mê (Nghệ An – Hà Tĩnh). Vậy mà CASA-212 lại tìm ở vùng biển Bạch Long Vĩ (Hải Phòng). Bởi tín hiệu cấp cứu phát ra ở gần đảo Bạch Long Vĩ. Có ý kiến cho rằng máy phát tín hiệu của SU 30-MK2 là đểu. Nhưng có lẽ vụ phát tín hiệu cách qúa xa nơi phi công Khải rơi đặt ra nhiều nghi vấn?

Như nhiều nguồn tin cho biết, công nghệ sản xuất máy bay tên lửa Nga phải nhập linh kiện điện tử của Tàu Cộng. Nên biết đâu, nơi nhận tín hiệu trước của cả 2 phi công ta là Hải Nam của Tàu. Và kẻ gian đã vô hiệu hoá các thiết bị này. Đồng thời dùng thiết bị giả phát đúng tần số cấp cứu của anh Khải để dử máy bay cứu hộ CASA-212 của ta tới chiếc bẫy mà chúng giăng sẵn ngay trên vùng phân định Vịnh Bắc Bộ (gần Bạch Long Vĩ) và tiêu diệt. Nếu giả thiết này đúng thì việc tổn thất thêm 9 phi công và nhân viên cứu hộ cùng chiếc thủy phi cơ CASA-212 là còn nhiều uẩn khúc cần làm sáng tỏ bằng luận cứ khoa học thuyết phục.

Chuyện lực lượng cứu hộ yếu kém và thiếu kinh nghiệm đã đành mà thiết bị phát sóng bị nhiễu là rất có cơ sở khi cả 2 phi công SU 30-MK2 (1 sống; 1 chết) đều được hai ngư dân Hà Tĩnh với phương tiện thô sơ cứu và vớt chứ không phải lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp!

____

FB Nguyễn Huy Cường


THIẾU PHƯƠNG ÁN DỰ PHÒNG

18-6-2016

Ở quân chủng Bộ binh, trước khi lâm trận, Ban tham mưu xây dựng một số biện pháp Dự phòng theo chiều hướng xấu.

Nếu đại đội trưởng hy sinh thì đại đội phó (tác chiến) lên thay. Trường hợp cả ban chỉ huy đại đội gồm đại đội trưởng, đại đội phó, chính trị viên hy sinh hết thì trung đội trưởng trung đội nào lên thay v.v…

Chính vì được chuẩn bị tốt như vậy, nên khi bị tổn thất, họ vẫn chiến đấu và nhiều khi, vẫn chiến thắng. Nếu tinh thần này được duy trì, ví dụ như khi chiếc máy bay SU 30 vừa rơi, mất liên lạc thì lập tực máy bay ứng cứu bay đến ngay vùng vừa rơi (Trường hợp máy may ứng cứu CASA cũng vậy) Nếu trong 20 phút, đã tiếp cận được vùng máy bay gặp nạn, thì tổn thất có thể được hạn chế.

Hồi máy bay Mỹ oanh tạc miền bắc, người ta đã Dự phòng cho phi công của họ cả một lá cờ Mỹ có in dòng chữ bằng tiếng Việt có nội dung đại thể: “Xin hãy cứu giúp tôi, chính phủ Mỹ sẽ đền đáp CÔNG ơn của bạn”.

Không những vậy, công việc chuẩn bị cho THẤT BẠI của họ còn chu đáo hơn nhiều. Mời các bạn nghe câu chuyện nhỏ dưới đây.

Một máy bay F4H của Hải quân Mỹ bị bắn rơi ở Phú Thọ năm 1967 khoảng hơn 5 giờ chiều. Phi công nhảy dù xuống vùng ven sông Đà. Nhưng, máy bay ứng cứu tập trung oanh tạc ở mạn Tam Nông giáp Thanh Sơn, xa mục tiêu thật chừng 40 km. Các lực lượng tìm kiếm của ta bị hút theo vào vùng này. Tối hôm đó, viên phi công đã tiến từ rừng ra bờ sông Đà, đi giật lùi, vừa đi vừa ném những miếng vải, miếng khăn xé ra sau khi lau máu ở vết thương.

Buổi sáng hôm sau, các lực lượng tìm kiếm của ta (Thời Đại tá Lê Tu làm Tỉnh đội trưởng) tiến theo dấu vết này, đi vào rừng để tìm kiếm. Súng phòng không hạng nhẹ cũng được kéo vào cánh rừng nghi là nơi ẩn nấp của viên phi công chờ bắn những máy bay đến cứu.

Bất ngờ, khoảng 8 giờ sáng, khi hầu như toàn bộ lực lượng tìm kiếm đang xoắn vào mục tiêu trong rừng thì máy bay trực thăng bay ra ven sông, kéo viên phi công lên máy bay, trốn thoát.

Có thể nói, phía Mỹ đã chuẩn bị rất kỹ cho những phương án thất bại, kể cả tình huống này và họ đã thành công.

Công cuộc tìm kiếm máy bay SU 30 và CASA của ta gặp nạn, có thể còn rất vất vả, rất tốn kém có lẽ vì một nguyên nhân: Hình như ta không chuẩn bị cho những phương án Dự phòng. Đến đâu, tính đến đó.

Cái giá phải trả cực kỳ đắt!