Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn trả lời báo chí chiều 29/7. Ảnh: Ngọc Thành. |
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đề
nghị giới công nghệ Việt Nam tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, tránh
hành vi khiêu khích, thách thức không cần thiết đối với các nhóm hacker nước
ngoài.
“Chúng tôi khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc kinh doanh, trong điều kiện cần thiết phải biết hy sinh lợi ích doanh nghiệp để đặt lợi ích dân tộc, quốc gia lên hàng đầu, góp phần cùng nhà nước đảm bảo an toàn thông tin trong mọi điều kiện, hoàn cảnh”, ông Tuấn nhấn mạnh“Đặt lợi ích dân tộc, Quốc gia lên hàng đầu“, câu nói rất hợp lòng dân của vị Bộ trưởng, nếu ông và đảng của ông thành tâm nói đi đôi với làm.
Nhưng cho đến nay, bất chấp lời kêu gọi của người dân, đảng cộng sản vẫn đặt lợi ích của đảng trên đất nước và dân tộc, đặt cái ghế mà đảng đang ngồi trên bàn thờ tổ tiên.
Trong điều kiện đó, tuyên bố của Bộ trưởng Nguyễn Minh Tuấn chỉ thể hiện được cái dã tâm, vô trách nhiệm của một người, một đảng, đang sống trên tài sản của nước, của dân.
Họ tuy bất lực trước Trung quốc xâm lấn, nhưng vẫn chà đạp được ước vọng của mọi người bằng nhà tù, gông cùm, bạo lực.
Câu hỏi đặt ra là bao giờ người dân nổi lên để đè bẹp bọn bán nước hại dân, để khẩu hiệu “Đặt lợi ích dân tộc, Quốc gia lên hàng đầu“ trở thành sự thật.
Dân Quyền
Trả lời câu hỏi về vụ tin tặc tấn công vào một số hệ thống thông tin của
sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương
Minh Tuấn cho biết, cuộc tấn công diễn ra vào lúc 16h ngày 29/7. Trước đó 2 giờ
Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đã phát đi cảnh báo số 1
về yêu cầu kiểm tra và xử lý sự cố mã độc khẩn cấp.
Theo Bộ trưởng, thời gian tới không chắc chắn những cuộc tấn công
tương tự có diễn ra nữa hay không, vì rất khó ngăn chặn triệt để mọi cuộc tấn
công trong không gian mạng. “Những mối nguy cơ sẽ ngày càng cao hơn, chúng
ta càng phải nâng cao cảnh giác, đầu tư cho con người và kỹ thuật”, ông nói.
Lãnh đạo Bộ Thông tin cho rằng phải tìm ra thủ phạm mới có bằng chứng đầy
đủ để buộc tội. "Cần điều tra về mặt kỹ thuật, chúng ta cần bình tĩnh,
thận trọng, tránh suy diễn”, ông nhấn mạnh và đề nghị giới công nghệ Việt
Nam cũng như các bên liên quan tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tránh
hành vi khiêu khích, thách thức không cần thiết đối với các nhóm hacker nước
ngoài, không kêu gọi dùng hacker Việt Nam tấn công hacker nước này, nước khác.
Liên quan đến vấn đề các nhà mạng Việt Nam dùng thiết bị Trung Quốc, người
đứng đầu Bộ Thông tin cho biết, đúng là có thực trạng nhà mạng lớn hiện
nay ở Việt Nam sử dụng thiết bị công nghệ Trung Quốc và cũng có khả năng thiết
bị đó có vấn đề. Ví dụ laptop của hãng Lenovo (Trung Quốc) đã bị phát hiện vi
phạm quyền riêng tư của người sử dụng.
Việc nhà mạng mua thiết bị Trung Quốc do nhiều yếu tố như điều kiện lịch
sử; luật đấu thầu có những hạn chế, nhất là về giá thành; cách tiếp cận linh
hoạt của doanh nghiệp Trung Quốc; một số hãng công nghệ Trung Quốc có thương
hiệu toàn quốc… Hơn thế, về luật hiện nay không có sự phân biệt đối xử.
Theo Bộ trưởng Tuấn, thời gian tới cơ quan quản lý nhà nước sẽ có đánh giá
toàn diện hơn, có tiêu chuẩn cụ thể để đảm bảo an toàn thông tin khi mua các hệ
thống thông tin quan trọng. Nhưng phải khẳng định không thể đảm bảo an
toàn an ninh thông tin nếu chỉ phụ thuộc vào một công nghệ hay một doanh nghiệp
nào và cũng không có thiết bị nào đảm bảo tin tưởng hoàn toàn.
“Chúng tôi khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc kinh doanh,
trong điều kiện cần thiết phải biết hy sinh lợi ích doanh nghiệp để đặt lợi ích
dân tộc, quốc gia lên hàng đầu, góp phần cùng nhà nước đảm bảo an toàn thông
tin trong mọi điều kiện, hoàn cảnh”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Sự cố tin tặc tấn công được ghi nhận vào chiều 29/7 khi hàng loạt màn
hình hiển thị thông tin chuyến bay tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất cùng hệ
thống phát thanh của sân bay bất ngờ bị chèn nội dung kích động, xuyên tạc về
biển Đông.
Cùng thời điểm, Vietnam Airlines xác nhận trang mạng chính thức của
Vietnam Airlines đã bị chiếm quyền kiểm soát và chuyển sang trang mạng xấu ở
nước ngoài. Trên trang xuất hiện các ngôn ngữ kích động. Dữ liệu của 400.000
hội viên khách hàng thường xuyên bị công bố. Việc bị hacker tấn công khiến
hơn 100 chuyến bay bị chậm, hành khách ùn ứ tại các quầy làm thủ tục.
Đến 17h10, trang mạng của Vietnam Airlines đã được khôi phục.
18h, các hệ thống công nghệ thông tin và
hệ thống dữ liệu của Vietnam Airlines bị tấn công đã được cô lập và đang
trong quá trình khắc phục.
Theo Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật, tin tặc chỉ xâm nhập được
vào giao diện màn hình hiển thị các thông tin về chuyến bay của Vietnam
Airlines tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, không xâm nhập hệ thống tra
cứu, đặt vé. Hệ thống điều hành bay, an ninh của các sân bay này vẫn hoạt
động bình thường.
|
Võ Văn Thành - Võ Hải