Tôi cực kỳ hứng thú
theo dõi buổi chất vấn của các Đại biểu Quốc hội đối với ông Trần Tuấn Anh – Bộ
trưởng Bộ Công thương. Theo dõi Bộ trưởng này từ khi tiếp nhiệm từ nguyên Bộ
trưởng Vũ Huy Hoàng, ông không cho tôi thấy nhiều hy vọng. Thay vào đó, ông
Trần Tuấn Anh thường hiện hữu như một cậu ấm quen than vãn, kiểu như “Bị đa cấp
nhắn tin hăm dọa” hay “cảm thấy đau lòng vì bị nhận xét quy định do Bộ soạn
thảo vì doanh nghiệp lớn mà gây hại cho người kinh doanh nhỏ”…
Khi cao trào của những
bổ nhiệm cán bộ đầy sai phạm do ông Vũ Huy Hoàng ban hành được phơi trước công
luận, ông Trần Tuấn Anh nhanh chóng xác lập tổ công tác để rà soát các quyết
định bổ nhiệm này rồi cuối cùng đưa ra kết luận cho trường hợp của con trai ông
Vũ Huy Hoàng là Vũ Quang Hải, “Bổ nhiệm đúng quy trình”. Từ kết luận này, tôi
hoàn toàn không còn bất cứ niềm tin nào đối với ông Trần Tuấn Anh, đó là kết
luận mà Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung phải thốt lên, “Nói bổ nhiệm Vũ Quang Hải đúng
quy định là... trơ trẽn”.
Câu chuyện quan chức
Bộ Công thương đột ngột đi chữa bệnh, cán bộ Bộ Công thương đột ngột trốn lại
Châu Âu, thủy điện xã lũ, doanh nghiệp Bộ Công thương phá sản… có quá nhiều thứ
vây quanh lấy ông Trần Tuấn Anh. Thế nhưng, nổi bật hơn hết vẫn là sự ủng hộ
của lãnh đạo Bộ Công thương với một dự án đầy khuất tất và nhiều nghi ngại là
Dự án Thép Hoa Sen – Cà Ná.
Thế nên, khi Đại biểu
Phạm Thị Minh Hiền hỏi thẳng, "Sự cố Formosa vừa xảy ra, Bộ đã phê duyệt
ngay dự án thép Cà Ná mặc dù có nhiều ý kiến phản đối. Có hay không việc xuất
hiện lợi ích nhóm trong việc phê duyệt dự án? Có hay không chuyện Bộ chạy theo
doanh nghiệp để làm dự án, bất chấp việc hủy hoại môi trường và đánh đổi cuộc
sống của người dân?". Rõ ràng, Đại biểu Quốc hội thừa sức hiểu rõ môi quan
hệ giữa ông Lê Phước Vũ (Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen) và cá nhân Bộ trưởng Trần
Tuấn Anh.
Nhận được câu hỏi này,
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hết sức lúng túng. Thậm chí, ông có vẻ tỏ ra bức xúc
đúng kiểu đứa trẻ bị phát hiện giấu kẹo của người khác trong tay. Ông nói rất
nhiều, nói rất hay nhưng tư duy của ông này thật sự có vấn đề. Nhất là khi Bộ
này cho rằng, “Dự báo VN sẽ thiếu hụt 20 triệu tấn thép vào năm 2020, thiếu
tiếp 25 triệu tấn thép thô vào năm 2025, nhập siêu ngành thép sẽ ngày càng trầm
trọng hơn”. Và nhập siêu được Bộ trưởng này đưa ra là, “lượng sắt thép nhập
khẩu của Việt Nam vào khoảng 3 tỷ USD, dự kiến đến năm 2020 con số này có thể
là 15 tỷ USD”.
Đây chính là tư duy
của Mao Trạch Đông trong hai cuộc đại nhảy vọt khiến mấy chục triệu dân Trung
Quốc chết đói. Thân là Bộ trưởng, ông ấy hoàn toàn không có hiểu biết sơ đẳng
nhất là trước khi bắt tay xây dựng sản xuất sản phẩm nào đó phải đánh giá thế
giới đang thừa hay thiếu. Thống kê của Hiệp hội sắt thép trung quốc cho thấy,
nước này dư thừa khoảng 350 triệu tấn thép mỗi năm, cao gấp đôi sản lượng thép
của toàn Liên minh châu Âu (EU) (170 triệu tấn).
Thế nên, con số thiếu
hơn 20 triệu tấn thép mà Bộ Công thương đưa ra chỉ là muỗi so với lượng thép
tồn của thế giới. Rõ ràng, nếu đánh đổi một vùng biển để lấy thứ thế giới đang
thừa mứa thì đó là tư duy của một kẻ ấu trĩ, thiếu tầm nhìn.
Càng buồn cười hơn khi
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời rất đanh thép việc bổ sung Dự án Thép Hoa Sen –
Cà Ná vào quy hoạch bổ sung của Bộ Công thương là đúng quy trình, là rõ ràng
không nhóm lợi ích. Vậy mà, khi Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc Hội
Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi, “Bộ trưởng có dám từ chức nếu thép Cà Ná gây hậu
quả?” thì Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hứa chiều sẽ trả lời nhưng rồi lại âm thầm im
lặng.
Ấn tượng duy nhất của
tôi đối với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chính là khi ông lúng túng đọc sai tên Đại
biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc nhở, ông ngước lên
nói rành mạch “Dạ”, rất ngoan.
Ông ấy phù hợp làm một
cậu ấm con quan hơn là làm Bộ trưởng, tôi nghĩ vậy. Và tôi rất hy vọng vào lá
phiếu tín nhiệm trong tương lai của các Đại biểu Quốc hội.
Nguồn: Theo FB NguyethuuNgo
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh |