19 Ủy viên
Bộ Chính trị khóa XII. Đồ họa: Tuấn Dũng. Nguồn: Zing.
|
Luân Lê
7-6-2018
Trong thể chế chính trị hiện tại, Hiến pháp đã quy định Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối nhà nước và xã hội. Trong đó, Bộ Chính trị là cơ quan đầu não với sức mạnh quyền bính vô song, nhưng dường như vô hình trước luật pháp, bởi không có bất cứ cơ chế nào để có thể thực hiện việc khởi kiện tổ chức này (cũng như Đảng) ra toà án. Trong khi đó Hiến pháp quy định các cơ quan nhà nước và toàn thể nhân dân đều phải thực hiện bảo vệ hiến pháp và cơ chế bảo vệ hiến pháp thực hiện theo pháp luật.
7-6-2018
Trong thể chế chính trị hiện tại, Hiến pháp đã quy định Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối nhà nước và xã hội. Trong đó, Bộ Chính trị là cơ quan đầu não với sức mạnh quyền bính vô song, nhưng dường như vô hình trước luật pháp, bởi không có bất cứ cơ chế nào để có thể thực hiện việc khởi kiện tổ chức này (cũng như Đảng) ra toà án. Trong khi đó Hiến pháp quy định các cơ quan nhà nước và toàn thể nhân dân đều phải thực hiện bảo vệ hiến pháp và cơ chế bảo vệ hiến pháp thực hiện theo pháp luật.
Nhưng trong toàn bộ cách thức vận hành và kiểm soát quyền lực hiện tại, lại
không có bất cứ cơ chế nào để khởi kiện văn bản để bảo vệ hiến pháp và cũng có
những tổ chức, vị trí chính trị không bao giờ bị kiện ra toà án (dưới dạng văn
bản), bao gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ hay đảng cộng sản và kể cả
luật của quốc hội. Vậy thì chúng ta bảo vệ Hiến pháp bằng cách nào? Và tại sao
nhiều cơ quan cũng như tổ chức nằm ngoài sự điều phối của luật pháp như thế,
nhưng lại nắm quyền lực với vị thế lãnh đạo toàn bộ nhà nước và xã hội?
Trong mô hình chính thể kiểu này, quả là bất lực một khi có văn bản luật nào đó hoặc một tổ chức nào đó ban hành hoặc đưa ra chính sách có dấu hiệu vi hiến, vì chúng ta không có cơ chế để ngăn chặn và vô hiệu hoá nó, mà chúng ta lại chỉ có cách thức là phải gửi kiến nghị đến chính cơ quan đã ban hành để đề nghị thay thế, sửa đổi hoặc đình chỉ. Vậy là họ là người cầm bút và họ cũng là người xé giấy. Đâu có ý nghĩa gì về mặt kiểm soát quyền lực và tính hữu hiệu thực lý của nó.
Văn bản dưới đây là của Bộ Chính trị, một văn bản không hề mật, nhưng ở mục 5 này đã ghi rõ, thiết chế này giao cho quốc hội để bàn thảo và thông qua luật đặc khu. Và như vậy, quốc hội đại diện cao nhất cho nhân dân nhưng lại nằm dưới sự tầm soát của Bộ Chính trị, và đó là cơ quan đầu não quyết định đến đường hướng và chương trình thuộc về chức trách của quốc hội. Hơn thế là 96% số đại biểu là đảng viên, lại cũng nằm dưới sự quản lý và điều hành từ tổ chức đảng. Vậy nên quốc hội bị chi phối và ảnh hưởng bởi thiết chế siêu quyền lực này là điều dễ hiểu.
Trong cuốn Dân trị và Chính quyền, tôi đã phân tích về cách thức phân bố quyền lực kiểu này là một dạng chuyển giao quyền lực bất truy hồi và theo kết cấu ngược, tức quyền lực mà nhân dân (đáng lẽ ra) chỉ giao cho chính quyền (nhà nước), lại một lần nữa được thuyên chuyển vào tay một tổ chức khác mà không có cách gì để khởi kiện hay kiểm soát những hoạt động của tổ chức này. Đây chính là tình trạng một thiết chế trở nên vô song trước quyền lực nhưng vô hình trước luật pháp.
Luật đặc khu đã ra đời và sớm được đưa lên bàn thảo tại nghị trường là xuất phát từ đây. Và như bà chủ tịch quốc hội đã nói, Bộ chính trị đã quyết rồi nên phải ra luật bằng được chứ không thể bàn lùi.
Trong mô hình chính thể kiểu này, quả là bất lực một khi có văn bản luật nào đó hoặc một tổ chức nào đó ban hành hoặc đưa ra chính sách có dấu hiệu vi hiến, vì chúng ta không có cơ chế để ngăn chặn và vô hiệu hoá nó, mà chúng ta lại chỉ có cách thức là phải gửi kiến nghị đến chính cơ quan đã ban hành để đề nghị thay thế, sửa đổi hoặc đình chỉ. Vậy là họ là người cầm bút và họ cũng là người xé giấy. Đâu có ý nghĩa gì về mặt kiểm soát quyền lực và tính hữu hiệu thực lý của nó.
Văn bản dưới đây là của Bộ Chính trị, một văn bản không hề mật, nhưng ở mục 5 này đã ghi rõ, thiết chế này giao cho quốc hội để bàn thảo và thông qua luật đặc khu. Và như vậy, quốc hội đại diện cao nhất cho nhân dân nhưng lại nằm dưới sự tầm soát của Bộ Chính trị, và đó là cơ quan đầu não quyết định đến đường hướng và chương trình thuộc về chức trách của quốc hội. Hơn thế là 96% số đại biểu là đảng viên, lại cũng nằm dưới sự quản lý và điều hành từ tổ chức đảng. Vậy nên quốc hội bị chi phối và ảnh hưởng bởi thiết chế siêu quyền lực này là điều dễ hiểu.
Trong cuốn Dân trị và Chính quyền, tôi đã phân tích về cách thức phân bố quyền lực kiểu này là một dạng chuyển giao quyền lực bất truy hồi và theo kết cấu ngược, tức quyền lực mà nhân dân (đáng lẽ ra) chỉ giao cho chính quyền (nhà nước), lại một lần nữa được thuyên chuyển vào tay một tổ chức khác mà không có cách gì để khởi kiện hay kiểm soát những hoạt động của tổ chức này. Đây chính là tình trạng một thiết chế trở nên vô song trước quyền lực nhưng vô hình trước luật pháp.
Luật đặc khu đã ra đời và sớm được đưa lên bàn thảo tại nghị trường là xuất phát từ đây. Và như bà chủ tịch quốc hội đã nói, Bộ chính trị đã quyết rồi nên phải ra luật bằng được chứ không thể bàn lùi.