Thiện Tùng
24/5/2021
(Chữ nghiêng là trích)
Khi chưa theo Mác, Lê-nin, Hồ Chí Minh…, cứ Tết đến hay ngày sinh nhựt của bác Tổng Bí thư Đảng CSVN Lê Khả Phiêu, các quan chức, doanh nhân lũ lượt đến tận dinh thự thăm Bác. Mỗi người hay đoàn khách viếng đều có mang theo thùng quà hoặc phong bì chứa “tấm lòng” của họ đối với Bác trong đó.
Thường niên, cứ nhân dịp đầu xuân và sinh nhật của nguyên TBT Lê Khả Phiêu, Ban Liên lạc đồng hương Thanh Hóa đã đến dinh thự của ông để chúc mừng. Trong đoàn có người đã ghi lại những hình ảnh tại đây làm kỷ niệm. Không ngờ, sau khi những hình ảnh nầy được đưa lên mạng Internet gây xôn xao trong dư luận.
Sau bước tay bắt mặt mừng, tham quan cơ ngơi đến mục lai rai rượu trà, phóng viên báo Tuổi Trẻ nhìn tổng quát khu dinh thự rồi buộc miệng:
- Thưa nguyên Tổng Bí thư, còn việc kê khai tài sản…?.
- Bác Phiêu nói hơi khó hiểu: Khai hết chứ! Tôi bây giờ có cái nhà nào Nhà nước cấp đâu. Vẫn ở nhà công vụ đấy (cười). Khi tôi nghỉ, được phân cái nhà ở Đội Cấn 1.200m2 vì nhà tập thể chỗ 36 Lý Nam Đế chật và nóng. Tôi cảm ơn không nhận. Vừa rồi các anh nói tiêu chuẩn nhà cửa của tôi phải năm - sáu trăm (m2). Đâu có qui định nào như thế?. (Nguyên TBT Lê Khả Phiêu trả lời phóng viên báo TT vào lúc 8 giờ 18 phút ngày thứ Năm 26/05/2005 nguyên văn như thế).
Khi dẫn khách đi tham quan cơ ngơi của mình, bác Phiêu nói nửa đùa nửa thật, vừa cho vui, vừa tham khảo: “Chỉ có dại mới làm mà không ăn?”.
Chẳng biết có phải từ câu nói “Chỉ có dại mới làm mà không ăn” phát ra từ miệng cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu mà hiện nay trong Đảng “khôn nhiều”, “dại ít” không?. “Khôn” trong Đảng ngày một lan tràn, suốt hơn 2 nhiệm kỳ (hơn 10 năm), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải dùng biện pháp “hỏa thiêu” cho chết bớt. Thế mà, chúng cứ tiếp tục sinh sôi nẩy nở, chuyển thể thành gen mới “khôn ranh”!.
Bài viết nầy tôi không thể liệt kê hết những người “khôn” mà chỉ kể 4 người “dại” mà tôi được biết:
1/ Ông Dương Quang Đông
Dương Quang Đông Nhà cách mạng chống Pháp, chống Mỹ |
Dương Quang Đông (tên thường gọi Năm Đông hay Năm Phúc), sinh ngày 2/5/1902, mất ngày 15/5/2003, hưởng thọ 101 tuổi. Ông Đông sinh ra tại Ấp Mỹ Cẩm, xã Mỹ Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, thân phụ ông Đông là cụ Dương Quang Bắc. Thời trai trẻ, ông Bắc từng là một nghĩa binh oai dũng của cuộc dấy binh Trần Văn Đề chống xâm lươc Pháp.
- Ông Đông chịu làm:
Ông tham gia hoạt động cách mạng trước khi Đảng CSVN ra đời: Năm 1926, ông tham gia “Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội” (Công hội Đỏ). Năm 1930, khi Đảng CSVN ra đời, ông trở thành đảng viên Đảng CSVN (Đảng). Phải nói trong quá trình hoạt động Cách mạng, ông Đông là người có một không hai, siêng năng, kiên trì, làm việc gì cũng làm tới nơi tới chốn. Đáng nói là ông chấp hành lịnh trên, hoàn thành xuất sắc 3 việc quá sức tưởng tượng:
+ Xứ ủy Nam Kỳ kiêm Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh.
+ Mặc dầu được TW Đảng đề cử, nhưng ông không tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946, dành thời gian ra nước ngoài (Thái Lan) tìm cách mua được nhiều vũ khí , tổ chức hệ thống cơ sở Việt kiều, mở đường bộ và đường biển qua lãnh thổ Thái-Campuchia vận chuyển số vũ khí mua được về Việt Nam. Đáng nói, ông còn vận động được hàng mấy trăm thanh niên Việt kiều ở Thái và Campuchia tình nguyện về nước chiến đấu, tổ chức thành nhiều chi đội, được trang bị vũ khí đầy đủ, xuyên qua đất Campuchia về miền Đông và miềnTây Nam bộ chiến đấu chông Pháp.
+ Khi Mỹ “thay ngựa giữa dòng” – giết chết anh em Diệm-Nhu, Trung ương Cục đoán chắc là Mỹ sẽ đổ quân vào Nam Việt Nam, phân công ông Đông ra Bắc xin chi viện vũ khí. Xuất phát từ rừng Tây Ninh, ông cùng một ít đồng đội, với những túi lương khô, xuyên qua rừng Mã Đà ra tận Quảng Ngãi mua ghe, cải trang ngư dân đánh cá ra Bắc xin chi viện vũ khí. Qua chuyến đi thành công nầy, ông đề xuất được trên chuẩn thuận, ông trực tiếp chỉ đạo mở đường“Hồ Chí Minh trên biển”, với những chiếc tàu, ghe không số chuyển khối lượng khổng lồ vũ khí, quân dụng từ Bắc vào Nam đáp ứng ngày một đầy đủ hơn cho cuộc chiến chống can thiệp Mỹ.
Trong cuộc họp năm 1989, giáo sư Trần văn Giàu, cựu Xứ ủy Nam kỳ, một triết gia, nhà sử học…nói: “Ông Dương Quang Đông tham gia ‘Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội từ 1926, từ đó công tác liên tục cho đến nay, nhiều lần vào ra khám lớn, biết nhiều lớp cán bộ ở các tỉnh; ông Đông mập mạp tưởng chừng như chậm lụt, nhưng thật ra rất lẹ làng, ít lí luận mà siêng năng, kiên trì, làm gì thì làm tới nơi tới chốn…”.
- Ông Đông biếng ăn:
Sau 30/4/1975, gia sản của quan chức VNCH và giai cấp Tư sản ở miền Nam đều bị bên thắng cuộc tịch thu. Số gia sản đồ sộ ấy được phân chia cho quan chức bên thắng cuộc theo cấp chức cao thấp, ông Đông được chia nhà theo diện cấp cao.
Nhận ngôi biệt thự chưa được bao lâu, ông bà Đông bán nó, mua lại căn nhà khiêm tốn vừa đủ ở, vôi ra được một số vàng. Số vàng vôi ra, ông bà chi hết vào việc làm từ thiện. Có lần, ông đem 40 lượng vàng đến nơi nhận lạc quyên từ thiện trợ giúp đồng bào miền Trung bị bão lũ. Thấy vậy, có người hỏi:
+ Sao ông bà không giữ biệt thự ở mà đem bán, mua lại căn nhà chật hẹp như thế?.
+ Ăn nhiều chớ ở bao nhiêu, vợ chồng già ở vậy tốt rồi - ông nói.
+ Sao ông không để số vàng dưỡng già mà đem đi làm từ thiện hết vậy”? – người khác lại hỏi.
+ Biệt thự đâu phải của tôi, số vàng nầy từ biệt thự ấy mà ra, nó nào phải của chúng tôi. Chúng tôi sống bằng lương hưu tạm đủ - Ông đáp.
Tuổi cao, khi lâm trọng bịnh biết khó vượt qua, ông Đông viết sẵn lời dặn với gia đình, đại ý: “Khi tôi qua đời chắc có nhiều cơ quan, quan chức đến viếng, hãy nhận tiến phúng điếu rồi giao hết cho Ban Lễ tang làm từ thiện….”. Được biết, khi ông qua đời, gia đình làm đúng theo lời dặn của ông.
2/ Ông Nguyễn Hộ
Ông Nguyễn Hộ, nhà Cách mạng chống Pháp, chống Mỹ |
Bộ phim “Người ven đô” viết về vùng kháng chiến Tây-Bắc Sàigòn gồm những địa danh: Củ Chi, Bà Điểm, Hóc Môn, Mười tám thôn Vườn Trầu… Ông Sáu Hộ (Nguyễn Hộ) là nhân vật chủ chốt, cốt cách, xuất hiện xuyên suốt bộ phim.
Trực tính, dũng cảm thuộc bản chất ông Hộ. Trong chống xâm lược Pháp trước đây hay chống can thiệp Mỹ sau đó, về vị thế, tầm cỡ, chiến công… ông Hộ thuộc hàng ông Phạm Hùng, Nguyễn văn Linh…Trong chống Mỹ, ông cũng như ai, khi phải ra Hà Nội, ông qua Nam Vang (Campuchia) đi máy bay sang Trung Quốc rồi đáo về Hà Nội. Vì vậy, sau 30/4/1975, Ông cũng được cấp một biệt thự nằm trong loại sang nhứt ở Thủ Đức, có vườn, chim, hoa, cá, kiểng. Không như nhiều quan chức khác vừa lòng với “nệm ấm chăn êm”, với trạng thái trầm buốn, Ông luôn để cho biệt thự cô quạnh, vật lộn với khó khăn, đau trong nỗi đau của dân.
Ông chúa ghét bọn tham quan, khi ông Nguyễn văn Linh chủ trương lập “Hội Cựu kháng chiến”, làm ngòi nổ chống tiêu cực, ông nhảy ra “đứng mũi chịu sào”, cùng ông Tạ Bá Tòng thành lập “Câu lạc bộ những người kháng chiến” TP.HCM. Chỉ thời gian ngắn CLB kết nạp hơn 10 ngàn thành viên tham gia. CLB phối hợp cùng với Báo Chí tấn công bọn tiêu cực co đầu rút cổ.
Khi lên làm Tổng Bí thư Đảng CSVN và sau khi dự “Cuộc mật ước Thành Đô” với Trung Quốc về, Ông Linh “trở cờ”, nói cà lăm “chống chống tiêu cực”- chống những ai chống tiêu cực, để khôi phục đoàn kết nội bộ, đối phó với biến cố các Đảng CS Châu Âu sụp đổ.
Thế là ông Nguyễn Hộ và Tạ Bá Tòng bị cách chức chủ nhiệm và phó chủ nhiện “CLB những người kháng chiến”, thay vào đó là ông Phan văn Đáng (Hai Văn) và Huỳnh Thanh Mua (Hai Chiến). Kể từ đó CLB nầy “có xác mà không hồn”, đến nay nó vẫn tồn tại với số lượng khoảng 20 ngàn, cứ “đến hẹn lại lên” xúm nhau kể chuyện đời xưa rồi theo tâm đồng ý hợp bắt phe ra quán lai rai cho qua ngày đoạn tháng.
Được biết, vì chán nản nhân tình thế thái, ông Hộ từ bỏ biệt thự đến ở trọ nhà con người bạn kháng chiến ở huyện Hốc Môn cho thanh thản khi tuổi đã về chiều. Cũng được biết, ông Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Công an (em ruột Lê Đức Thọ trưởng Ban Tổ chức Trung ương) nghi ngờ ông Hộ ra bưng biền “lập chiến khu”, xua lực lượng truy lùng bắt trói ông Hộ đem về giam cầm một thời gian không xét xử rồi thả ra quản chế tại gia đến chết (nhiều người đã biết và viết về vụ án nầy, tôi không dài dòng ở đây).
3/ Ông Nguyễn văn Trấn (Bảy Trấn)
Nguyễn Văn Trấn sinh ngày 21 tháng 3 năm 1914, mất ngày 1/5/1998, hưởng thọ 85 tuổi. Ông sinh ra ở Chợ Ðệm, huyện Bình Chánh, tỉnh Long An (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) trong một gia đình địa chủ khá giả.
Năm 1927, ông lên Sài Gòn học trường Pétrus Ký. Năm 1930, ông đậu Tú tài phần nhất, chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng của Phan Chu Trinh và Nguyễn An Ninh. Ông bỏ học và bắt đầu hoạt động cách mạng chống Pháp, sau đó ông gia nhập đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1938, ông sáng lập tờ Le Peuple (Dân chúng).
Ngày 25 tháng 8 năm 1945, ông tham gia lãnh đạo khởi nghĩa cướp chính quyền ở Sài Gòn .
Trong thời kỳ 9 năm kháng chiến (1946-1954), ông làm tới chức Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân Khu 9.
Khi tập kết ra Bắc, ông được cử làm Vụ Phó Ban Tuyên huấn Trung ương, giảng viên trường Nguyễn Ái Quốc.
Ngày 3/7/1964, ông được bầu làm ủy viên Ủy ban Thống nhất trong kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa III.
Sau khi về hưu, Nguyễn Văn Trấn cộng tác với nhiều tờ báo như tờ Tuổi Trẻ cười, với bút hiệu Hai Cù Nèo và viết nhiều sách khảo cứu, tự thuật. Trong những bài viết cùa Ông, có 2 tác phẩm nổi tiếng là “Chợ Đệm quê tôi” và “Bức thư gởi Mẹ” (Quốc hội), nhấn mạnh quyền tư do Báo Chí và Nhân quyền.
Năm 1997, ông là một trong 45 nhà văn được Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải Hellman/Hammett dành cho các nhà văn bị đàn áp chính trị.
Sau 30/4/1975, ông Trấn cũng được cấp một biệt thự khiêm tốn. Có lần tôi và một số bè bạn đến thăm ông, nhưng nhà khóa cửa, thất vọng ngổi ngoài hiên. Vừa định về thì Ông cũng về tới. Ông vừa mở cửa vừa cười vừa nói:
- Mời vào để cùng hưởi mùi mốc meo. Sau chư vị đến mà không báo trước, hàng ngày tôi ít ở nhà lắm, ngày đi săn tin, tối viết.
- Nay đi săn tin gì ở đâu ? ông Chín Thảo hỏi.
- Nay không phải đi săn tin, chúng tôi kéo đến xin gặp Bí thư thành Ủy Võ Trần Chí để góp một số ý kiến để “chỉnh đốn”… Nhưng không gặp được mới lộn về đây, vậy là may cho chư vị đấy – ông nói.
- Bí thư bận hay đi vắng? – ông Thào hỏi.
- Bận. Bận tiếp đoàn Việt kiều yêu nước từ Mỹ về thăm quê hương.
Khi vào nhà, Ông vừa pha trà vừa nói:
- Cách dây mấy hôm, tôi đi vắng, Công an leo tường vào lấy sạch ba cái bản thảo tôi viết cả tháng trời để trên bàn nầy.
- Sao anh biết là Công an vào lấy?- ông Thảo hỏi.
- Nếu trộm thì lấy những thứ khác nữa, đàng nầy chỉ mất xấp bản thảo. Bản thảo của tôi là mặt hàng chỉ có Công an ưa thích.
Để cho mọi người thăm hỏi, chuyện trò qua lại , còn tôi lấy viết kê giấy lên đùi sáng tác. Trước khi về tôi tặng nó cho ông Trấn. Ông giữ mọi người nán lại nghe ông đọc “tác phẩm” của tôi với tựa đề “Yêu ai ?” theo kiểu hỏi đáp có nội dung:
- Việt Minh, Việt Cộng, Việt kiều,
trong ba Việt ấy… yêu Việt nào?
- Kình thưa chiến sĩ, đồng bào…
trong ba Việt ấy Việt nào có đô. (đô-la)
Có đô thì được tung hô,
lễ tân, khánh tiết… xáp vô loại nầy.
Việt Minh, Việt Cộng vố “gầy”,
yêu chi hạng ấy chẳng đầy lại vơi ?.
Làm lãnh đạo phải thức thời,
đó là thủ thuật chớ chơi đâu nào,
kính thưa chiến sĩ, đồng bào…?.
Đọc xong, ông Trấn bật cười rồi bình và bày ngắn gọn: “Ý thơ thì hay còn thể thơ lục bát thì xưa lắm rồi”, nhưng in rải cho mọi người đọc vẫn tốt” – xúm nhau cười rồi chia tay nhau.
Được biết, khi ông qua đời, Dân viếng thì đông, Quan viết hơi ít. Mộ ông khiêm tốn đến mức, anh Danh bạn tôi, vừa tả cho tôi nghe vừa rơi nước mắt.
4/ Ông Nguyễn văn Châu (Châu Nguyễn)
Có nhiều tên Châu nhưng khác họ. Để cho khỏi lẫn lộn người ta gọi Nguyễn văn Châu bằng 2 từ “Châu Nguyễn”.
Ông Châu quê ở tỉnh Bến Tre. Tôi không biết học vị học hàm Ông cỡ nào, chỉ biết ông là người nói đi đôi với làm. Ông siêng nghe, siêng đọc nên tầm hiểu biết của ông vừa sâu vừa rộng. Ông như kho tự điển, ai muốn biết quá khứ vị lai cứ hỏi ông. Như gãy đúng chỗ ngứa, Ông nói rạch ròi, lớp lan. Nếu ông thủ vai diễn giã, thính gia im phăn phắt, dù có buồn ngủ cũng không ngủ được.
Ông Châu là quan chức Trung ương Cục, sau 30/4/1975 được cấp ngôi nhà rộng rãi, thoáng mát ở Sài gòn. Khi được điều động về làm trưởng Ban Tuyên Huấn Bến Tre, ông trả ngôi nhà được cấp ở Sàigòn lại cho Nhà nước, về ra ngoại ô thị xã Bến Tre cất căn nhà khiêm tốn đủ ở tới lui làm việc. Khi về hưu, cũng với cái nhà nầy, ông trồng thêm cây cho mát mẻ. Có lần tôi đến thăm, ông rỉ vào tai tôi: Em có biết không, ông Trần văn Giàu trước kia tốt nghiệp trường “Đông Phương học”, hạng nhì khóa học chỉ sau TiTô, Bí thư Đảng CS Nam Tư. Ai lại không biết bụng ông Giàu chứa đầy học thuyết Mác-Lê. Từ lâu tôi luôn kính mến ông Giàu, nhưng gần đây tôi không chịu cách làm của ông Giàu, ông ấy bán căn biệt thự do Đảng cấp được nhiều tiền, ít ra cũng dành một phần làm từ thiện như ông Dương Quang Đông, đàng nầy ông mở giải “Trần văn Giàu” để tạo danh tiếng, dành số tiền ấy để thưởng cho những ai có luận án tốt về chủ nghĩa Mác-Lê, trong khi chủ nghĩa Mác-Lê ngày một ế?! . Riêng tôi có gì đâu để bán, chỉ có bán mạng thôi. Tôi sẽ bắt chước ông Đông, viểt lời dặn: “hãy nhận tiền phúng điếu rồi giao hết cho cơ quan chức trách làm từ thiện”. Được biết ông Châu Nguyễn đã qua đời và gia đình làm đúng theo lời dặn của Ông.
Và có lẽ còn một số ít người “dại” nữa mà tôi chưa biết. -/-
(Xem bài viết và ảnh đính kèm dưới)
“Chùm ảnh chuyến thăm dinh thự
nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu”
Cập nhật lúc 06-02-2009 16:29:00 (GMT+1)
Ngày 28 Tháng Chạp Âm lịch (24 Tháng Giêng Dương lịch), Ban Liên Lạc Ðồng Hương Thanh Hóa ở Hà Nội đã đến tư gia ông Lê Khả Phiêu để chúc Tết, tặng quà cho cựu tổng bí thư đảng, với đại diện là các ông: Lê Thế Chữ - trưởng Ban Liên Lạc Ðồng Hương Thanh Hóa, Lê Xuân Thảo - trưởng ban doanh nghiệp đồng hương Thanh Hóa, Hoàng Văn Ðoàn - phó ban doanh nghiệp đồng hương Thanh Hóa, Lữ Thành Long - tổng giám đốc công ty Misa, Nguyễn Hồng Chung - chủ tịch công ty Luật Ðại Việt, Bùi Việt Hà - giám đốc công ty HINCO, Nguyễn Hữu Hùng - công ty Truyền Thông Dầu Khí Việt Nam, Lê Xuân Tiến Trung - công ty Việt FT và một số người khác, cùng là dân Thanh Hóa. Trong đoàn có người đã ghi lại những hình ảnh tại đây làm kỷ niệm, không ngờ sau khi được up lên mạng Internet nó đã gây xôn xao trong dư luận...
Trong khi nhâm nhi rượu trà, Phóng viên báo nhìn tổng quát cảnh quang, buộc miệng
-Thưa, nguyên tổng bí thư kê khai tài sản…?
- Khai hết chứ. Tôi bây giờ có cái nhà nào Nhà nước cấp đâu. Vẫn ở nhà công vụ đấy (cười). Khi tôi nghỉ, được phân cái nhà ở Đội Cấn 1.200m2 vì nhà tập thể chỗ 36 Lý Nam Đế chật và nóng. Tôi cảm ơn không nhận. Vừa rồi các anh nói tiêu chuẩn nhà cửa của tôi phải năm - sáu trăm (m2). Đâu có qui định nào như thế? (Nguyên TBT Lê Khả Phiêu trả lời phóng viên báo Tuổi Trẻ vào lúc 8 giờ 18 phút ngày thứ Năm 26/05/2005).
Theo các nguồn thông thạo tin, Bộ Chính Trị đã tỏ ra hết sức bất bình khi loạt ảnh chụp trong tư gia của ông Lê Khả Phiêu - cựu Tổng bí thư - vừa được đưa lên Internet vài ngày qua, gây phản ứng trong dư luận.
Hồi giữa tuần qua, nghe đâu các thành viên cấp cao đã có một cuộc họp bất thường về vấn đề này. Ông Trương Tấn Sang, ủy viên Bộ Chính Trị, thường trực ban bí thư trung ương, yêu cầu: “Làm rõ và vạch mặt những kẻ phá hoại giấu mặt trong nội bộ”.
Ngày 28 Tháng Chạp Âm lịch (24 Tháng Giêng Dương lịch), Ban Liên Lạc Ðồng Hương Thanh Hóa ở Hà Nội đã đến tư gia ông Lê Khả Phiêu để chúc Tết, tặng quà cho cựu tổng bí thư đảng, với đại diện là các ông: Lê Thế Chữ - trưởng Ban Liên Lạc Ðồng Hương Thanh Hóa, Lê Xuân Thảo - trưởng ban doanh nghiệp đồng hương Thanh Hóa, Hoàng Văn Ðoàn - phó ban doanh nghiệp đồng hương Thanh Hóa, Lữ Thành Long - tổng giám đốc công ty Misa, Nguyễn Hồng Chung - chủ tịch công ty Luật Ðại Việt, Bùi Việt Hà - giám đốc công ty HINCO, Nguyễn Hữu Hùng - công ty Truyền Thông Dầu Khí Việt Nam, Lê Xuân Tiến Trung - công ty Việt FT và một số người khác, cùng là dân Thanh Hóa.
Khắp nhà, chỗ nào cũng có hoặc tượng, hoặc tranh, hoặc ảnh của chính ông. Chễm chệ giữa phòng khách là một trống đồng, vốn được xem là báu vật quốc gia và luật pháp hiện hành cấm cá nhân sở hữu.
Các thành viên trong đoàn đã được ông Lê Khả Phiêu đưa đi thăm tư gia và không rõ ai đó đã đưa hàng loạt ảnh lên Internet để tất cả mọi người có thể tận mắt mục kích, một cựu tổng bí thư đang sống như thế nào. Ông còn còn tặng cho các thành viên đến thăm, mỗi người một cuốn sách viết về ông với tên sách là “Mênh mông tình dân”...
Ông Lê Khả Phiêu từng được tôn vinh như một lãnh đạo liêm khiết, đi đầu trong việc chống tham nhũng. Trong tư gia có những đồ vật quý như trống đồng Ðông Sơn, hoặc những bộ ngà voi mà người ta lượng giá không dưới 50,000 USD, hoặc vườn rau sạch được trồng, tưới tự động, phục vụ nhu cầu của gia đình mà vốn đầu tư không dưới 20,000 USD. Ðây là lối “tự cung, tự cấp” rau sạch nhằm tránh bị ngộ độc thực phẩm mua ngoài chợ.
Theo các giới ngoại giao phương Tây, ông Lê Khả Phiêu là nhân vật được xem như “tuyệt đối trung thành với lý tưởng”. Ông từng nói với Bill Clinton khi ông đến thăm Việt Nam về sự ưu việt của CNXH. Trong tư gia của ông có riêng một gian thờ Phật và tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có kích thước khiêm tốn hơn.
Loạt ảnh chụp tư gia của ông Lê Khả Phiêu đã khiến dư luận trong nước xôn xao khi được phát tán rộng rãi trên Internet. Có nguồn thạo tin kể rằng, đích thân Bộ trưởng công an đang trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ này. Ðến nay, công an xác định trong nhóm đến thăm tư gia, có ít nhất ba người mang máy ảnh và cả ba đều đã bị triệu tập để lấy lời khai. Hiện chưa xác định được người đưa tin là ai...
Sự kiện “hình ảnh tư gia của ông Lê Khả Phiêu” đã khiến các viên chức khác trở nên hết sức dè dặt khi tiếp khách tại nhà riêng.
Dưới đây là một số hình ảnh:
Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.