Phan Văn Song
B/ Bối Cảnh Ngày Nay Ở Việt Nam :
Chúng tôi xin trích đăng một nhận định kinh tế cuối cùng nhận
được :
Con số thống kê Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam vừa công bố cho
thấy đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào Việt Nam trong năm 2013 chỉ ở mức 8
tỷ đô la, bằng 66 % so với cùng kỳ năm 2012. Sự suy giảm từ 19,9 tỷ
đôla năm 2010 xuống con số như trên, trong lúc FDI toàn cầu tăng từ 1 đến
1,9 ngàn tỷ trong cùng thời gian cho thấy FDI tại Việt Nam đang đi ngược chiều
với xu hướng thế giới. Sự tụt hạng đầu tư của Việt Nam ở châu Á cùng thời gian
cũng chứng minh môi trường kinh doanh Việt Nam đang mất điểm trong mắt giới đầu
tư, so với nước cùng khu vực như Indonesia, tăng từ vị trí 21 lên 9 một cách
ngoạn mục.
1/ Những chướng ngại vật :
Thông báo số lượng FDI tại Việt Nam, thường chênh lệch xa
với số lượng FDI thật sự được chánh thức đưa vào sử dụng vì tốc độ giải ngân
yếu kém. - thủ tục hành chánh kém ? hay giữ tiền lâu tạo tiền lời ngân hàng
lớn?
Việc đưa vốn đầu tư vào chính thức sử dụng tại Việt Nam là một
thử thách đối với tập đoàn nước ngoài vì các thủ tục giấy tờ cũng như các điều
khoản qui định đầu tư rắc rối, không rõ ràng,
do quan liêu hay tham nhũng ? do
hay cả hai ?
Các dự án lên đến hàng tỉ đôla thậm
chí sau khi đã hoàn thành các thủ tục, vẫn phải đối mặt với những giai đoạn
“khó nuốt nhất” của quy trình đầu tư: ví dụ như “giải phóng mặt bằng”. Được quản lý bởi các chính quyền
địa phương nghèo vốn, hay muốn làm ăn, đòi chia chác hay tham nhũng
?
Kinh tế gia Raphael Cecchi của hãng
phân tích đầu tư ONDD tại Bỉ trả lời trong một cuộc phỏng vấn đài BBC rằng, một
trong hai thế mạnh lớn nhứt của Việt
Nam đó là lực lượng lao động đông đảo với giá rẻ (và chỉ có vậy thôi, người viết xin
góp lời bàn ).
Tuy nhiên ngay cả ông và giới phân
tích trên thế giới cũng đồng ý rằng, « trước nhu cầu thị trường toàn cầu về hàng
hóa kỹ thuật càng ngày càng tinh vi, cách thâm dụng vốn – do tham nhũng ?
ăn cắp ? Rút ruột công trình ? Cũng như tốc độ tăng giá lao động ở Việt Nam ,
vì lạm phát ? Vì mãi lực bị xói mòn? Thế mạnh của lao động giá rẻ, sẽ, một
ngày rất gần, không còn cần thiết.
Giới quan sát nói Việt Nam sẽ khó đón
nhận những làn sóng FDI khổng lồ trong tương lai với đội ngũ lao động kém
trình độ, chủ yếu bắt nguồn từ những bất cập trong nền giáo dục vốn thiếu
sự tự do để cạnh tranh, chuyên môn hóa.
Một ví dụ: Vào năm 2011, Intel, hãng sản xuất chip điện tử hàng đầu của Mỹ, đã gặp
trở ngại trong việc đầu tư vào Việt Nam khi số công nhân đủ trình độ tuyển dụng
chỉ bằng một phần nhỏ số lượng yêu cầu. Và hãng Intel đã gạt hẳn qua một bên lợi
thế lao động giá rẻ của Việt Nam, tuyên bố rằng đó không phải là điều họ tìm kiếm.
Trong những năm trước, khi giá lao
động Trung Quốc tăng nhanh, nhiều ý kiến đã cho rằng Việt Nam sẽ là điểm dừng
chân tiếp theo của những nhà đầu tư muốn hướng về Châu Á. Cho đến nay, Trung
Quốc, với giá lao động tối thiểu cao hơn Việt Nam rất nhiều, vẫn là điểm
nhập cảng đầu tư hàng đầu cho các tập đoàn kỹ nghệ của thế giới như
Samsung, Apple nhờ những nỗ lực nâng cao phẩm chất kỹ thuật lao động.
Một bài viết của kinh tế gia Geoffrey
Cain trên tờ Foreign Policy tháng 7/2012 có đoạn: « Việt Nam của năm 2012 là xứ
sở mà chính phủ ra những quyết định xây dựng các hải cảng kỹ nghệ ở những nơi kỳ quái hoặc đường xá không có ý nghĩa
kinh tế nào ! »
Vấn đề cơ sở hạ tầng không được đầu
tư đúng nơi, đúng lúc và đúng mức độ đang
là vấn nạn, gây cản trở với giới đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt khi các vấn
đề mất điện và giao thông đình trệ có những ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và
lưu thông hàng hóa. Nhiều năm qua, các doanh nghiệp đặt xưởng sản xuất tại Việt
Nam liên tục kêu ca là 'chới với' vì không
có điện để sản xuất, nhất là trong thời điểm mùa hè, dẫn đến thiệt hại về cả
năng suất cũng như chi phí sản xuất. Thí dụ, Samsung, với một vụ mất điện 10
phút đủ có thể biến các sản phẩm dang dở thành 'phế thải', gây tốn kém
lên đến hàng chục triệu đô la. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liên tục lên tiếng
than lỗ vì thiếu nước ? Chi phí mua
điện ngoài tăng cao, cũng như các nguồn điện chậm tiến là các lý do cho vấn đề
bất cập năng lượng. Thế nhưng, EVN vẫn
tiếp tục đầu tư vào các ngành không liên quan như ngân hàng, bảo hiểm, bất động
sản!
No comments!
Nhưng, Chướng Ngại Vật số một vẫn là
doanh nghiệp nhà nước (DNNN):
"Doanh nghiệp Nhà Nước vẫn là
nòng cốt của nền kinh tế trong chiến lược phát triển" - Thủ tướng CS
Nguyễn Tấn Dũng (sic)
Doanh nghiệp Nhà Nước (DNNN), bị coi
là trở ngại lớn nhất với sự phát triển của khu vực tư doanh, chẳng những là
nòng cốt và tương lai của nền kinh tế Việt Nam, mà còn là lá chắn nguồn FDI, suốt
nhiều năm qua. Ngân hàng HSBC ngay từ những năm 2012 ( 1/8/2012) đã đánh giá rõ cái sai lầm lớn nhứt của Việt Nam là “ tập trung 40% tổng sản lượng
quốc gia (GDP) vào các tập
đoàn nhà nước kém hiệu quả, chẳng những đã tạo ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường
mà còn lại đòi hỏi thêm sự hỗ trợ khổng lồ để tiếp tục tồn tại”.
Các doanh nghiệp này, bị các nhà đầu
tư lên án là với số vốn lớn mạnh đã ra sức thao túng vị trí « đầu tàu của ngành
», chiếm thế độc quyền bằng cách mở rộng đa ngành để tạo khó khăn cho việc thâm
nhập thị trường của nước ngoài, ảnh hưởng đến mức FDI. Những ngày nay (2014) bản
cũ vẫn tốn tại. Vì chỉ ở các Tập đoàn Nhà nước các Đảng Viên tai to mặt lớn mới
có nơi để dựa hơi vào “ăn có” nếu không nói là “ăn cắp”.
Cũng trong bài viết trên tờ Foreign
Policy nói trên, Geoffrey Cain viết về doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: « Họ
thật là một đám phiền toái ! chẳng ai (nhà đầu tư nước ngoài) muốn dính líu
vào họ. Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn tiếp tục khẳng định Doanh nghiệp
Nhà Nước vẫn là nòng cốt của nền kinh tế trong chiến lược phát triển đất nước
Việt Nam từ đây đến năm 2015. Có điều chính ông này (TT NTD) là người bị dư luận
lên án vì đã bỏ ngoài tai những cảnh báo của các chuyên gia về tác hại của mô
hình DNNN nhiều năm trước khi Vinashin, Vinalines đổ vỡ ».
Và cuối cùng : lạm phát vẫn là nỗi ám
ảnh kinh hoàng :
Lạm phát tại Việt nam trong năm 2012
có giảm xuống đấy (10%), thế nhưng những dư âm và hậu quả của mức lạm phát lên
đến 23% của năm 2011 vẫn còn tồn đọng trong nền kinh tế hiện tại và tâm lý các
nhà đầu tư (Dự định kế hoạch năm sẽ đưa lạm phát xuống còn 8 % năm 2014 – Mong lắm !) Phải chăng đó là một phần
nguyên nhân của tình trạng suy giảm lượng FDI từ năm 2012 trở đi ? Trong bối cảnh
lạm phát Việt Nam - cao nhất Châu Á năm 2011- các khách hàng nước ngoài, các
công ty nước ngoài, trở nên lãnh đạm hẳn với thị trường Việt Nam vì mất đi sự lợi
thế cạnh tranh giá cả trước áp lực lạm phát vì sẽ đem đến yêu cầu tăng lương,
chi phí vật liệu tăng giá, lãi suất ngân hàng cao và các ngân hàng hạn chế tín
dụng. Nguồn FDI vào ngành bất động sản cũng giảm xuống thấy rõ, dư âm subprime
vẫn còn tồn đọng.
Để giải quyết mức lạm phát, Việt Nam
cần phải hy sinh tăng trưởng thường niên và giá trị tiền đồng. Điều này cũng
đang khiến các nhà đầu tư lo ngại, và do đó cũng sẽ giảm mức độ đầu tư tại Việt
Nam.
2/Thử đóng góp một cái nhìn cho Việt
Nam tương lai :
Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh
kinh tế liên lập, toàn cầu hóa thế giới. Về mặt kinh tế chúng ta phải thấy rõ, toàn
cầu hóa là cái mẫu số chung của một nền kinh tế liên lập.
Việt Nam chỉ có một phương cách duy
nhứt là :
-
Hãy bỏ hẳn mô
hình Tàu, bỏ hẳn mô hình nửa quốc doanh nửa tư doanh.
Hiện nay chỉ số các doanh nghiệp nhà
nước trong hệ thống doanh nghiệp kỹ nghệ
Tàu cũng là một chướng ngại vật cho nền kinh tế Tàu
-
Đảng Cộng sản
cũng là một chướng ngại vật cho một sự Phát triển hài hòa, bền vững của Tàu. Và
dỉ nhiên của Việt Nam.
Nhưng Tàu là Tàu, phức tạp hơn Việt
Nam, và ở đây cũng không phải chỗ để chúng ta phân tách cái địa lý kinh tế
chánh trị của Tàu. Chúng ta chỉ tóm tắt sơ lược là Tàu chia đất nước ra làm ba
vùng thấy rõ. Các tỉnh ven biển, phát triển giàu có, dân chúng có mức sống
ngang ngửa với mức sống Tây phương, nhưng trong vùng nội địa, các tỉnh nội địa
vẫn ở tình trạng chậm tiến, và cuối cùng các tỉnh biên cương, Tân Cương, Tây Tạng
là những vùng trái độn do dân Hán chiếm đóng có thế chiến lược không hơn không
kém. Đảng Cộng sản cầm quyền Tàu cũng như đảng Cộng sản ta, chỉ lo củng cố địa
vị cầm quyền, tổ chức theo kiểu kim tự tháp. Trung ương tập quyền đấy !
Nhưng ngày nay, với Tập Cận Bình -(hồi xưa cũng đã có những hiện tượng tranh chấp
nầy rồi, nhưng Mao Trạch Đông, hay Đặng Tiểu Bình đã thủ tiêu tất cả đối lập )-
đang phải lo đấm đá vì bị những chia rẽ
thế lực khác nhau, nào là phe nhóm Beijing, nào là phe nhóm Shanghai, hay phe
nhóm Trùng Khánh hiện thời đã bị loại …
Và Việt Nam cũng thế:
Suốt ngày, giành giựt, cân bằng quyền
lực, dòm ngó, «canh me» nhau nên không lo gì đến đất nước. Riêng chuyện Biển
Đông, phe Tàu, phe Tây, phe Mỹ cũng canh me dòm ngó lẫn nhau… Theo Mỹ hay theo
Tàu không phải vì quyền lợi đất nước mà chỉ quyền lợi cá nhơn, phe đảng…
Vì những lẽ nêu trên, chúng tôi thiển
nghĩ, chẳng có một phương thức nào gọi là khả thi để cứu nước hay kiến
nước khi nào còn các “nhóm” của đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.
Chúng tôi nhấn mạnh «từ ngữ» Các
nhóm. Vì ai nghĩ rằng Đảng Cộng sản không còn cầm quyền nữa là sẽ thay đổi
là lầm to! Dư âm, ảnh hưởng tàn dư, ngoại vi, huệ dậu, coi dzậy mà không phải
dzậy còn nhiều lắm.
Cộng sản là một con bạch tuộc, Tàu là một con Bạch tuộc, là một Tề Thiên
Đại Thánh biến hóa ngàn dạng, ngàn hình.
Ngày nay, với những nhận định về nền
kinh tế vừa nói trên, chứng minh rằng
tình hình kinh tế của Việt Nam rất bi đát. Tổng sản lượng nguồn vốn đầu
tư ngoại quốc đến nửa năm 2014 chỉ vỏn vẹn trên dưới 9 tỷ dollars! Thử nhơn
đôi, hy vọng lắm, cuối năm nguồn đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam cũng chỉ độ 18
tỷ ( so sánh tiền Kiều Hối cũng đã xêm xêm 12 tỷ rồi). Ngày nay, Việt Nam còn
gì để hấp dẫn, ngoài công nhơn giá rẻ ? Giá rẻ nhưng không còn khéo tay
nữa, vì tay nghề không còn, vì kỹ thuật càng ngày càng cần tay nghề cao,
chuyên môn, để hội nhâp vào công nghiệp khoa học hiện đại.
Vậy làm nghề
gì?
Tiếp tục nghề nông ?
Trồng lúa, trồng bắp, trồng đậu nành,
… để xuất cảng? Tình hình thế giới nay đã thay đổi: ngày mai, kỹ nghệ xe hơi sẽ xuống, vì thiếu
nhiên liệu, vì ô nhiễm, chuyên chở giao thông đi lại con người từ chuyên chở tư
nhơn, sẽ sang chuyên chở công cộng. Chỉ có anh Tàu còn thèm đi xe hơi thôi. Xe
hơi ngày mai, phải chạy bằng điện lực, chạy điện phải sản xuất điện, một đất nước
mà mỗi ngày còn bị cúp điện nhiều lần làm sao sản xuất đủ điện cho xe chạy. ..
Cái thí dụ việc hãng Intel đầu tư ở Việt
Nam năm kia không tìm ra công nhơn đủ chứng minh tình trạng « dốt » của công nhơn Việt Nam. Vẫn biết rằng, Intel sẵn
sàng đào tạo công nhơn, nhưng muốn có công nhơn để đào tạo, cũng phải có
công nhơn đủ trình độ học vấn, hiểu biết tí ti khoa học, để hấp thụ được
cái kỹ thuật. Siêng năng, cần cù, chưa đủ, phải có vốn liếng hiểu biết, không
thì suốt đời chỉ làm anh khuân vác siêng năng, cần cù thôi.
(Sau
đó vì vấn đề «mất mặt bầu cua», người Việt chúng ta từ hải ngoại đến trong nước
đều nguyền rủa In-tel, kỳ thị, khi dễ Việt
Nam!… Trong nước, nào anh hùng, hai lần chiến thắng Tây phương, đuổi Tây thắng
Mỹ. Ngoài nước, nào là đại giáo sư, bác học, có vị làm vị ở NASA, có vị sáng chế
ra quả bom phá hầm, phá núi …). Nhưng hỡi ôi, sự thật phũ phàng, có tài «lấy
thân phủ đầu súng», có tài dùng «sức người biến sỏi đá thành cơm», cũng không
giúp người Việt Nam trong nước vào làm việc với Intel, hay một hãng điện tử ngoại
quốc nào.
Để so sánh, sực nhớ đến dân Việt Nam tỵ nạn hải ngoại ngày nào, tới Mỹ,
nhào vào nghề điện tử,chồng «tách» vợ
«ly» - (ý nói chồng làm khâu« technical » vợ làm khâu «assembly» của các hãng
điện tử vùng Silicon Valley – San Jose Bắc California thuở mới qua tỵ nạn). Nói
đến việc ấy là để chúng ta vinh danh và cám ơn chế độ và ngành Giáo dục của Việt
Nam Cộng Hòa đã đào tạo thế hệ anh em chúng ta đầy đủ thông minh, vốn liếng hiểu
biết để hội nhập dễ dàng với kỹ thuật khoa học xứ người.
Và đây cũng là cái cầu để chúng ta
nói đến chế độ Giáo dục.
40 năm cầm quyền toàn đất nước Việt Nam,
phương thức và chương trình Giáo dục của Đảng Cộng sản không giúp được người
dân đi làm một việc rất tầm thường - thợ assembly cho một quy trình sản xuất
chip điện tử - bằng chứng là Intel đã than phiền là không tuyển được số nhơn
viên có trình độ để họ huấn luyện.
Cải tổ ngành Giáo dục phải là việc làm đầu tiên. Xây dựng lại một nền tảng đạo đức, khoa học kỹ thuật
văn hóa để con em có một ý thức công dân Việt Nam rõ ràng. Có một nền tảng, một cốt lõi, là những con người tốt,
với kiến thức kỹ thuật căn bản rõ ràng, chúng ta mới có thể đi đến một suy nghĩ
phát triển tương lai cho đất nước.
Hãy bắt chước Ấn Độ, Ấn Độ tiếp tục
dùng anh ngữ làm ngôn ngữ giảng dạy chánh
ở cấp trung học. Ngày nay Ấn Độ có một tầng lớp có chuyên môn cao về ngành
điện tử. Kỹ sư Ấn Độ nhận gia công tất cả những công tác viết những nhu liệu điện
toán cho toàn thế giới. Nếu Trung Cộng là một nhà mấy lắp ráp gia công của thế
giới, thì Ấn Độ là một cơ sở gia công các nhu liệu toàn thế giới. Tàu làm «vỏ » các bộ máy, Ấn độ làm «trí» sự thông minh của cái bộ máy. Thế
giới ngày nay chia làm ba phần, phần
sáng chế, kiến tạo ở Mỹ, Ấn Độ viết bộ nhớ, trí thông minh, Tàu làm vỏ.
Hãy thử mơ tìm con đường sống cho Việt
Nam tương lai :
Lấy thử Đồng bằng sông Cửu Long làm
thí điểm cho cái suy nghĩ của chúng ta. Nước
Việt nam là một nước nông nghiêp, nghề nông là cổ truyền để nuôi dân Việt Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của miền Nam Việt Nam. Vựa lúa, nhưng cũng
là vườn cây ăn trái, do màu mỡ của phù sa do hai nhánh sông Cửu Long tạo thành.
Vựa lúa, vườn cây ăn trái, nhưng cũng tôm, cá và thủy sản. Đồng bằng sông Cửu
là điển hình của nghề nông Việt Nam. Nên vì vậy, ngoài nghề nông ra, Việt Nam
không phát minh hay chọn một nghề nghiệp kỹ nghệ gì cả. Từ thời Quân chủ lạc hậu
đã đành, thời thuộc địa Tây cũng chọn nghề nông để khai thác Việt Nam, kể cả
nghề nông kỹ nghệ, trồng cao su, cà phê, trà, tiêu hay bông sợi…
Nghề chăn nuôi phần đông cũng còn rất
gia đình, không được kỹ nghệ hóa. Việt Nam không có một cơ sở lớn nào về chăn
nuôi cả. Không có trại gà, không có trại heo mà cũng chẳng có nuôi bò thịt hay
bò sữa. 37 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, dù có làm hợp tác xã đi nữa
cũng chỉ lay hoay với những nông trại hay trang trại loại gia đình. Những năm
qua có những trại nuôi thủy sản, nuôi cá ba sa để xuất cảng, và nuôi tôm, nhưng
vì thiếu tánh cách khoa học, vì làm ăn sổi, kiểu ngắn hạn nên tuy có làm có ăn
thật sự đó nhưng không có hậu, không có tương lai, vì tác hại môi trường, nên đất
đai khai thác mỗi ngày mỗi xói mòn đi, và cũng vì không có chương trinh nên
không có đầu tư đúng đắn, thiếu bền vững, dự phóng, thay thế gìn giữ.
Nguyên tắc «Chặt cây đốn cây khai
thác rừng phải trồng cây giữ rừng» không có ! Nếu có, cũng chỉ làm cho
lấy lệ hay che mặt thế giới để lấy ngân quỹ viện trợ quốc tế về trồng rừng.
Và một nguy hiểm hơn, cũng do tánh
liên hệ và toàn cầu hóa. Đồng bằng sông Cửu Việt Nam là cuối giòng sông Mê
Kông. Thượng nguồn ở Tây Tạng, ở Tàu, ở Miến Điện, Thái Lan, ở Lào, ở Cao Miên.
Ngày nay, thượng nguồn đang bị giặc Tàu ngang nhiên và không trách nhiệm xây đập
thủy điện và lấy nước dẫn thủy nhập điền vào những vùng đất khô cằn phía Đông Bắc
Tàu. Các quốc gia láng giềng thượng nguồn Lào cũng đang có chương trình xây đập
thủy điện để hoặc bán điện cho Thái Lan, biến sinh thái các vùng hạ lưu sông Mê
Kông tự nhiên trù phú lúc xưa thành những vũng ao nghèo nàn, Biển Hồ Tonlé Sap,
ngày xưa trù phú đầy cá, nay không còn cá nữa để nuôi dân, diện tích nước Hồ những
mùa nước những năm nay không bằng phân nửa những năm xưa. Biển Hồ thiếu nước
thì giòng Cửu Long ở miền Nam Việt Nam cũng thiếu nước. Thủy lực nước đổ không
còn đủ mạnh để chặn giòng thủy triều từ biển tràn vào. Nước mặn chạy ngược lên,
ngày xưa một hai cây số vào trong nội địa, ngày nay cả trăm cây số. Những vùng
trồng lúa dĩ nhiên ngày nay không trồng lúa được vì nhiễm mặn! Nhiểm mặn thì
nuôi tôm, nuôi cá…nhưng cũng vẫn còn nghề nông thì sao?
Một chương trình hợp tác thật sự và
lương thiện giữa các quốc gia của lưu vực sông Mê Kông phải được suy nghĩ để đi
đến một chương trình khai thác và sử dụng sông MêKong công bằng lương thiện và
bền vững. Nhưng dù sao cũng trễ rồi ! Bởi sự thiếu lương thiện của Tàu, đồng bằng
sông MêKong, vựa lúa của miền Nam Việt Nam đang bị nhiễm mặn. Vùng đất nông
nghiệp của Việt Nam nay cũng đã giảm.
Phải từ nay sửa soạn kỹ nghệ hóa đồng
bằng sông Cửu.
Hẹn tuần sau tiếp.
Hè 2012, hiệu đính Hè 2014
Kỷ Niệm ngày Hội Thảo Wikimania X London 8/10 tháng 08
Phan Văn Song