13 août 2014

Huyện Đan Phượng, Tp Hà Nội: Nhiều biệt thự “được” xây trái phép trên đất nông nghiệp

Nguồn: Theo Báo Người Cao Tuổi

Bài và ảnh Hoài Thu – Thanh Hằng


 Theo đơn thư phản ánh của nhân dân, các hộ được thuê đất lại không cải tạo làm VAC để phát triển kinh tế nông nghiệp, mà tự động chia từ 2 lô thành 4 lô, với diện tích vài nghìn m2/lô, họ xây tường bao, đào ao thả cá, xây cổng kiên cố. Bên trong những lô đất này, xây dựng nhà ở kiên cố, biệt thự rộng hàng trăm mét vuông, có nhà xây 2 – 3 tầng, mái dán ngói đỏ, nền lát đá hoa cương… Xung quanh những biệt thự, đang được hoàn thiện lát đường đi quanh các vườn hoa, quanh hồ bán nguyệt, bể bơi. Toàn bộ kiến trúc và xây dựng các biệt thự nhà vườn đều là công trình vĩnh cửu, đang hiện diện, thách thức người dân và thách thức hành lang bảo vệ đê điều, dòng chảy.


Thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí của Trung ương và TP Hà Nội đã nhận được đơn, thư phản ánh của nhân dân về việc: Khu đất Đầm Bài (gần 20 nghìn mét vuông) xã Thượng Mỗ là đất nông nghiệp (đất quỹ 2) được UBND huyện Đan Phượng ra Quyết định số 171/QĐ-UB ngày 1/6/2004, giao cho hai hộ (mỗi hộ 9.700m2) thuê thời gian 30 năm, giá thuê 110kg thóc/sào/năm để cải tạo làm trang trại (VAC).



Cả 4 khu biệt thự đều được xây dựng với quy mô lớn như thách thức công luận, thách thức pháp luật như thế này?

Theo đơn thư phản ánh của nhân dân, các hộ được thuê đất lại không cải tạo làm VAC để phát triển kinh tế nông nghiệp, mà tự động chia từ 2 lô thành 4 lô, với diện tích vài nghìn m2/lô, họ xây tường bao, đào ao thả cá, xây cổng kiên cố. Bên trong những lô đất này, xây dựng nhà ở kiên cố, biệt thự rộng hàng trăm mét vuông, có nhà xây 2 – 3 tầng, mái dán ngói đỏ, nền lát đá hoa cương… Xung quanh những biệt thự, đang được hoàn thiện lát đường đi quanh các vườn hoa, quanh hồ bán nguyệt, bể bơi. Toàn bộ kiến trúc và xây dựng các biệt thự nhà vườn đều là công trình vĩnh cửu, đang hiện diện, thách thức người dân và thách thức hành lang bảo vệ đê điều, dòng chảy.
Sau khi nhận được đơn thư phản ánh của công dân, tổ phóng viên Báo Người cao tuổi đã về xã Thượng Mỗ, “mục sở thị”. Quả thật, sự việc đúng 100% như đơn thư phản ánh của nhân dân.


Thuê đất nông nghiệp để cải tạo làm V.A.C nhưng lại xây dựng biệt thự, nhà ở hoành tráng, nguy nga như thế này?

Từ đất nông nghiệp ai đã “biến” thành đất ở, xây biệt thự?

Năm 2004, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng ra quyết định “Thu hồi khu đất nông nghiệp thuộc đất quỹ 2 xã Thượng Mỗ để giao cho ông Tạ Anh Hoàng, thị trấn Phùng 9.700m2 và giao cho ông Bùi Ngọc Duy 9.700m2 tại khu vực Đầm Bài, xã Thượng Mỗ để cải tạo làm VAC”.
Tại Quyết định giao đất cho ông Hoàng và ông Duy, Điều 1 nêu: “Làm vườn: Trồng cây, cây cảnh, các loại hoa, cây ăn quả 3.438m2; cải tạo làm ao hồ thả cá, tận dụng đất đắp vườn 5.800m2; xây dựng chuồng trại chăn nuôi 450m2; nhà trông nom, bảo vệ 12m2 (Diện tích cách chân đê 5m không được làm nhà bảo vệ, chuồng trại chăn nuôi, trồng cây lâu năm…”.


 Bất chấp pháp luật, người ta tự động “xẻo” gần 20 nghìn mét vuông đất nông nghiệp để xây nhiều biệt thự, tường rào, cổng kiên cố như thế này?

- Giá thuê đất hằng năm nộp ngân sách huyện 110kg thóc/sào/năm (thu bằng VNĐ theo giá thóc thu thuế hằng năm). Thời gian thuê là 30 năm, kể từ ngày kí quyết định. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan kí hợp đồng cho thuê đất. Tại Điều 2 Quyết định ghi rõ: “Giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã Thượng Mỗ bàn giao mốc giới, diện tích thu hồi tại thực địa theo đúng trích lục bản đồ do UBND xã Thượng Mỗ lập ngày 29/3/2004… Người thuê đất phải thực hiện theo đúng dự án đã được thẩm định, sử dụng đất đúng mục đích, đúng diện tích ranh giới được thuê. Khi xây dựng phải xin phép cấp có thẩm quyền và cách chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều theo đúng quy định”…
Văn bản quy định là thế, còn thực tế, trên khu đất Đầm Bài và Đầm Trong tại xã Thượng Mỗ hiện nay là khu đất bãi nằm cạnh con đê và đối diện với trụ sở UBND xã Thượng Mỗ, để họ xây dựng các khu biệt thự với những bức tường dậu vững chắc bao quanh khu đất, còn các biệt thự được xây dựng kiên cố như những lâu đài, thành quách đang thách thức cơn lũ ở thượng nguồn đổ về…


                             San lấp xây dựng công trình như thế này, thì dòng chảy về đâu?

Cần xử lí nghiêm những tập thể, cá nhân, những người “bán” đất nông nghiệp để xây biệt thự
Căn cứ quy định của Luật Đất đai 2003 và Chỉ thị số 04 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, việc quản lí, mua bán, xây dựng biệt thự trên đất nông nghiệp nêu trên là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai.
Đề nghị UBND thành phố Hà Nội cần có biện pháp xử lí nghiêm minh đối với tập thể, cá nhân theo quy định của pháp luật và trả lời công luận.