Nguồn: Theo GDVN
Duy
Chiến
Điều đáng nói là trong suốt 1/4 thế kỷ qua gạo Việt Nam
chỉ "ổn định" với 10 thị trường chính, có lúc trồi sụt quanh con số
này. Về thị phần thì gạo Việt Nam định vị ở những quốc gia thu nhập trung bình
và thấp, chứ chưa "mon men" vào được những thị trường cao cấp như Mỹ,
châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Vậy mà Campuchia chỉ trong vòng 3 - 4 năm đã nhanh chóng có chiến lược
và xâm nhập những thị trường khó tính bậc nhất này. Không những vậy, cùng
phẩm cấp gạo và thời điểm bán, thì gạo Campuchia luôn có giá bán cao hơn gạo
Việt Nam
từ 30 - 50 USD/tấn.
Những thực tế trên rõ ràng đang đặt ra cho chúng ta thách thức cần phải
cải cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn cho nền SXNN của Việt Nam, thay vì những chính
sách, biện pháp nửa vời, thiếu hệ thống.
Campuchia chỉ trong vòng 3 - 4 năm đã nhanh chóng có chiến lược và xâm nhập những thị trường khó tính bậc nhất.
Giữa
những bộn bề lo toan của những tháng vừa qua, một thông tin có thể khiến nhiều
người phấn khởi: Giá gạo xuất khẩu của VN đang lên cao, vượt cả nước luôn dẫn
đầu thế giới về xuất khẩu gạo là Thái Lan.
Các
thị trường truyền thống đang "ấm" trở lại. Philippines đã ký hợp đồng
mua 800.000 tấn cho năm 2014, Malaysia mua 200.000 tấn và khả năng sẽ hợp đồng
mua tiếp từ nay đến cuối năm, Indonesia cũng đang rục rịch mua gạo Việt Nam.
Tuy nhiên, TQ hiện vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất 7 tháng qua, dù tháng 5
và 6 có giảm.
Nhìn
chung, theo đánh giá của chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) Nguyễn
Hùng Linh, nhiều tín hiệu thị trường đáng mừng xuất hiện. Các thị trường truyền
thống của gạo Việt Nam
ở châu Á đang hồi phục.
Giá gạo xuất khẩu của VN đang lên cao. Ảnh
minh họa
Cơ hội thị trường hiếm có nhưng ngắn hạn
Biến động chính trị ở Thái Lan đã tạo ra
một khoảng trống lớn trên thị trường gạo quốc tế.
Chính quyền quân sự nước này đã thanh
toán xong khoản nợ khổng lồ 3 tỷ USD cho 800.000 hộ nông dân nước này. Tiếp
theo là thành lập hơn 100 đội liên ngành điều tra tình hình thực tế dự trữ gạo
tại 1.800 kho khắp cả nước trước nhiều cáo buộc tham nhũng cùng với lệnh ngừng
xuất khẩu gạo khiến cho gạo Thái Lan đột nhiên biến mất khỏi cuộc chơi trên thị
trường quốc tế. "Đây là hiện tượng chưa từng có trong lịch sử xuất khẩu
gạo thế giới", một chuyên gia Thái Lan đánh giá trên tờ Bangkok Post.
Mặt khác, gần 2 triệu lao động nhập cư
bất hợp pháp ở Thái Lan chủ yếu làm trong các cơ sở xay xát, chế biến lương
thực bị ảnh hưởng biến cố chính trị cũng tác động lớn đến ngành chế biến lương
thực và xuất khẩu gạo Thái suốt 2 tháng qua.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan
đưa ra nhận định: "Các yếu tố trên chắc chắn sẽ đẩy giá gạo Thái Lan xuất
khẩu lên ít nhất 20 USD/tấn trong thời gian vào những tháng cuối năm. Cộng với
hiện tượng El Nino ở Ấn Độ (quốc gia xuất khẩu gạo thứ 3 trên thế giới) sẽ
thành động lực và áp lực lớn cho các quốc gia có nhu cầu nhập khẩu phải tranh
thủ tăng nhanh nhập thêm, thay vì giãn tiến độ chờ giá giảm như thường
lệ".
Dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa K ỳ cho thấy, năm 2014 sẽ là
năm thứ 4 sản xuất lương thực trên thế giới tiếp tục được mùa và dự trữ gạo sẽ
tiếp tục tăng cao. Do vậy, khó khăn sẽ dồn về phía các quốc gia sản xuất gạo.
Do đó, Thái Lan và Ấn Độ đã có tín hiệu giãn tiến độ xuất khẩu gạo nhằm thúc
đẩy nhu cầu nhập khẩu ở các thị trường của họ.
Bên cạnh đó, hiện tượng thời tiết El
Nino vốn là "thảm họa" thường xuyên của Ấn Độ đang quay trở lại ở
quốc gia này đã tác động trực tiếp tới xuất khẩu gạo của Ấn. Các thông tin từ
Ấn Độ cho biết, lượng mưa đã giảm mạnh và diện tích trồng lúa cũng đang giảm
theo. Nếu tình hình thời tiết cực xấu, chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh hơn nữa đến
thị trường gạo thế giới.
Ngoài ra, về phía cầu cũng xuất hiện một
số biểu hiện không bình thường, như hiện tượng TQ và một số quốc gia khác như
Philippines, Malaysia đột ngột tăng dự trữ quốc gia.
Tình hình trên tạo ra thời cơ thị trường
khá tốt cho Việt Nam. Tuy nhiên, các DN xuất khẩu gạo nhấn mạnh: "Thuận
lợi này chỉ mang tính ngắn hạn. Hơn nữa, thị trường TQ dù chiếm sản lượng lớn
song vẫn là nguy cơ tiềm ẩn khó lường". Thực sự TQ tăng lượng nhập khẩu
gạo từ đầu năm tới nay chủ yếu là để tăng dự trữ gạo quốc gia. Hiện TQ đang là
quốc gia có lượng gạo dự trữ cao nhất thế giới. Theo một số liệu, lượng gạo
nước này dự trữ đủ cho 1,4 tỷ dân của họ ăn trong 190 ngày, trong khi đó phần
còn lại của thế giới chỉ dự trữ cho 71 ngày.
Giá tăng, lợi ích vẫn không vào nông dân
Theo logic thông thường, lúa gạo bán
được giá thì nông dân là người trực tiếp sẽ được hưởng lợi. Song thực tế có như
vậy?
Một DN xin giấu tên thẳng thắn thừa
nhận: "Tính đến nay, các DN trong nước đã mua tạm trữ trên 70% kế hoạch đề
ra. Khi giá xuất khẩu tăng cao, kéo theo giá lúa tăng thì thực sự nông dân đã
bán gần hết. Chỉ những DN tạm trữ là hưởng lợi. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh
thị trường xuất khẩu bế tắc kéo dài, thì đây (giá gạo xuất khẩu tăng - PV)
vẫn là tín hiệu tốt".
Tại các tỉnh ĐBSCL, vựa lúa xuất khẩu
chính của các nước, nhiều nông dân ngẩn ngơ tiếc rẻ vì đã bán hết lúa thu hoạch
thời gian trước, nay giá thu mua tăng cao thì đã không còn lúa để bán. Thực ra,
người trồng lúa không có sự lựa chọn nào khác, vì áp lực nợ vay và nhu cầu tiêu
dùng gia đình đè nặng khiến thu hoạch xong phải bán ngay để thanh toán, trang
trải. Trong khi đó, chi phí cho các loại phân bón và vật tư nông nghiệp, xăng dầu
vẫn liên tục tăng.
Một điều hoàn toàn bất ngờ nữa là, do
giá gạo xuất khẩu tăng, giá lúa tăng đã đẩy không ít DN chế biến và kinh doanh
lúa gạo đến chỗ lỗ hoặc phá sản. Ở VN có đặc thù là các DN khi ký hợp đồng bán
gạo đều không phải có hàng sẵn, mà ký xong mới lo đi thu mua về chế biến rồi
giao khách hàng. Với cách làm này, nếu may mắn sẽ lời rất lớn, ví dụ lúc ký giá
gạo cao, còn lúc giao hàng giá gạo xuống. Nhưng ngược lại thì cũng rất rủi ro.
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch
UBND tỉnh An Giang, chỉ ra: "Nông dân chẳng còn lúa để bán, DN chế biến và
xuất khẩu cũng bị chết theo do họ đã ký hợp đồng từ trước với giá thấp. Nay giá
tăng, đầu vào cao mà đầu ra trót ký thấp, chết là cái chắc!". Ông cho biết
thêm, rất nhiều DN chế biến và xuất khẩu ở An Giang phải khóc ròng vì giá xuất
khẩu tăng cao!
Vậy ai là người hưởng lợi từ giá xuất
khẩu gạo tăng cao? Ông Nguyễn Minh Nhị phân tích: "Đừng nghĩ rằng, lợi ích
này không bay lên trời thì rơi xuống đất! Không có đâu. Nó bay vào không trung!
Kinh tế là kinh bang tế thế, phải rất linh hoạt, khôn ngoan, sát với thị
trường. Người trồng lúa và nhà chế biến kinh doanh lúa gạo của Việt Nam rời
rạc, cắt khúc, không gắn kết với nhau, không gắn với thị trường. Với kiểu quản
lý của ta như 10 năm qua thì lúa tăng hay giảm cũng đều thiệt hại cho nông dân
và DN".
Cho đến giờ phút này, lúa gạo Việt Nam
vẫn chưa có thị trường ổn định. Thuận lợi về giá như năm nay vẫn mang tính
"cơ hội" nhiều hơn là do ta chủ động tạo lập nên. Và do cách quản lý
điều hành sản xuất nông nghiệp "phập phù", người trồng lúa và nông
dân lẫn DN sản xuất, chế biến và kinh doanh của Việt Nam luôn trong trạng thái
may rủi, thua nhiều hơn thắng. Ngay cả khi có "cơ hội" giá tốt từ thị
trường mang lại thì luôn bị động nên chẳng có sự chuẩn bị, cuối cùng lợi ích
chẳng hưởng được.
Gạo Battambang nổi tiếng
của Campuchia. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN
VN
loay hoay, Campuchia đã "âm thầm" tiến
1/4
thế kỷ qua, VN luôn nằm trong top 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu. Song giá gạo
của chúng ta luôn lệ thuộc nặng nề vào những biến động thất thường của thị
trường gạo thế giới.
Theo
số liệu của Bộ Công thương, diễn tiến phập phù của thị trường gạo Việt Nam từ năm 1989
đến nay như sau:
-
Giai đoạn 1989 - 1994: Giá gạo xuất khẩu bình quân 200 USD/tấn
-
Giai đoạn 1995 - 1999: Giá xuất khẩu tăng lên 220 - 290 USD/tấn
-
Giai đoạn 2000 - 2003: Giá tụt xuống dưới 200 USD/tấn
-
Giai đoạn 2004 - 2008: Giá gạo vượt ngưỡng 200 USD/tấn, liên tục tăng lên và
đạt kỷ lục 569 USD/tấn vào năm 2008 là năm xảy ra khủng hoảng lương thực thế
giới. Và cũng vào năm này, khi có cơ hội xuất khẩu gạo giá cao rất tốt, thì VN
lại bỗng dưng "tạm ngưng" xuất khẩu gạo.
-
Giai đoạn 2009 - nay: Giá gạo tụt xuống 407 USD/tấn vào năm 2009. Sau đó tăng
lên 514 USD/tấn vào 2010. Năm 2012 tụt xuống 470 USD/tấn.
Gạo
Việt Nam phải cạnh tranh gay
gắt với gạo Thái Lan và Ấn Độ, cùng với gạo Mỹ và Pakistan . Gạo Việt Nam đã từng có
được 2 thị trường lớn là châu Á và châu Phi, nhưng từ năm 2000 đến nay, chúng
ta luôn bị mất thị trường do không cạnh tranh nổi với gạo Thái Lan. Thị trường
châu Phi đã rơi vào tay các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan. Tại châu Á, gạo Thái
Lan cạnh tranh quyết liệt, có lúc giành thị trường truyền thống của Việt Nam .
Đặc biệt, việc xuất khẩu gạo phụ thuộc nặng nề vào thị trường TQ là rất nguy
hiểm.
Trong
khi đó, như GS.TS Võ Tòng Xuân chỉ ra, bản thân các biện pháp trong nước lại
"chỉ mang tính nhất thời, ngắn hạn và không thực tế nên không giúp ích gì
cho nông dân và nhà chế biến - xuất khẩu, ngược lại đã gây khó khăn rất lớn cho
họ". Và: "Cơ cấu sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự phát nên nhiều
vấn đề vô lý nảy sinh. Ví dụ như kim ngạch xuất khẩu gạo không đủ mua nguyên
vật liệu, giống lúa và máy móc thiết bị nông nghiệp..."
Trong
khi Việt Nam
đang loay hoay với bài toán "cơ cấu, tái cơ cấu" thì sản xuất và xuất
khẩu gạo của Campuchia đã có bước tiến nhanh đáng kinh ngạc.
10
năm trước, người ta thường nghĩ Campuchia chỉ sản xuất được gạo "đủ ăn".
Song tình hình đã rất khác, hiện gạo Campuchia đã có mặt trên 30 quốc gia trên
thế giới.
Điều
đáng nói là trong suốt 1/4 thế kỷ qua gạo Việt Nam chỉ "ổn định" với 10
thị trường chính, có lúc trồi sụt quanh con số này. Về thị phần thì gạo Việt
Nam định vị ở những quốc gia thu nhập trung bình và thấp, chứ chưa "mon
men" vào được những thị trường cao cấp như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn
Quốc...
Vậy
mà Campuchia chỉ trong vòng 3 - 4 năm đã nhanh chóng có chiến lược và xâm nhập
những thị trường khó tính bậc nhất này. Không những vậy, cùng phẩm cấp
gạo và thời điểm bán, thì gạo Campuchia luôn có giá bán cao hơn gạo Việt Nam từ
30 - 50 USD/tấn.
Những
thực tế trên rõ ràng đang đặt ra cho chúng ta thách thức cần phải cải cách mạnh
mẽ, quyết liệt hơn cho nền SXNN của Việt Nam, thay vì những chính sách, biện
pháp nửa vời, thiếu hệ thống.
Duy Chiến