Từ Quốc Hoài
Tác giả có thân sinh là
đảng viên cộng sản từ năm 1930. Bản thân là đảng viên đã nhận huy hiệu 30
tuổi Đảng. Từng qua thử thách chiến trường B, từng là Bí thư chi bộ khu phố,
được bình chọn là đảng viên xuất sắc tiêu biểu. Là hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam, đoạt nhiều giải thưởng văn học, trong đó có Giải thưởng Thơ 2010 của Hội
Nhà Văn Việt Nam.
Bauxite Việt Nam
|
Đất nước ta đang
đối mặt với hiểm họa khôn lường. Trung
Qu ốc lộ mặt chủ nghĩa bành trướng, quyết liệt thôn tính lãnh
thổ Việt Nam. Trong nước ngổn ngang những thách thức: kinh tế suy thoái nghiêm
trọng; dân mất lòng tin; xã hội bất an, tội phạm tăng; Đảng và Nhà nước bị ràng
buộc bởi những tính toán tư lợi, bế tắc về mặt chiến lược, loay hoay với các giải
pháp tình thế.
Để thoát khỏi
hiểm họa đang làm chao đảo vận mệnh đất nước, chúng ta cần can đảm, quyết liệt tháo
bỏ ách tắc, mà lâu nay vẫn được gọi là lỗi hệ thống.
Đảng Cộng sản
Việt Nam theo chủ thuyết Marx - Lenin, đổi tên từ Đảng Lao Động Việt Nam, từng
lãnh đạo dân tộc ta giành thắng lợi qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ. Chuyện đó ai cũng biết. Điều ít ai nói tới một cách khách
quan, rành rẽ là tại sao Đảng Lao Động Việt Nam thành công vẻ vang trong lãnh
đạo chiến tranh trước đây, nhưng khi đổi tên thành Đảng Cộng sản lại thất bại
thê thảm trong thời bình, vô hình trung tạo điều kiện cho Trung Qu ốc thực thi chủ nghĩa
bành trướng. Chắc chắn là chủ nghĩa Marx - Lenin có vấn đề. Cái mà nhiều người
vẫn gọi là lỗi hệ thống, chính là mặt trái của chủ nghĩa Marx - Lenin, khi Đảng
cầm quyền mới bộc lộ, phát tác độc hại, trở thành đại họa. Nếu không nhìn ra mặt
trái của chủ nghĩa Marx - Lenin để xử lý nó một cách quyết liệt, thì dân tộc
Việt Nam sẽ đối mặt với nguy biến khôn lường. Cũng cần phải xem lại bản chất Tư
tưởng Hồ Chí Minh là gì? Liệu còn có ích cho dân tộc Việt Nam hay không?
Phần I
Mặt trái của
chủ nghĩa Marx - Lenin
Ông tổ của chủ
nghĩa Cộng sản là Platon (427-347 trước công nguyên) ra đời trước K.
Marx 2245 năm. Trong tác phẩm Cộng hòa, lần đầu tiên Platon đưa ra chủ thuyết
về xã hội Cộng sản, một xã hội mà bản thể tư hữu của con người hoàn toàn bị xóa
bỏ, mọi tài sản kể cả vợ chồng con cái đều thuộc về sở hữu công cộng. Chủ
thuyết của Platon được cụ thể hóa trong cuốn tiểu thuyết giả tưởng Utopia của
nhà văn Thomas More (1478 – 1535 ). Chủ nghĩa Cộng sản của Platon mang tính cực
đoan và ảo tưởng vì con người không bao giờ chịu từ bỏ cái bản thể tư hữu của
mình, một hành vi đồng nghĩa với sự diệt vong.
K. Marx (1818 – 1883) tiếp thu ý tưởng về Chủ
nghĩa Cộng sản của Platon, nhưng chỉ giới hạn ở việc xóa bỏ sự tư hữu về tư
liệu sản xuất vì cho rằng đấy là khâu then chốt đưa tới cảnh người bóc lột
người. Marx chủ trương giai cấp bị bóc lột dùng bạo lực cách mạng lật đổ trật
tự xã hội tư bản hiện hành, quốc hữu hóa toàn bộ tài sản của giai cấp tư bản
bao gồm tư liệu sản xuất và các tài sản do bóc lột lao động tạo ra, thiết lập
Nhà nước chuyên chính vô sản… Chủ nghĩa Marx mang lại cho nhân dân lao động và
các dân tộc bị áp bức hào quang của một thiên đường. Đó là xã hội cộng sản chủ
nghĩa không có người bóc lột người, nền kinh tế phát triển tột bậc, con người
được tôn trọng, phát triển mọi mặt, làm tùy sức hưởng theo nhu cầu. Không còn
áp bức, chiến tranh... loài người chung sống trong một thế giới đại đồng. Tác
giả của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản khẳng định: Trong cuộc cách mạng ấy, những
người vô sản chẳng mất gì ngoài những xích xiềng trói buộc họ. Họ sẽ giành được
cả thế giới.
Tuyên ngôn Đảng
Cộng sản có tầm ảnh hưởng lớn đối với tiến trình phát triển của lịch sử loài
người.
Dù sao thì xã hội
Cộng sản do Chủ nghĩa Marx vẽ ra vẫn còn là một thế giới ảo. Nó là một giấc mơ
đẹp, nhưng cần được minh định bằng một đời sống thực, con người có thể nhìn
thấy được, chạm tay vào được.
V. Lênin (1870 -1924): người sáng lập Quốc tế Cộng
sản 3, lãnh đạo Đảng Bônsêvích Nga giành thắng lợi trong cuộc cách mạng vô sản
đầu tiên của loài người với tham vọng biến giấc mơ của Marx thành hiện thực. Sự
ra đời của Liên bang Xô viết rộng lớn, trải dài từ Âu sang Á, đã tạo ngã rẽ
quan trọng của lịch sử loài người. Hơn 20 năm sau ngày ra đời, Liên bang Xô
viết trở thành một quốc gia hùng mạnh, cùng với các nước đồng minh đánh bại
Phát xít Đức, giải phóng châu Âu. Lá cờ búa liềm – biểu tượng của chủ nghĩa
cộng sản – ngự trị trên hàng loạt các nước Đông Âu. Năm 1949, bốn năm sau ngày
chiến thắng Phát xít Đức, Đảng Cộng sản Trung Qu ốc giành thắng lợi trong cuộc nội chiến,
giải phóng lục địa Trung
Hoa. S ự ra đời của nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa với gần một tỷ dân
thực sự đã chia thế giới làm hai phe: phe Cộng sản và phe Tư bản.
Một sự kiện đầy
khích lệ diễn ra vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20, đó là việc Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản Liên Xô L. Brezhnev tuyên bố Liên bang Xô viết hoàn thành công
cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, và đang ở vào thời kỳ đầu của xã hội Cộng sản
chủ nghĩa. Liên Xô trở thành miền đất hứa để loài người kỳ vọng. Những người
lạc quan đã nghĩ tới ngày ngọn cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản sẽ ngự trị trên
toàn thế giới, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản thối nát, giãy chết.
Nhưng chỉ 10 năm
sau, cái thành trì của phe Cộng sản đã sụp đổ. Giới cầm quyền tại Liên Xô đối
đầu với nhau bằng họng súng đại bác. Liên bang Xô viết tan rã. Đảng Cộng sản
Liên Xô chịu chung số phận. Kéo theo sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
là sự sụp đổ, tan rã của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Các nước
Cộng sản châu Á như Trung Qu ốc,
Việt Nam… mỗi nước mỗi cách nhưng đều buộc phải bước ra khỏi lằn ranh của chủ
nghĩa xã hội, khoác lên mình bộ trang phục mới của nền kinh tế thị trường để
tồn tại.
Mặt trái của
Chủ nghĩa Cộng sản
Sự sụp đổ của
Liên bang Xô viết và hệ thống xã hội chủ nghĩa làm cho những ai quan tâm tới
thời cuộc không thể không nghiêm túc đặt câu hỏi: Phải chăng sự sụp đổ mang tầm
thế giới kia có nguyên nhân sâu xa từ mặt trái của chủ thuyết
Marx-Lênin, vẫn được gọi là lỗi hệ thống?
Loài người từ khi
xuất hiện trên trái đất luôn phải đối mặt với hai vấn đề: sinh tồn và bảo tồn
nòi giống. Đấy là hai thành tố tạo nên bản thể tư hữu ở con người. Loại bỏ cái bản
thể tư hữu ở con người cũng đồng nghĩa loại bỏ sự tồn tại của bản thân con
người. Nhưng chính cái bản thể tư hữu lại làm cho xã hội loài người luôn bất
an. Quá trình con người lao động để sinh tồn luôn xảy ra sự phân cực. Một bộ
phận thành đạt vượt trội, trở thành những ông chủ quyền thế. Một bộ phận khác
chịu số phận ngược lại, bần cùng, cuộc sống bị lệ thuộc vào những ông chủ quyền
thế. Sự phân cực ngày càng nghiệt ngã, sự đối kháng càng gay gắt.
Yếu tố nhân đạo
và cách mạng hướng về người lao động bị bóc lột trong Chủ nghĩa Marx có sức
quyến rũ, lôi cuốn hàng tỷ người khắp thế giới tiến bước dưới ngọn cờ đỏ búa
liềm của Đảng Cộng sản.
Nhưng đấy chỉ mới
là một nửa chủ nghĩa Marx. Một nửa còn lại khó nhận biết ngay, đó là sự ảo
tưởng về một xã hội công bằng và hiểm họa độc tài. Nhân danh công lý, Marx -
Lenin chủ trương xóa bỏ của tư hữu bằng cách quốc hữu hóa tài sản của giai cấp
tư bản cùng lúc với việc cướp chính quyền. Nhưng liệu đó có phải giải pháp công
bằng? Thực chất của việc quốc hữu hóa là tước đoạt tài sản của giai cấp tư bản,
một hành vi dẫn tới sự bất công mới. Giai cấp tư bản trả lương rẻ mạt cho công
nhân, tạo ra sự chênh lệch giữa đồng lương người công nhân đáng được hưởng so
với đồng lương rẻ mạt mà họ buộc phải nhận. Nhưng sự chênh lệch đó không thể
lớn bằng toàn bộ tài sản của giai cấp tư bản tích tụ hàng trăm năm, bị chính
quyền Cộng sản tước đoạt. Ngay từ điểm xuất phát, cuộc tính sổ nhân danh giai
cấp vô sản bị áp bức, đã diễn ra trong bạo lực đẫm máu, không sòng phẳng, là vết
đen in lên cuộc cách mạng nhân danh công lý.
Khối tài sản
khổng lồ: nhà máy, hầm mỏ, ngân hàng… tước đoạt của giai cấp tư sản, và những
xí nghiệp, tổng công ty, tập đoàn kinh tế được mọc lên từ tiền thuế đẫm mồ hôi
của người dân… được chính quyền Cộng sản giao cho các đại diện ưu tú của giai
cấp vô sản quản lý. Những người này ban đầu có thể là những người lương thiện.
Nhưng khi có quyền lực trong tay, sự quyến rũ của đồng tiền đánh thức bản thể
tư hữu trong họ, dần dà biến họ thành những tội đồ. Thánh Đường công hữu, mở ra
vô số cánh cửa từ phường xã tới trung ương, càng lên cao các cánh cửa mở càng
rộng, thậm chí vô giới hạn, dành cho các quan tham nhũng. Lênin gọi đám quan vô
lại này là “những ngôi sao trong nghề ăn cắp của công”. Nhưng chính Lênin cũng
bất lực.
Chủ nghĩa Cộng
sản bạo liệt xóa kiểu tư hữu này, nhưng lại tạo ra kiểu tư hữu khác, không
chính danh, phát tác độc hại khủng khiếp. Các đảng viên cộng sản tràn đầy hy
vọng khi hát bài Quốc tế ca, trong đó có câu “Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay
mình”. Rốt cục “bao nhiêu lợi quyền” về tay các đảng viên, hay chỉ về tay những
ai có chức có quyền, những nhóm lợi ích, lợi lộc bẩn thỉu tỷ lệ thuận với quyền
chức. Nền chuyên chính vô sản khoác chiếc áo chính quyền của nhân dân, giữ độc
quyền chân lý, không chấp nhận sự phản biện, đối lập. Ai phê phán các sai trái
của quan chức trong bộ máy công quyền, hoặc đường lối không phù hợp với lợi ích
đất nước… bị khép vào tội lợi dụng quyền tự do dân chủ bôi xấu lãnh đạo, hoặc
chống lại chính quyền của nhân dân. Không cho phép tồn tại các cơ quan lập
pháp, tư pháp độc lập, không cho phép có đảng đối lập, không được tự do báo
chí, không có những quyền tự do được ghi trong hiến pháp… quyết liệt chống
lại mọi cơ chế kiểm soát quyền lực, Đảng Cộng sản và Nhà nước chuyên chính
độc quyền thử nghiệm số phận của hàng tỷ con người. Cuộc thử nghiệm tai hại này
đã thất bại trên phạm vi toàn thế giới.
Những sự việc xảy
ra tại Liên bang xô viết, một đất nước xã hội chủ nghĩa điển hình, chứng minh
sự sụp đổ của Nhà nước cộng sản là tất yếu. Từ 1921-1953 có 4.060.306 người dân
bị kết tội chống Chính quyền Xô viết, trong đó có 2.634.397 người bị cầm tù,
gần 800.000 người bị xử bắn. Chỉ riêng trong hai năm 1937-1938 là những năm có
cuộc đấu tranh quyết liệt về đường lối chính trị, số người bị bắn là 681.692
người. Bản thân N. Khrushev người lớn tiếng qui tội Stalin độc tài, khi còn là
Bí thư Matxcơva đã xin bắn 8.500 người. Việc xử bắn nhiều khi là theo chỉ tiêu,
không ghi danh tính người bị tử hình. Khi chỉ tiêu được thông qua, bắn ai là do
thủ lĩnh các địa phương quyết định. Những con số trên đây là kết quả điều tra
từ số liệu tại các kho lưu trữ của Đảng và Nhà nước Xô viết do một nhóm công
tác đặc biệt đứng đầu là tiến sĩ sử học Viktor Nikolaevich Zemskov tiến hành.
Trong cuộc thăm
dò không lâu trước khi Liên Xô sụp đổ, với câu hỏi Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà
nước Xô viết đại diện cho ai, 85% người được hỏi trả lời: Chế độ Xô viết chỉ
đại diện cho lợi ích các quan chức của Đảng và Nhà nước, 11% đại diện cho các
đảng viên cộng sản, 4% đại diện cho giai cấp công nhân. Sau khi Liên Xô sụp đổ,
con số thống kê cho thấy số người giàu của nước Nga chiếm trên 90% là các quan
chức của chế độ cộng sản. Nhà tài phiệt Khodorkovsky, ông chủ tập đoàn dầu hỏa
Yukos, một trong những người giàu nhất nước Nga với tài sản khoảng 15 tỷ USD,
bắt đầu sự nghiệp từ một đảng viên cộng sản. Khi Tổng Bí thư Đảng Liên Xô
Brezhnev tuyên bố Liên bang Xô viết đang bước vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa
Cộng sản, cả con gái lẫn con rể là những đại gia bị cáo buộc tham nhũng. Cái
bóng quyền lực của Tổng Bí thư Brezhnev đã đè lên luật pháp. Vụ án chìm xuồng.
Tại Việt Nam, sau
gần 100 năm bị nô dịch bởi các thế lực thực dân, phát xít, nền độc lập đã được
tạo dựng từ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, sau đó là chiến thắng vang đội
trong cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ đã đưa uy tín của Đảng Lao động
Việt Nam lên tột đỉnh vinh quang.
Lẽ ra sau ngày
toàn thắng, Tổ quốc được độc lập thống nhất, Việt Nam bắt tay vào việc chấn
hưng đất nước với một thể chế dân chủ đã được Hồ Chí Minh đặt nền móng từ năm
1945, thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập, trong Chính phủ Đoàn kết dân tộc và Hiến
pháp dân chủ 1946. Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam hôm nay đã là một đất nước
cường thịnh, Trung Qu ốc
dẫu muốn bành trướng cũng khó bề bắt nạt. Vào thời khắc mang tính quyết định
đối với vận mệnh của đất nước, Nhà cầm quyền đã vội vã làm cuộc chia tay với
Dân tộc để đi vào cuộc phiêu lưu với rất nhiều hiểm họa đang chờ. Đó là đổi tên
Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đổi tên Nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa thành Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cuộc phiêu lưu
thể chế đã làm xáo trộn đến tận nơi sâu thẳm của tinh thần dân tộc. Nhà cầm
quyền nhân danh chủ nghĩa Cộng sản đã lấy đi lòng tin, niềm kiêu hãnh của những
người dân từng viết nên những trang sử oanh liệt của Dân tộc, đẩy họ trở lại
thân phận của những con người bị đè nén, bị điều khiển, tạo dựng một cuộc sống
đầy tai ách, một tương lai không phải dành cho mình mà cho người khác. Trong
cuộc sống đó Tham nhũng là gương mặt quen thuộc, bắt gặp hầu như ở mọi
cơ quan công quyền. Đảng độc quyền cùng với chủ nghĩa xã hội là cơ chế sản sinh
ra các quan tham nhũng.
Với việc giao
quyền quyết định sở hữu nhà đất cho quận huyện, nhà cầm quyền Cộng sản đã tạo
những nhóm lợi ích bẩn từ phường xã lên tới Trung ương. Đất đai trở thành mỏ
vàng cho các quan tham đục khoét. Vô số kho báu khác của đất nước được trao
chìa khóa cho các quan chức, hoặc đám con ông cháu cha. Hệ thống lập pháp và tư
pháp hoạt động theo lệnh của Đảng trở thành hậu phương an toàn của các quan
tham. Những đại án phải ra trước vành móng ngựa là do phạm pháp quá lộ liễu
hoặc mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích bẩn. Bức tranh kinh tế ảm đạm, đen tối với
dư nợ hàng triệu tỷ đồng, nợ xấu hàng trăm nghìn tỷ, tham nhũng chục hàng nghìn
tỷ, hàng trăm nghìn công ty, tổng công ty phá sản… tạo sức ép ngộp thở lên đời
sống người dân, khung đạo đức của xã hội bị xô lệch, lòng tin ở Đảng, Nhà nước
chỉ còn được tô vẽ trên các khẩu hiệu…
Trách nhiệm thuộc
về ai?
Đảng Cộng sản tự
nhận mình là người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hiển
nhiên việc đẩy nền kinh tế của đất nước tới hiểm họa, tội phạm lộng hành, xã
hội đảo điên… thuộc về trách nhiệm của Đảng. Cụ thể là thuộc về Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Đảng, là địa chỉ xuất phát và nơi toàn
quyền quyền điều hành đường lối, chính sách của Đảng. Sự nhận lãnh trách nhiệm
của các ông chủ Nhà đỏ, cụ thể là Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương,
được coi là thiếu tự trọng: không án phạt, không một hình thức kỷ luật, không
một lời xin lỗi dân, phủi tay trước sự đảo điên của đời sống đất nước do chính
họ gây ra.
Với cái nhìn thật
khách quan, tất sẽ nhận ra sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng như
những độc tố đang khuynh đảo vận mệnh của Đất Nước có gốc rễ từ lỗi hệ thống,
là những mảng tối nằm trong mặt trái của chủ nghĩa Marx - Lenin.
Không thể xóa bỏ bản
thể tư hữu, cái thuộc tính đem lại sự tồn tại của chính con người. Nhưng nó cần
có cơ chế kiểm soát.
Một cây làm chẳng
nên non!
Đấy là triết học
của cha ông, chân lý tạo nên sức mạnh để dân tộc ta tồn tại và phát triển qua
hàng ngàn năm. Các nhà lãnh đạo đất nước hôm nay cần nghiêm khắc nhớ tới chân
lý này. Không có sức mạnh của hàng triệu quần chúng yêu nước, không có các nước
Đồng minh hy sinh hàng chục triệu sinh mạng để chiến thắng chủ nghĩa Phát xít,
một mình Đảng Cộng sản liệu có làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945, giành độc
lập cho dân tộc? Trong cuộc trường kỳ kháng chiến suốt 30 năm, đánh Pháp rồi
đánh Mỹ, nếu không có sự hy sinh xương máu của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ,
sự viện trợ, ủng hộ lớn lao loài người tiến bộ, liệu sự nghiệp giành độc lập
cho Tổ quốc có kết thúc thắng lợi vào năm 1975?
Một chân lý nữa
cũng cần được làm sáng tỏ:
Ba cây chụm lại
thành hòn núi cao.
Muốn bảo đảm sự bền
vững và phát triển thì phải cần tới chân lý “ba cây chụm lại thành hòn núi cao”.
Đây là di sản quí báu về triết học và tư tưởng của dân tộc ta, là chân lý mang
tính phổ quát, có thể suy rộng ra để áp dụng trong đời sống của đất nước. Nó là
tính đa nguyên mà dân tộc ta đã đúc kết qua hàng ngàn năm. Nhưng Đảng Cộng sản
đã quyết liệt chống lại, coi đa nguyên là luận diệu của các thế lực thù địch…
Một Đảng tự nhận mình đại diện cho lợi ích của dân tộc nhưng hằn học chống lại
những giá trị tư tưởng, văn hóa… của dân tộc thì cần nghiêm túc đặt câu hỏi:
Thực chất Đảng Cộng sản hiện nay đại diện cho ai?
Hiện nay sức mạnh
mà cuộc đấu tranh giành độc lập tạo ra đã thay đổi. Liên Xô sụp đổ. Sự ủng hộ
của nhân dân thế giới cũng thay đổi. Trung Qu ốc được coi là một trong những nước viện trợ
lớn nhất cho ta đánh Pháp và đánh Mỹ, tự lột mặt nạ hiện nguyên hình chủ nghĩa
bá quyền Đại Hán, coi Việt Nam là phên dậu của họ. Vào ngày 28.4.1975, khi quân
Giải phóng sắp tiến vào Sài Gòn, nhà cầm quyền Trung Qu ốc đã thông qua tướng
tình báo Pháp Francois Vanussème nói thẳng với Dương Văn Minh là Trung Qu ốc sẵn sàng can thiệp
quân sự, chỉ cần Tổng thống Việt Nam Cộng hòa yêu cầu. Dương Văn Minh từ chối
bằng câu trả lời dứt khoát: “Ngày xưa đã bán đất cho Mỹ, nay lại còn bán đất
cho Trung C ộng
nữa à?” (xem bài Sài
Gòn từng nhìn cuộc xâm chiếm Hoàng Sa thế nào?).
Những sự việc nhỡn
tiền diễn ra ở biên giới Tây Nam sau 1975, ở biên giới phía Bắc 1979, ở Biển
Đông từ 1956 đến nay hết xua quân chiếm các đảo của hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa tới việc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan HD. 981 trên thềm
lục địa Việt Nam… càng phơi bày dã tâm bành trướng của Trung Qu ốc. Nhà cầm quyền Trung Qu ốc đã từ bỏ chủ thuyết
Marx - Lenin với lời tuyên bố của Đặng Tiểu Bình: “Mèo trắng mèo đen đều tốt
miễn là bắt được chuột”. Đảng Cộng sản Trung Qu ốc đang đi theo Chủ nghĩa dân tộc bành
trướng Đại Hán. Họ giữ lại hai chữ Cộng sản là để nắm sự độc quyền. Phương thức
sản xuất của Trung Qu ốc
pha trộn giữa chủ nghĩa tư bản man khai và chủ nghĩa tư bản hiện đại. Sự độc
quyền đã tước mất của dân tộc Trung
Hoa nền dân chủ và tạo nên vô số phe nhóm lợi ích bẩn. Nhưng
tập đoàn cầm quyền Trung Qu ốc
có tham vọng bá chủ thế giới. Đó là động lực đen, thúc đẩy Trung Qu ốc phát triển.
Đảng Cộng sản
Việt Nam với những chính sách sai lầm về kinh tế, cách hành xử chuyên quyền, và
nhu nhược trước sự bành trướng của Trung
Qu ốc đang ngày một bị đẩy xa dân. Cùng tên gọi là Đảng Cộng
sản nhưng giữa hai Đảng cầm quyền Trung
Qu ốc và Việt Nam không thể gọi là chung ý thức hệ. Có chăng
chỉ giống nhau ở sự độc tài. Khác hẳn với Đảng cầm quyền Trung Qu ốc, nhà cầm quyền Việt
Nam hiện nay ngoài những toan tính tư lợi không hề có khát vọng vì dân, vì nền
độc lập của Đất Nước, trở thành một cường quốc ở Đông Nam Á hoặc châu Á. Nếu có
đã không xảy ra thực trạng đau lòng đang phơi bày.
Đi với dân để có
sức mạnh của dân tộc thì phải thực thi một chế độ dân chủ thật sự, chế độ đó
ngoài việc bảo đảm cho mỗi người dân quyền bình đẳng được sống, quyền tự do,
quyền mưu cầu hạnh phúc, còn phải có cơ chế kiểm soát yền lực, đó là các quyền
tự do báo chí, ngôn luận, tổ chức hội đoàn, đảng phái cùngvới cơ chế Tam quyền
phân lập đang được áp dụng có hiệu quả tại các xã hội văn minh trên thế giới.
Dân chủ sẽ thực sự là thứ quyền lực trói chân
trói tay các quan tham. Còn nếu cứ thực thi mô hình dân chủ hình thức, giả hiệu,
nói một đằng làm một nẻo như hiện nay, khoác lên Đảng Cộng sản và Nhà nước
những chiếc áo đẹp mã: “Đảng không có quyền lợi nào ngoài việc phụng sự tổ
quốc, phục vụ nhân dân”, “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, thì dân vẫn ngoảnh
mặt, trò ảo thuật đã bị lộ sáng, và vận mệnh cả Dân tộc tiếp tục bị chao đảo,
nguy biến.
Để kết thúc phần
nói về mặt trái của chủ nghĩa Marx - Lenin, chúng tôi xin lấy lại lời
của F. Engels, người đồng chí của K. Marx, và là đồng tác giả của Tuyên ngôn
Đảng Cộng sản (ra đời 1848). Như một di chúc, ba tháng trước khi từ trần, ngày
6.3.1895, trong lời nói đầu của cuốn Đấu tranh giai cấp ở Pháp, F. Engels viết:
“Lịch sử chứng tỏ chúng ta từng mắc sai lầm. Quan điểm của chúng tôi hồi đó là
ảo tưởng. Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt...”.
Những điều
chúng tôi trình bày trên đây là sự thật.
Sức mạnh của
người cách mạng là dám nhìn thẳng vào sự thật.
T. Q. H.
Tác giả gửi BVN.