Sơ lược thì Nguyễn Hữu Vinh bắt hồi tháng 5 năm 2014 theo điều 258 của BLHS vì có hành vi đăng tải những bài viết của nhiều tác giả. Những bài viết có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng CSVN, bôi nhọ uy tín lãnh đạo, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà Nước.
Đến đầu tháng 9 năm 2015, tức là đã 16 tháng vụ án này vẫn chưa được đem ra xét xử, lần cuối cùng vào ngày 8 tháng 7 năm 2015, toà án đã lại trả hồ sơ cho viện kiểm soát để đòi bổ sung thêm chi tiết. Điều rất lạ là những lần trả đòi bổ sung, bản cáo trạng, kết luận hồ sơ dường như không có gì thay đổi so với ban đầu. Dường như có sự kéo dài thời gian xét xử vụ án này chứ không phải vì vấn đề hồ sơ vụ án.
Vì sao lại nói không tại vấn đề hồ sơ vụ án.?
Vì trước đến nay chính quyền Việt Nam xét xử không cần đến hồ sơ, tất cả nhân chứng, viện kiểm sát, công an, toà án , báo chí đều là Đảng lãnh đạo. Chỉ cần an ninh bảo vệ chính trị nội bộ xác định cần xét xử là mọi cơ quan liên quan như viện kiểm sát, toà án, báo chí sẽ thực hiện các bước tiếp theo để hoàn tất vụ án theo yêu cầu của cơ quan an ninh.
Nhưng ở vụ án này lại diễn ra vào một thời điểm nhạy cảm, đó là thời điểm mà Việt Nam đang nỗ lực để gia nhập TPP. Một trong những đòi hỏi của TPP là Việt Nam phải cải thiện quyền con người. Điều luật 258 là công cụ của chế độ cộng sản VN dùng để hạn chế, trấn áp quyền tự do ngôn luận của con người . Trong những năm trước đây, nhiều người Việt Nam đã bị bỏ tù vì điều luật này, gần đây mức độ có giảm để thay thế vào đó là việc giả dạng côn đồ đánh những người đấu tranh nhân quyền. Nguyên nhân việc hạn chế bắt giữ và thay vào đó là đánh đập là do việc bắt giữ , xét xử có bằng chứng rõ ràng sẽ khiến quốc tế có căn cứ phản đối. Còn việc dùng côn đồ đánh đập thì có thể vu vạ đó là xô xát dân thường với dân thường.
Chính vì lo ngại một vụ án được xét xử bằng điều 258 sẽ gây trắc trở cho việc gia nhập TPP. Đảng CSVN vào cảnh loay hoay lúng túng phải kéo dài thời gian đưa bị cáo ra toà.
Ở vụ án này còn có những éo le nữa là Nguyễn Hữu Vinh là con trai của thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Hữu Khiếu khi xưa, bản thân ông Nguyễn Hữu Vinh từng là sĩ quan an ninh, ông Vinh từng học với thứ trưởng công an phụ trách an ninh bây giờ là thượng tướng Tô Lâm.
Xét xử một người từng trong hàng ngũ của đảng mà chống lại đảng, rất cần đến yếu tố đối tượng nhận sai trái, bị mê hoặc , dụ dỗ mà chống đảng. Như vậy mới giữ được uy tín của Đảng, còn nếu như đối tượng không nhân sai trái mà khẳng định làm đúng, phản ánh đúng thì uy tín của Đảng CSVN như bị cái tát vào mặt. Bởi vậy, chúng ta thường thấy những vụ án trong quá trình điều tra mà đối tượng nào nhận tội, xin khoan hồng sẽ được xét xử nhanh, báo chí đưa tin rầm rộ. Trái lại những vụ án đối tượng không những chẳng nhân tội, mà còn khẳng định mình làm đúng thì không thấy được nhắc tới và đương nhiên vụ án sẽ bị kéo dài quá trình thẩm vấn, điều tra, bức cung, khủng bố tinh thần.
Các luật sư nhận bào chữa Nguyễn Hữu Vinh cho biết, từ khi bắt đến nay, ông Vinh chưa ký nhận bất cứ tờ khai nào, ông không nhận bất cứ việc làm nào của mình là sai, tất cả hồ sơ chỉ là do cơ quan công an tự tạo ra,. Hành động kiên quyết của ông Vinh khiến cho vụ án không đi vào con đường mà cơ quan bảo vệ chính trị ĐCSVN mong muốn.
Thế nên, vụ án càng bế tắc và để lại nỗi nhục cho ngành tư pháp Việt Nam, cả một chuỗi an ninh, viện kiểm sát, toà án phải đùn đẩy đi , đùn đẩy lại hồ sơ , kéo dài thời gian để mong chờ đối tượng mệt mỏi, quy phục, nhận tội mới dám xét xử.
Điều eo le nữa trong vụ án này còn ở chỗ. Thời điểm tháng 5 năm 2014, Nguyễn Tấn Dũng đang phải đối phó liêu xiêu với các đối thủ trong Đảng. Những bài viết đăng được cho là ông Vinh đăng tải có nội dung ảnh hưởng đến uy tín của Nguyễn Tấn Dũng. Bởi vậy chính Dũng đã ra lệnh cho Tô Lâm phải mạnh tay bắt giữ Nguyễn Hữu Vinh. Đến nay thì Nguyễn Tấn Dũng đã an toàn, nắm chắc được quyền lực. Vụ Nguyễn Hữu Vinh không còn là bận tâm của Dũng nữa. Tô Lâm sẽ là người giải quyết nốt mới bùng nhùng có tên Ba Sàm mà Nguyễn Tấn Dũng sai hốt về.
Trước đây Nguyễn Tấn Dũng đã mạnh tay với tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, con trai của cựu bộ trưởng nội các cộng sản đầu tiên. Việc bắt Vũ lúc đó đã khiến nhiều cựu lãnh đạo cộng sản e ngại sự tàn bạo của Dũng với con em mình. Nếu lần này, vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, con của một thứ trưởng cộng sản cũng bị hà khắc như Cù Huy Hà Vũ. Hình ảnh một Nguyễn Tấn Dũng tàn nhẫn, thực dụng, không có tình nghĩa, sẵn sàng cạn tàu, ráo máng với con em lãnh đạo công thần ,sẽ tái hiện lại trong mắt nhiều người.
Thượng tướng Tô Lâm, thứ trưởng công an, tổng cục trưởng tổng cục an ninh phải giải bài toán khó trong vụ án Nguyễn Hữu Vinh. Làm sao để ông chủ Nguyễn Tấn Dũng không bị ảnh hưởng hình ảnh trong mắt các cựu lãnh đạo là một kẻ độc tài tàn bạo, làm sao để tiến trình tham gia TPP không bị ảnh hưởng bợi vụ án xét xử với điều 258, làm sao để uy tín của ĐCSVN không bị ảnh hưởng, làm sao để tình nghĩa dây mơ, rễ má giữa những người đồng chí, cựu đồng chí với nhau không bị ảnh hưởng. ?
Tô Lâm, cháu của Lê Giản ( tức Tô Dĩ, giám đốc công an vụ năm 1946 ), con cháu của một công thần liệu có nương tay với người bạn học của mình, cũng là con của một cựu công thần. Hay Tô Lâm sẽ nhân cơ hội này để thể hiện lòng trung thành với Chủ Tịch Nước tương lai Nguyễn Tấn Dũng người có quyền ký quyết định phong hàm đại tướng cho ông ta.?
Hãy chờ vài ngày nữa để xem tính con người trong những người cộng sản nòi này hơn hay tham vọng thâu tóm quyền lực chính trường Việt Nam hơn.
Nguồn: BlogNgườibuongio