Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn Giáo sư Chu Hảo
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia đầu ngành, giáo dục
Việt Nam đang ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng. Muốn chấn hung nó phải được cải
cách triệt để như môt cuộc mạng trong ngành giáo dục.
Những năm qua nhiều
nhà giáo, nhà khoa học có tâm huyết với nền giáo dục đã đưa ra những kiến
nghị rất cụ thể với tinh thần trách nhiệm cao đến Đảng, Chính phủ Việt Nam nhưng rất đáng tiếc đều rơi vào sự im lặng
đáng sợ, không môt lời hồi âm.
Nhân sắp bước vào năm học mới, Giáo sư Chu Hảo, một
trí thức có nhiều quan tâm đến việc chấn hung nền giáo dục nước nhà đã nói lên
những trăn trở của mình qua cuộc trò chuyện với phóng viên Trần Quang Thành
Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe
Trần Quang Thành (TQT) : Thưa
Giáo sư Chu Hảo,
Năm học mới sắp bắt đầu. Năm học thứ 70 của nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
70 năm qua giáo đục Việt Nam đang làm nhiều người rất
lo lắng nói rằng mỗi ngày một tụt hậu và đang ở trong tình trạng khủng hoảng
nghiêm trọng.
Giáo sư Chu Hảo bình luận gì về vấn đề này ạ?
Giáo sư Chu Hảo (CH): Tôi
nhớ thời kỳ Thủ tướng Võ Văn Kiệt đương nhiệm, Thủ tướng đã có một cuộc họp mời
lãnh đâọ Bộ Giáo dục đối thoai với một số anh em làm công tác khoa học và giáo
dục tại Văn phòng Chính phủ năm 1997, để Thủ tướng nghe Bộ Giáo dục và các nhà
khoa học với tư cách cá nhân. Tôi nhớ lúc đó có Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Nguyễn
Văn Triển, một số anh em nữa trong đó có tôi lúc đấy tuy là Thứ trưởng Bộ Khoa
học nhưng được mời với tư cách cá nhân để phát biểu về giáo dục.
Tôi nhớ trong buổi đó, nhiều người được mời với tư
cách cá nhân khẳng định rằng lúc đó (năm 1997) nền giáo dục Việt Nam đã lâm vào
khủng hoảng thế mà bây giờ chúng ta vẫn phải nhắc đến chuyện có khủng hoảng hay
không? Riêng bản thân tôi xin khẳng định rằng chúng ta đã lâm vào khủng hoảng nền
giáo dục từ năm 1997.
TQT
: Thưa Giáo sư
Chu Hảo,
Từ cuộc khủng hoảng năm 1997 đến nay, các nhà giáo dục
nổi tiếng ở nước ta như Giáo sư Hoàng Tụy,
và cũng như cả Giáo sư nữa đã có những kiến nghị rất thiết thực với Đảng
và Nhà nước để chấn hung nền giáo dục. Những kiến nghị ấy đến nay đã được Đảng
và Nhà nước lắng nghe như thế nào ạ?
CH : Rất
tiếc sự lắng nghe đó hầu như không có.
Tôi xin nhắc lai từ năm 2004 đến bây giờ có những kiến
nghị như sau (nếu tôi nhớ không nhầm) :
Bắt đầu từ kiến nghị của nhóm giáo sư trong và ngoài
nước do Giáo sư Hoàng Tụy đề xướng năm 2004.
Sau đó đến năm 2005 có kiến nghị của Liên hiệp các hội
khoa học kỹ thuật Việt Nam trinh bày tại Quốc hội. Tuy nhiên Giao sư Vũ Tuyên
Hoàng (đã quá cố rồi) lúc bấy giờ không được phép trình bày bản đó. Nhưng bản
đó đã được công bố trên các phương tiên thông tin đại chúng.
Năm 2006 có kiến nghị thứ ba của một nhóm Các thứ, bộ
trưởng, một số vụ trưởng đã nghỉ hưu của Bộ Giáo dục do bà Nguyễn Thị Bình chủ
trì được nghiên cứu trong vòng gấn 1 năm trời. Trong nhóm đó tôi cũng được may
mắn mời làm một thành viên.
Kiến nghị thứ tư là kiến nghị của một số anh em trí thức
ở nước ngoài trong đó có anh Vũ Quang Việt anh Ngô Vĩnh Long, ở bên Pháp có anh Nguyễn Ngọc Giao, anh Hà Dương Tường
vv… Các anh cũng có một bản kiến nghị về giáo dục Việt Nam.
Đến năm 2009 tôi nhớ có 1 bản nữa của Viện IDS. Gần
đây có kiến nghị của nhóm Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Các bản kiến nghị đó đều là những ý kiến rất xác đáng
và theo quan điểm của những nhóm đó thì cần phải có một cuộc cải cách toàn diện
và triệt để với ý nghĩa làm một cuộc cách mạng về giáo dục. mới chấn hưng được
nền giáo dục nước nhà.
Thế nhưng rất tiếc những kiến nghị đó đều không được tổ
chức đối thoại, không được trả lời. Thậm chí có kiến nghị không được một lời cảm
ơn, trả lời đã nhận được. Tôi cho đấy là một thái độ hết sức không khoa học,
cũng như là thiếu tinh thần cầu thị của những người lãnh đạo ngành giáo dục từ
thời đó cho đến bây giờ.
Tôi không nghĩ rằng các bản kiến nghị đó đều hoàn toàn
thống nhất với nhau, thậm chí về mặt quan điểm cho từng vấn đề một. Thế nhưng về
đại thể đếu nóí lên nỗi lo ngại về nền giáo dục Việt Nam nếu cứ như hiện nay
thì không thể nào phát triển được.
Về mặt nào đó theo tôi nghĩ những bản kiến nghị đó vẫn
còn phiến diện. Tất cả những ý kiến đó cần phải được tập hợp, cần phải được
nghiên cứu, cần phải được thảo luận thì mới có được bức tranh tổng thể về thực
trạng nền giáo dục Việt Nam và sau đó chính các chuyên gia, các nhà chuyên môn,
kể cả chuyên gia ở nước ngoài vạch ra được cái lộ trình cải cách triệt để và
toàn diện nền giáo dục này. Chứ không phải là các nhà quản lý làm. Phải có một
lực lượng lớn các chuyên gia thực thụ thì mới có thể đưa ra phương án toàn diện
hơn, đầy đủ hơn và khả thi hơn.
TQT : Thưa Giáo sư Chu Hảo,
Trong khi các nhà khoa học có tâm huyết với đất nước
đưa ra nhiều kiến nghị khác nhau để tổng hợp lại những biện pháp tốt nhất, giải
pháp tốt nhất cho ngành giáo dục Việt Nam tiến lên sánh kip với năm châu thì lại
không được coi trọng, không được chấp nhận.
Trong khi đó những người có trách nhiệm với giáo dục nước nhà cứ loay hoay từ
thí nghiệm này đến thí nghiệm khác. Thí nghiệm mới nhất về cuộc thi tuyển sinh
đại học cũng đã thất bại. Tại sao họ lại làm những việc như vậy thưa Giáo sư?
CH : Tôi nghĩ
đó chính là trách nhiệm của những người làm công tác quản lý giáo dục tầm vĩ mô
của đất nước. Đấy cũng đồng thời thể hiện cái tính thiếu chuyên nghiệp trọng hệ
thống quản lý giáo dục của chúng ta.
Tôi nghĩ nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì nền giáo dục
của chúng ta không những đã tụt hậu, bây giò còn đang tụt hậu xa hơn nữa so với
các nước khác trên thế giới kể cả các nước trong khu vực. Điều đó là bước cản
trở rất lớn đối với sự phát triển của đất nước ta
.
TQT : Chúng ta có cả một Hội đồng giáo dục
do Thủ tướng chính phủ làm chủ tịch và nhiều ngành tham gia. Vậy hội đồng này
đã làm được vai trò của mình như thế nào, trách nhiệm của họ llà như thế nào đối
với sự nghiệp giáo dục nước nhà bị tụt hậu như vậy ạ?
CH : Những công việc cụ thể của hội đồng ấy làm tôi
không có điều kiện theo dõi. Nhưng mà nhìn chung để nền giáo dục đặc biệt là yếu kém xảy ra trong việc điều hành kỳ
thi 2 trong 1 vừa rồi đó chứng tỏ hội đồng giáo dục ấy chịu phần lớn.
Tôi cũng lấy làm tiếc chúng tôi có đề nghị thành lập một
hội đồng cải cách giáo dục quốc gia, nhưng đã không được chấpnhận. Hội đồng ấy không
phải là hội đồng của các quan chức ; không
phải là hội đồng của các thứ, bộ trưởng các ngành quản lý mà là hội đồng
của các nhà chuyên môn. Rồi trên cơ sở của những ý kiến chuyên môn ấy trình Quốc
hội thông qua và chính phủ triển khai thực hiện. Chứ không phải là hội đồng cải
cách giáo dục gồm các nhà chính trị, các nhà quản lý các ngành khác chứ không
phải là ngành giáo dục.
TQT : Hội liên hiệp các hội khoa học ký
thuât Việt Nam là một cơ quan phản biện giúp cho chính phủ trong nhiều ngành
khác nhau. Những kiến nghị của Hội đã được xem trọng như thế nào về vấn đề giáo
dục ạ?
CH : Một số kiến
nghị về các vấn đề khác thí dụ công trình thủy điện Sơn La,
xử lý dịch cúm gà rồi một số công triinh cụ thể khác, một số dự án lớn khác thì được lắng nghe và chấp
nhận đưa vào thực tiễn. Tuy nhiên về vấn đề giáo dục mà tôi được theo dõi kỹ
thì những kiến nghị của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuât Việt Nam cũng rơi vào
vấn đề chung của các nhóm khác là không được tôn trọng một cách thích đáng.
Nền giáo dục của mình thất bại
liên tục ít nhất là sau đổi mới đến giờ.Trước đó cũng có những cống hiến nhất định.
Đánh giá của cộng đồng xã hội, của cộng đồng các nhà
khoa học và giáo dục, kể cả các chuyên gia thực thụ ở nước ngoài khác hẳn với
đánh giá của Bộ Giáo dục và của Chính phủ Việt Nam.
Chính phủ và Bộ Giáo dục Việt Nam chỉ nhấn mạnh về
thành tích. Mà những thành tích đều đáng nghi ngờ. Nó thể hiện qua những con số
khô cứng, chứ nó không phản ảnh thực nền giáo dục của nước nhà. Nhiệm kỳ anh
Nguyễn Thiện Nhân, nền giáo dục nó cũng đã lụn bại như vậy rồi mà vẫn được nhà
nước tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh. Có nghĩa là Đảng và Chính phủ đánh
giá ngành giáo dục khác và nhân dân đánh giá ngành giáo dục khác.
Trong khi các nước binh thường ở trên thế giới thành
phần giáo dục quốc dân nó chỉ có mấy thành phần sau :
Một là hệ thống giáo dục quốc dân công lập
Hai là giáo dục của gia đình.
Ba là giáo dục của xã hội.
Riêng ở các nước xã hội chủ nghĩa ngoải ba thành tố
giáo dục quốc dân ấy, còn có một hệ thống giáo dục hết sức là quan trọng và
tiêu rất nhiều tiền thuế của dân và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
việc tuyên truyền, giáo dục chính sách của đảng. Hệ thống giáo dục ấy cũng lớn.
Tôi chưa đánh giá ; tôi chưa nói nó là tốt hay là xấu. Nhưng cái đó từ trước đến
nay bị loại ra khỏi đánh giá của nền giáo dục Việt Nam. Mà nền giáo dục ấy có
khi lại sản xuất ra máy cái, tức là sẩn xuất ra các thày giáo. Những người làm
công tác quản lý giáo dục đều phải đi học
các trường đảng. Hệ thống trường đảng từ trung ương đến địa phương ấy đóng góp
một phần rất quan trọng trong nền giáo dục quốc dân Việt Nam. Quan trọng đó là
quan trọng tuyệt đối rồi. Nhưng mà nó là tốt ở mức nào, xấu ở mức nào chưa ai bao giờ đánh giá. Chưa bao giờ công
khai cái việc này. Cái đó cũng nên đụng tới chứ, bởi vì nó tiêu tiền thuế của
dân. Đảng làm gì có tiền làm cái chuyện ấy. Đó là một chuyện.
Thứ hai là tôi chưa nói nó là tốt hay là xấu. Tôi đã
đánh giá đâu. Tôi chỉ đánh giá nó đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi vì nó tạo
nên cái quan điểm giáo dục ; tạo nên cái tư tưởng về giáo dục cho các thày giáo
và những người làm công tác quản lý đều qua các trường đảng. Nếu không qua các
trường đảng thì làm sao được các việc đó. Thế thì cái đó nó tác dụng thế nào phải
có cái đánh giá ; phải thành thật đánh giá. Vì sao phải đánh giá? Vì tiêu tiền
thuế của dân.
TQT : Thưa Giáo sư Chu Hảo,
Trên cương vị là người phụ trách : Hiệu phố trường đại
học Phan Chu Trinh ; Giám đốc nhà xuất bản Tri Thức, Giáo sư Chu Hảo là người
đang có đóng góp vào cải cách giáo dục, lấy trường Phan Chu Trinh làm nơi để
mình ứng dụng hoặc là tạo điều kiện cho nhóm Cánh Buồm ra một số sách giáo khoa
đang được dạy ở một số trường.
Giáo sư Chu Hảo có thể nói về một số đóng góp của
mìnhh như thế nào được không thưa Giáo sư?
CH : Việc tôi làm ở nhà xuất bản cũng như tham gia Qũi
văn hóa Phan Chu Trinh, tham gia hỗ trợ cho nhóm Cánh Buồm và bây giờ làm những
công việc cụ thể của trường đai học Phan Chu Trinh trên cái nền tảng nhận thức
rằng những việc cải cách lớn cuả nhà nước mình vẫn phải tiếp tục đề nghị càng sửa
đổi tận gốc được nhiều bao nhiêu càng tốt
bấy nhiêu. Nó có hiệu quả lớn.
Thế nhưng trong lúc chờ chính phủ, chờ nhà nước chấp
nhận ý kiến đề đạt của mình thì làm được cái gì có thể làm được trong khuôn khổ
của tôi thì đó là những việc có thể làm được và làm cho có hiệu quả góp phần
vào biến đổi chung.
Thế còn những ý kiến đề đạt về cải cách vĩ mô là nguyện
vọng của mình, tâm huyết của mình của đồng nghiệp. Mình nói không nhất thiết phải đòi hỏi chính phủ phải thay đổi, phải sửa
chữa ngay. Mà sửa chưã càng nhanh bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.Càng chậm bao
nhiêu càng khổ dân mình bấy nhiêu.
Nhưng điều quan trọng hơn tôi muốn nói cho cả cộng đồng
xã hội nghe, mọi người dân đều nghe ý kiến của chúng tôi biết nền giáo dục của
mình nó đang ở đâu? Cần phải sửa những cái gì? Góp tiếng nói, góp phần cụ thể để
làm chuyển biến tình hình này.
TQT : Xiin cảm ơn Giáo sư Chu Hảo