Thiện Tùng
Qua
tìm hiểu, mình biết trong giới trẻ U.40 trở xuống đang thắc mắc:“Tai sao các đảng viên lão thành cách mạng lại
chốnng Đảng CSVN - Có phải họ phản Đảng không?”. Dường như lớp trẻ không tự giải đáp được, cứ ủ thắc mắc nầy
trong lòng , ít ai dám nói ra.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, vì nước vì dân
phản
biện với Đảng của mình không biết mệt mỏi
|
Một
thắc mắc cũng là một câu hỏi nghe qua thì đơn giản, nhưng giải đáp nó sao cho
thuyết phục quả là khó, không khéo bị liệt vào loại xảo biện, giành phần phải về
phía mình, phe mình.
Ưu
tư mãi, mình thấy giải thắc mắc nầy cho giới trẻ, chỉ phải sơ lược lại có lớp
lang tính phức tạp của chặng đường lịch sử đầy nghiệt ngã từ 1945 đến giờ.
Từ 1945 đến 1954 (1)
Đa nguyên về Chính trị và chung
một đường lối “Cách mạng Dân tộc Dân chủ” (DTDC):
Ở
phía Bắc (2), có 3 Đảng: Đảng Lao động VN, Đảng Dân chủ (của giới Tư sản yêu nước) và Đảng Xã hội Cấp tiến (của giới Trí thức
yêu nước). Ba “chiến hữu” nầy sát cánh bên nhau, do Đảng Lao động VN làm nồng cốt,
cùng chung đường lối “Cách mạng DTDC”.
Ở
phía Nam, có: 1 Đảng Lao động VN, 2 Đạo giáo là Cao Đài và Hòa Hảo, 1
Phái là Bình Xuyên, họ liên minh với nhau, cùng chung đường lối “Cách mạng DTDC”.
Từ 1954
đến 1975 (chỉ nói về phía Cách mạng)
Vẫn đa nguyên về chính trị,
nhưng mỗi Miền có đường lối khác nhau:
Hiệp định Genève 1954,
VN tạm thời chia làm 2 miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm ranh
giới. Theo Hiệp định nầy, 2 năm sau (1956) Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhứt
đất nước. Thế rồi, Ngô Đình Diệm thay Bảo Đại, Mỹ thay Pháp, lấy cớ không phải
là người ký, họ không thi hành Hiệp định Genève. Họ dựng lên ở miền Nam thể chế
chính trị mới là Việt Nam Cộng hòa, một
quốc gia độc lập, có đối nội, đối nội hẳn hoi. Từ đó Việt Nam trở thành 2 nước
với Quốc hiệu: Việt Nam Dân chủ Công hòa ở miền Bắc, Việt Nam Cộng hòa ở miền
Nam.
Ở
miền Bắc, 3 Đảng vốn có vẫn tồn tại, nhưng Đảng Lao động VN lộng quyền,
áp đặt đường lối “Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội” – xóa bỏ kinh tế tư nhân, thực hiện
phương thức phân phối theo kiểu “tập trung bao cấp”.
Ở
miền Nam, Hiệp định Genève là thành quả của cả thập
niên (1945-1954) tiêu thổ kháng chiến đầy máu và nước mắt, không thể
để người ta dễ dàng hủy hoại nó như thế, nhân dân miền Nam nổi dậy làm cuộc Đồng
khởi long trời chuyển đất. Vẫn giữ đa nguyên chính trị: ngoài Đảng Lao động VN ẩn
mình hoạt động, còn có Đảng Nhân dân Cách mạng ra đời năm 1964, và các đạo giáo
tham gia như: Phật Giáo do hòa thượng Thích Thiện Hào lãnh đạo; Cao Đài do ông
HuỳnhThanh Mừng lãnh đạo; Hòa Hảo do ông
sư thúc Huỳnh Hữu Trí lãnh đạo; Thiên Chúa do ông Hồ Huệ Bá lãnh đạo. Tất cả đều
chiến đấu dưới cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng nửa xanh nửa đỏ có ngôi sao vàng ở
giữa, và cùng tiếp tục thực hiện đường lối “Cách mạng Dân tộc Dân chủ”. Cách mạng
miền Nam từng bước vững mạnh, Chính phủ “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam” ra đời, thủ
vai một bên chủ chiến ở Nam Việt Nam. Hết
chiến tranh Nội chiến (1960-1964) đến chiến tranh Cục bộ (1965-1973) rồi
lại phải Nội chiến (1973-1975). Cuối cùng về đến đích 30/04/1975. Đó là chặng
đường cam go đầy máu và nước mắt cho cuộc “Cách mạng Dân tộc Dân chủ”.
Bị bội ước – nếu không nói là
phản bội
“Cuộc
Cách mạng Dân tộc Dân chủ” do những người lãnh đạo kháng chiến đề ra, gồm có 2
vế: Dân tộc là loại ngoại xâm, Dân chủ là giao quyền làm chủ đất nước cho Nhân
dân. Không sai, 30/04/1975 chỉ mới hoàn thành vế Dân tộc , còn phải tiếp tục thực
hiện vế Dân chủ để hoàn thành trọn vẹn cuộc “Cách mạng Dân tộc Dân chủ”
Cậy
thế “thượng phong”, năm 1976, Đảng Lao Động VN mở Đại hội lần thứ 4, đổi tên Đảng
Lao động VN thành Đảng CSVN, đặt Quốc hiệu “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam”, nhận lớp bước Dân chủ, áp đặt thể chế Độc tài Đảng trị, theo mẫu miền Bắc,
tiến hành Cải tạo XHCN trên toàn cõi Nam Việt Nam.
Để
tránh tranh giành quyền lực, gây phương hại cho thể chế chính trị Độc tài, ngoài
phủ định Mặt trận Dân tôc Giải phóng MN, Mặt trận Liên Minh các dân tộc bì hòa
bình, Chánh phủ Cách mạng Miền Nam và các tổ chức Tôn giáo, Đảng CSVN “khuyên”
các chiến hữu: Đảng Nhân dân Cách mạng (3),
Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội “tự nguyện” giải tán – được xem như “cái chết tự chọn”.
Có lẽ để tránh sự bất bình có thể xảy ra ở đảng viên các đảng bị giải tán và để
Đảng mình mạnh về số lượng, Đảng CSVN chủ trương kết tập hầu như tất cả đảng
viên các đảng bị giải tán vào Đảng CSVN. Vậy là Đảng CSVN bao gồm các thành
viên của Đảng Lao động VN, Đảng Nhân dân Cách mạng, Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội.
Đảng CSVN có khác chi Ốc mượn hồn, không thuần chất (hổn hợp) - một mặt mà nhiều
lòng, lâm vào cảnh “đồng sàng dị mộng”. Lấy tên Đảng CS nhưng nó không thực chất.
Nôi bộ xào xáo, bất đồng chính kiến bắt đầu từ đây, đó là điều tất yếu – Rõ
chưa các bạn trẻ ?.
Như
chúng ta đã thấy, cai trị theo lối Độc tài chẳng những đất nước không phát triển
mà còn gây biết bao thảm họa cho dân sinh. Liếc sơ qua cũng thấy, những người cầm
đầu bất đồng chính kiến với Đảng đang cầm quyền chẳng ai khác hơn là các vị nếu
không là đang cũng nguyên là đảng viên, còn họ có Cộng sản hay không phải xem
xét từng người một. Nói thì nói vậy, chớ thực ra hiện nay trên đất nước Việt Nam nầy, có đốt đuốc tìm
cũng không ra Cộng sản thứ thiệt – tư sản đỏ thì nghều đầu. Bởi vậy thiên hạ mới
biếm bằng mấy câu văn vần, ai nghe qua cũng hộc tốc chạy tìm thuốc giảm đau:
Chế độ Cộng sản
Kinh tế Tư bản
Hàng hóa nhập cảng
Quan chức Tư sản
Nhơn viên chán nản
Nhân dân di tản.
Cũng
dễ hiểu thôi, những đảng viên lão thành cách mạng chống hành vi sai trái của Đảng
cầm quyền chẳng qua họ muốn bảo vệ thành quả cách mạng mà họ đã “đổ mồ hôi sôi
nước mắt” tạo dựng. Không như những đảng viên vào đảng trong thời bình “sẵn ổ đẻ”.
Bởi vậy thiên hạ mới ngân nga:
Đảng là mẹ, Bác là cha
Từ khi Bác mất, Đảng ta tái chồng
Sanh ra một lũ con đông
Thạch sanh thì ít, Lý Thông thì
nhiếu (4).
Phản
biện vì bất đồng chính kiến không đồng nghĩa với chống Đảng, chi phê phán hành
vi sai trái của Đảng. Phản biện đúng hay sai phải xem xét từ nội dung của từng sự việc phản biện. Chẳng hạn lên án Độc
tài đòi Dân chủ: Nếu độc tài đúng thì đòi Dân chủ sai và ngược lại – không thể
đúng cả hai. Độc tài và Dân chủ đối lập nhau, dầu đấu tranh với hình thức nào,
cuối cùng phải dẫn đến một còn một mất ?.
Thử
xét xem, những người phản biện vừa qua, quanh đi quẩn lại, không ngoài chống Độc
tài, đòi Dân chủ. Như đã nói trên, Dân chủ là món nợ máu và nước mắt mà Đảng
CSVN còn nợ Dân. Đã là nợ thì phải trả, không xù được đâu?.
29/05/2017
T.T
Chú thích:
(1)
Kháng chiến chống Pháp, Miền Bắc từ 1946 đến 1954 = 9 năm. Miền Nam từ 1945 đến
1954 = 10 năm - Khi thấy không thể tử thủ, ngày23/09/1945,
họ rời Sài Gòn ra bưng biền kháng chiến, nên có bài hát “Mùa Thu rồi ngày 23, ta ra đi theo tiếng
kêu sơn hà nguy biến…”
(2) Phía bắc là nói hướng. Không gọi miền Bắc sợ lẫn lộn 3 miền
Bắc, Trung, Nam.
(3) Riêng Đảng Nhân dân
Cách mạng khi bị giải thể có hơn nửa triệu đảng viên.
(4) Thạch Sanh và Lý Thông là hai anh em kết nghĩa. Thạch Sanh
tử tế, Lý Thông gian manh.