26 août 2018

KHÔNG PHẢI CHUYỆN ĐÙA! Nếu dừng lại việc này thì có ai chết không nào?


Hoài Tâm

Nói đến hai từ "yêu nước", đôi khi cảm thấy trìu tượng, văn vẻ mà có phần... khách khí!
Bởi xưa nay, nhiều khi có những kẻ đang tay bán nước cũng nhân danh lòng "yêu nước", coi hai chữ "yêu nước" như một lá bài...




Song quả thật, suốt trong một thời gian dài vừa qua, biết bao nhiêu người, từ những người dân bình thường đến nhiều nhân sỹ, trí thức, quan chức... đều cùng đau đáu một nỗi lo mất nước sau việc hình thành 3 cái Đặc khu. Với một thực tế trải dài suốt 4 ngàn năm, nỗi lo mất nước không phải không có cơ sở! Hàng ngàn bài báo, bài luận, ý kiến, dẫn chứng, phân tích ngọn ngành, có tình, có lý... Bao lời cảnh báo thấu tình đạt lý được rút ra từ ruột, từ gan... Nói xa có, nói gần cũng có; ai ai cũng thấu rõ cái họa nhãn tiền! Bằng cách này hay cách khác trong biểu đạt; có người mềm mỏng, có người lại bức bối qua những câu từ chả mấy dễ nghe... Song phải thấu hiểu và ghi nhận một điều mà lấy đó làm mừng: tất cả, nó đều xuất phát lòng yêu nước thật sự, họ yêu cái đất nước này đến đau đáu; họ sợ lại một lần mất cái giang sơn này đến thảng thốt..., mà chả cần phải do một "thế lực" nào đấy xúi bẩy!
Mỗi người có một cách riêng để biểu đạt lòng yêu nước, mà nó không có một khuôn mẫu nào. Nên thật vô lý, khi lòng yêu nước được biểu thị không đúng cách, đúng ý của một ai đó nhiều khi cũng bị quy cho là "thế lực thù địch"(?). Có thể, có những ai đó chưa hẳn yêu cái chế độ này; song lòng yêu nước cùng nỗi lo sợ lại mất giang san của họ là có thật, và không thể vì thế mà phủ nhận...
Bên cạnh đấy lại có một thế lực muốn nhanh chóng hình thành 3 cái Đặc khu. Biết, một phần do họ có lợi ích trước mắt và không nhỏ trong đó. Một phần, sẽ thật là tai họa nếu giống như Sri Lanca, do nợ Trung Quốc quá nhiều mà phải gán đất cho TQ để xóa nợ? Sri Lanca, vì mất khả năng trả nợ mà đã phải cầm lòng giao cả Hambantota- một hải cảng chiến lược của Quốc gia- cho TQ cũng với thời gian 99 năm...
Người dân Sri Lanca có lẽ họ phải chịu; chứ người Việt Nam này nhất định sẽ lại một lần chẳng bao giờ họ cam chịu đâu!
Nếu cố tình, rất có thể 3 cái gọi là Đặc khu sẽ là 3 hồi chuông cáo chung cho một chế độ. Đó là điều mà cũng nhiều người không mong muốn; nhưng, nó cũng hoàn toàn không phải là một chuyện đùa...
Chẳng có một thứ gì là bất biến, một khi nó đủ điều kiện!
(HT)

P/s: Hôm nay, 25/8, báo Tuổi trẻ đưa tin Kỳ họp QH vào tháng mười này vẫn chưa thông qua Dự luật Đơn vị hành chính đặc biệt(Luật Đặc khu).

Stt của Nguyễn Công Khế:
 
Hôm qua, 24/8- lúc 07:16
Tin tức mới nhất, cho thấy ông Mahathir, thủ tướng 92 tuổi của Malaysia cũng đã từ chối nhiều dự án đầu tư của TQ đến con số 20 tỷ Usd, vì cho rằng những dự án đó thiếu hiệu quả, và khả năng làm cho Malaysia vướng vào những món nợ khổng lồ, dẫn đến sự lệ thuộc vào TQ. Lòng tin vào TQ không có ở các đối tác kinh tế. Thế thì, TQ khó lòng mà trở thành một nước dẫn đầu thế giới về kinh tế để có thể vượt qua Mỹ nhằm thực hiện giấc mơ Trung hoa của họ Tập.
Sau khi họp với TT Trung quốc Lý Khắc Cường, Mahathir nói: ”Chúng tôi không muốn chủ nghĩa thực dân mới xuất hiện vì các nước nghèo không thể cạnh tranh với các nước giàu”.
Tôi nghĩ, lúc này đây, chữ nên dùng với TQ, là “thực dân kinh tế “ thì đầy đủ nghĩa đối với họ hơn.
Bộ trưởng tài chính Malaysia, cho rằng nước ông phải rút kinh nghiệm từ Sri Lanca, cho TQ thuê một cảng chiến lược 99 năm, vì không đủ tiền trả cho các khỏan nợ vay từ Bắc Kinh.
Quyết định dừng thông qua Luật đặc khu của lãnh đạo Việt nam vừa qua là đúng và cần thiết. Trong tình hình dầu sôi lửa bỏng của “đòi hỏi phải thông qua Luật đặc khu “. Một lãnh đạo cấp cao đã nói một câu rất “đắt” trong một cuộc họp mang tính quyết định: Nếu dừng lại việc này thì có ai chết không nào?
Tôi biết ít nhất cũng có hai vị “cựu“ lãnh đạo cao cấp đã viết thư cho các nhà lãnh đạo đương thời, phân tích lợi, hại trong nội dung Luật đặc khu được trình vừa qua.
Trong buổi mời cơm trưa mới đây, hai vị của Tổng lãnh sự Mỹ là ông Justin Brown, trưởng phòng chính trị và một viên chức chính trị khác, bà Pamela.R.D. Pontius đã tiếp tôi. Họ trao đổi với tôi nhiều nhất vẫn là, vấn đề sức mạnh kinh tế thực sự của TQ, việc đầu tư của TQ vào Campuchia và cuộc bầu cử ở đó, việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mêkông. Về đề tài VN, chúng tôi cũng trao đổi với nhau về Luật đặc khu rất thú vị, trong các đề tài đó, cũng có vài ý mà tôi nhắc lại ở Status này cùng với các bạn hôm nay.
(N.C.K)
https://trithucvn.net/…/sri-lanka-nan-nhan-moi-nhat-cua-chi…