Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption |
Cũng không ngoại trừ việc Trung Quốc tiến hành khai thác sau khi thăm dò, và những hành động này hàm chứa những nguy cơ và rủi ro an ninh ở khu vực rất cao và khó lường hết, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời của Viện Iseas nói với BBC News Tiếng Việt hôm 10/8/2019 từ Hà Nội.
Sau đây là toàn bộ nội dung cuộc trao đổi được thực hiện qua bút đàm với nhà phân tích này.
BBC: Vụ việc ở khu vực Bãi Tư Chính đã tạm yên ổn chưa hay Trung Quốc sẽ quay trở lại với một hình thức nào đó? Nếu có thì đó là hình thức gì, thưa Tiến sỹ?
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Phía Trung Quốc không tuyên bố lý do rút tàu, vì thế có thể phán đoán rằng, nếu tàu đó đã khảo sát địa chấn xong rồi, thì Trung Quốc hoàn toàn có thể kéo giàn khoan vào khoan thăm dò và nếu có dầu khí trữ lượng thương mại, họ sẽ khoan khai thác luôn.
Trong trường hợp chưa khảo sát xong, thì họ sẽ quay lại khảo sát cho đến khi xong. Khó có thể hình dung, rằng họ chưa xong, mà họ rút hẳn. Do chưa xong việc, Trung Quốc có thể điều tàu khảo sát khác vào.
Tóm lại, khả năng Trung Quốc quay lại bãi Tư Chính là cao, nếu phía Việt Nam không có các biện pháp hòa bình mạnh mẽ và kiên quyết hơn, ví dụ biện pháp pháp lý.
Quá tự tin, liều lĩnh?
TS. Hà Hoàng Hợp: Việc quấy rối giàn khoan Harukyu 5 của Nhật thực hiện hợp đồng khoan với Rosneft ở khu vực lô 06-01 thực chất là thách thức trực tiếp lợi ích của các doanh nghiệp Nga, Nhật và Việt Nam bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là một việc làm trái với luật pháp quốc tế, khiêu khích các bên liên quan, đe dọa dùng vũ lực đối với các bên liên quan là Nga, Nhật và Việt Nam.
Chúng ta nhớ lại rằng năm 2017, phía Trung Quốc đã hỏi Nga rằng về hoạt động liên doanh của Rosneft, Zarubezneft... ở biển Đông, phía Nga đã trả lời rằng các doanh nghiệp Nga cho biết họ đang hoạt động một cách hợp pháp ở biển Đông.
Như vậy, vụ việc lần này ở bãi Tư Chính và vùng rộng lớn gần đó của nhóm tàu Trung Quốc được tính toán kỹ, liều lĩnh cao độ.
Để trả lời, Việt Nam đã gia hạn công việc khoan của giàn khoan Nhật đến 15 tháng Chín.
Nga chưa có phát ngôn nào về vụ việc này, tuy nhiên tổng thống Nga đã có thư khen ngợi, động viên Rosneft. Và ngoại trưởng Nga hôm ở Bangkok trong cuộc họp Nga - Asean, đã nói Nga đang theo dõi tình hình và mong muốn các bên xử lý vụ việc bằng các biện pháp hòa bình.
Lượng giá ngưỡng căng thẳng
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption |
TS. Hà Hoàng Hợp: Đi theo bảo vệ giàn khoan, giống như vụ năm 2014, sẽ là đông đảo các loại tàu hải cảnh, thậm chí tàu hải quân...
Việt Nam đương nhiên giành quyền xử lý một cách chủ động. Nếu phía Trung Quốc để xảy ra đụng độ vũ trang, thì Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.
Nói cách khác, nếu Trung Quốc kéo giàn khoan vào và khoan, thì rủi ro đụng độ sẽ rất cao, và một khi đã xảy ra đụng độ, thì không biết tiếp theo sẽ thế nào.
TS. Hà Hoàng Hợp: Một phần chúng tôi đã đề cập ở ngay câu hỏi thứ ba, xin khẳng định lại, rằng khó có thể quản trị nổi rủi ro xung đột nếu Trung Quốc kéo giàn khoan vào và khoan.
Khả năng giàn khoan được kéo vào là không nhỏ.
Năm 2012, Trung Quốc đã mời thầu thăm dò và khai thác ở các lô 130 đến 137, cộng thêm hai lô Riji03 và Riji27.
Vừa qua, tàu khảo sát đã khảo sát kỹ lưỡng 10 lô kể trên và vùng rộng hơn bao trùm ra ngoài khu vực 10 lô đó.
BBC: Vì sao Việt Nam phản đối mạnh, nhưng không đưa Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế để thưa kiện? Phải chăng Việt Nam e ngại Trung Quốc sẽ có hành động trả đũa, trừng phạt mạnh mẽ hơn và do đó còn tính toán, lưỡng lự? Về lâu dài, theo suy xét của ông, Việt Nam có kiện và dám kiện Trung Quốc không? Nếu không thì sao?
TS. Hà Hoàng Hợp: Năm 2014, phía Việt Nam cho biết đã chuẩn bị áp dụng biện pháp pháp lý. Sau đó, giàn khoan Haiyang Shiyou 981 rút, thì phía Việt Nam chưa áp dụng biện pháp đó.
Bây giờ, cũng có tin trên truyền thông Việt Nam, rằng phía Việt Nam có thể áp dụng biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc .
Lúc này phía Việt Nam chưa áp dụng biện pháp pháp lý, có thể là do đang cân nhắc mọi điều kiện không phải là điều kiện pháp lý, ví dụ, cần dự báo các hành động kinh tế, thương mại, chính trị... của phía Trung Quốc.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption
|
Để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, tôi tin rằng chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ làm mọi cách hòa bình, hợp pháp. Đến nay, các biện pháp ngoại giao đã được sử dụng với ưu tiên cao. Biện pháp pháp lý, chắc sẽ có ưu tiên cao trong thời gian tới đây, có thể sẽ rất sớm!
Mục đích địa chính trị
BBC: Có ý kiến nói Trung Quốc quá tự tin và có thể chủ quan, liều lĩnh, coi nhẹ khả năng phòng vệ bất cân xứng của Việt Nam, ông đánh giá thế nào về tương quan giữa hai bên trong trường hợp có thể xảy ra một căng thẳng và đối đầu lớn lần nữa và hệ quả có thể thế nào nếu Trung Quốc khinh suất trong bối cảnh địa chính trị ở khu vực và quốc tế đang có nhiều biến chuyển, chuyển động nhạy cảm hiện nay?TS. Hà Hoàng Hợp: Bản chất của các vụ việc mà Trung Quốc gây ra ở biển Đông từ năm 2005 cho đến nay, là Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông mà không có căn cứ pháp lý hay lịch sử xác đáng nào.
Chiếm Lưỡi Bò bên trong đường 9 đoạn, ngoài các mục tiêu kinh tế, thì nổi bật là các mục tiêu địa chính trị và chiến lược.
Mọi hoạt động làm thay đổi hiện trạng trên biển của Trung Quốc, mọi hành động nhằm khẳng định các quyền của Trung Quốc, đều không có giá trị chiếu theo luật quốc tế.
Vậy mục đích địa chính trị ở đấy là bá quyền.
Bản quyền hình ảnh Reuters/Getty Images Image caption |
Là nước lớn, thì càng không thể hành xử vô trách nhiệm, bất chấp luật pháp quốc tế.
Năng lực quốc phòng của Việt Nam rất nhỏ bé so với năng lực quân sự của Trung Quốc.
Mười năm qua, Trung Quốc chi tiêu cho quân sự khoảng trên dưới 2000 tỷ USD, trong khi đó, Việt Nam chỉ có chi phí dưới 40 tỷ USD.
Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế, nên cộng đồng quốc tế đã, đang và sẽ ủng hộ Việt Nam.
Nếu xảy ra xung đột vũ trang, Việt Nam không có cách nào khác là giáng trả tự vệ để bảo vệ lợi ích quốc gia Việt Nam.
Khi lợi ích của các nước đó trùng với lợi ích
của Việt Nam ở biển Đông, Việt Nam nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ cụ thể từ các
nước đó, trong đó có MỹTiến sỹ Hà Hoàng Hợp
Phía Việt Nam đã nhiều lần tuyên
bố rằng Việt Nam không để xảy ra bị động, bất ngờ.Lựa chọn thế đứng nào?
BBC: Cuối cùng, nhìn rộng hơn, có chuyển động gì đáng kể không ở khu vực trên phương diện học thuyết, tiếp cận an ninh, quân sự giữa các đại cường và các khối hiện diện hoặc có lợi ích liên quan ở khu vực và trên Biển Đông mà Việt Nam và các nước được cho là nhỏ và tương đối yếu hơn cần đặc biệt quan tâm để đảm bảo hiệu quả tốt hơn cho an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và các lợi ích của mình?TS. Hà Hoàng Hợp: Chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược quốc phòng Mỹ được hơn 80% lưỡng viện Mỹ ủng hộ. Bản chất là Mỹ tiếp tục đóng vai trò đảm bảo trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc.
Chiến lược an ninh Ấn Độ dương - Thái Bình Dương do Bộ quốc phòng Mỹ công bố ngày 1/6 coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược số một.
Bản quyền hình ảnh Getty Images/Illustration by BBC Image caption |
Hành động của Trung Quốc ở biển Đông đang làm giảm đáng kể an ninh ở biển Đông, làm cho tình hình phức tạp. Năm 2015, chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình hứa với thế giới rằng không quân sự hóa ở biển Đông, dù vậy, từ đó, Trung Quốc đã đẩy mạnh quân sự hóa, trái lại với cam kết công khai đó.
Mỹ và các nước khác như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ... có lợi ích ở biển Đông. Chắc chắn họ sẽ bảo vệ lợi ích của họ ở biển Đông, khi lợi ích của các nước đó trùng với lợi ích của Việt Nam ở biển Đông, Việt Nam nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ cụ thể từ các nước đó, trong đó có Mỹ.
Đường lối quốc phòng để bảo vệ hòa bình của Việt Nam, có 3 "không" như mọi người đều biết, Việt Nam luôn đây mạnh hợp tác quốc phòng với các nước. Với nguy cơ xung đột hoặc chiến tranh, đương nhiên sẽ cần có điều chỉnh cho phù hợp. Bởi vì lợi ích quốc gia là vĩnh viễn, các mối quan hệ khác sẽ thay đổi.
Việt Nam không ngả theo Mỹ, cũng không ngả theo Trung Quốc hoặc theo bất kỳ nước nào khác.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, mà phần trả lời ở trên là quan điểm cá nhân, đồng thời là thành viên nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, Anh quốc, ông có nhiều nghiên cứu và phân tích về chính trị, chiến lược và địa chính trị liên quan Việt Nam, quốc tế và khu vực.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49304558