NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
Ngày 31/5/2019, Lưỡng viện Hoa Kỳ tuyên chiến với Bắc Kinh. Trong đó có 13 nghị sỹ trình dự luật dài 27 trang đòi trừng phạt Tàu Cộng quân sự hóa Biển Đông & Hoa Đông và bao trùm sang các lĩnh vưc khác như an ninh, kinh tế, quân sự. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng nhấn mạnh rằng: “Hoa Kỳ có mặt ở Á Châu là để hành động,” ông nói. “Chúng tôi chủ động, giới quân sự của chúng tôi. Chính quyền của TT Donald Trump hoàn toàn khác với thời Obama trước đây”.
Trước đó vào tháng 2/2019,
Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh BCH Ấn Độ – Thái Bình Dương (INDOPACOM), trong
phiên họp điều trần trước Ủy ban Quân sự Thượng viện Hoa Kỳ, tố cáo Bắc Kinh
thất hứa không quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Ông nói: “Tập
Cận Bình đã phát lờ các cam kết, chúng ta thấy họ đã hoàn tất các phi đạo dài
3.000m, kho chứa đạn dược, các hỏa tiển phòng thủ cùng các thiết bị quân sự cho
không lực của họ…”.
Biển Đông là tuyến đường
hàng hải chiến lược mà mỗi năm có trên 5.000 tỷ USD hàng hóa được vận chuyển
thông qua khu vực Biển Đông, trong đó có trên 1,2 ngàn tỷ USD hàng hóa của Mỹ.
Chính vì vậy, Hải quân Mỹ tiếp tục gia tăng các hoạt động tuần tra tự do hàng
hải, hàng không (FONOPS). Chẳng những Hoa Kỳ mà bà Ursula von der Leyen,
Bộ trưởng BQP Đức, người vừa được đề cử giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Châu Âu
(EC) cũng đã lên tiếng báo động về mối hiểm họa Tàu Cộng đối vớí châu Âu trong
thế kỷ này.
Theo chuyên gia Mathieu
Duchâtel, Giám đốc chương trình châu Á thuộc viện Montaign, Paris, nhận định:
“Đó là tầm quan trọng của việc ủng hộ tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông là
một chiến lược không chỉ liên quan đến sức mạnh hải quân và an ninh hàng hải
theo đúng nghĩa quân sự. Phía Quốc hội Mỹ khởi xướng nhiều dự án liên quan đến
Tàu Cộng và vấn đề Tân Cương. Mỹ hiện có một chính sách rất cứng rắn đối với
Bắc Kinh mà người ta vẫn nhắc đến sự “cạnh tranh chiến lược”.
Trong đó, yếu tố dễ nhận thấy nhất là “thuế quan”, sau đó là những gì liên quan
đến cạnh tranh công nghệ….”
TT TRUMP TIÊU DIỆT TÀU CỘNG
BẰNG 3 MŨI GIÁP CÔNG:
Theo các nhà phân tích
chính trị nhận định: Nếu từ đây tới năm 2020 là năm bầu cử tổng thống Hoa Kỳ mà
Tàu cộng vẫn duy trì được đà phát triển kinh tế như những năm trước đây thì GDP
của Tàu Cộng sẽ vượt mặt Mỹ và trở thành đệ nhất siêu cường trên thế giới và
Hoa Kỳ sẽ trở thành quốc gia hạng nhì sau Tàu Cộng. Tiếng nói của cường quốc
hạng nhì sẽ không còn trọng lượng, sẽ trở thành lạc lỏng giữa các cộng đồng
quốc tế, chẳng còn ai muốn lắng nghe. Trong tương lai, nếu Mỹ từ bỏ vai
trò “lãnh đạo thế giới” thì nước Mỹ sẽ không còn là
nước Mỹ nữa. Vì vậy, TT D.Trump phải đánh tan Tàu Cộng bằng 3 mũi giáp công
trước năm 2020 hoặc trễ lắm là trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai trước khi quá
muộn. Tập Cận Bình không bao giờ từ bỏ tham vọng thống tri ịthế giới.
“Giấc mộng Chệt” tham vọng của Tập Cận
Bình được xây dựng trên nền tảng vết xe đổ của Nhật Bản vào thế kỷ XX trước
đây. Tưởng cũng nên nhắc lại, vào những năm 1980, Nhật Bản được coi là mối đe
dọa kinh tế lớn nhất của Hoa Kỳ, những cáo buộc về hành vi trộm cắp tài sản trí
tuệ, thao túng tiên tệ, chính sách công nghiệp do nhà nước bảo trợ của Nhật. Sự
suy giảm của ngành chế tạo Hoa Kỳ và sự thâm thụt thương mại lớn của Mỹ với
Nhật. Trong cuộc xung đột giữa Mỹ và Nhật, cuối cùng Nhật đã nhượng bộ, nhưng
họ phải trả giá đắt khi phải nhượng bộ Mỹ. Trải qua 3 thập niên mất mát với nền
kinh tế trì trệ và giảm phát.
Ngày nay, lịch sử đã được
tái diễn, nhưng nạn nhân đã được Tập Cận Bình lập lại chính là Tàu Cộng. Giống
như việc trừng phạt Nhật vào những năm 1980. Việc trừng phạt Tàu Cộng ngày nay
xuất phát từ sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô và sự thâm hụt thương mại lớn tạo
bối cảnh cho các cuộc chiến cách nhau trên 30 năm. TT Donald Trump mở rộng
nhiều mặt trận sẽ tiêu diệt Tàu Cộng bằng 3 mũi giáp công: Kinh tế, quân sự và
chính trị .
1.
KINH TẾ :
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI:
Bắc Kinh công bố số liệu
vào ngày 15/7/2019, cho thấy nền kinh tế chỉ đạt được mức tăng trưởng 6,2% trong
quý II/2019, mức tăng trưởng thấp nhất kể từ những năm đầu 1990. Đây là chỉ dấu
cho thấy cuộc chiến thương mại với Mỹ đã gây tổn thất không nhỏ cho kinh tế Tàu
Cộng. Cục thống kê TC cho biết nền kinh tế nước này đã phải đối mặt với một
tình huống kinh tế phức tạp và sự bất ổn địa chính trị ảnh hưởng từ bên ngoài
ngày càng tăng. Reuter đưa tin, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng phải đối
mặt với áp lực giảm giá rất lớn do những lệnh cấm vận từ Hoa Kỳ, gây ra những
tổn thất khổng lồ không thể tính bằng những con số.
Trong nhiều thập niên, con
đường phát triển đất nước thần kỳ, nhưng điều đó đã chấm dút. Tàu Cộng sẽ phải
chấp nhận một trật tự thế giới do Mỹ thống trị. Sẽ không có thế kỷ Thái Bình
Dương và tất cả những ngụy tạo sai trái lịch sử về Biển Đông và “đường lưởi bò
9 đoạn” sẽ được họ sửa chữa, chắc chắn là như vậy nhưng không phải là lúc
này. Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ vẫn thật khó chấp nhận thực tế rằng, con
đường dẫn đến vinh quang phục hưng dân tộc Trung Hoa thống trị thế giới sắp kết
thúc.
Chính cuộc chiến thương mại
đã phơi bày những yếu huyệt của nền kinh tế Tàu Cộng. Giờ thì rõ ràng Huawei,
hy vọng lớn của TC về công nghệ cao, cùng với ZTE và một số công nghệ thông tin
khác, không phải là thực lực bất khả xâm phạm, không có phần cứng, giấy phép
hoạt động và phần mềm của Hoa Kỳ, các công ty này sẽ rơi vào khó khăn. Họ sẽ
chậm hơn ít nhất 10 năm về mặt công nghệ và không thể phát triển các kỹ năng
cần thiết để tồn tại trong tình thế hiện nay.
Tình trạng khó khăn hiện
tại cũng diễn ra trong ngành kỷ nghệ nặng quốc phòng như chiến đấu cơ, tàu
chiến, vũ khí chiến lược… TC thiếu chiều sâu về kỹ thuật bằng sáng chế và công
nghệ cần thiết để sản xuất các sản phẩm cao cấp có thể cạnh tranh với các nước
trên thế giới. Ngày nay, việc ăn cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ qua hệ thống
gián điệp tinh vi dàn trải khắp nước Mỹ đã chấm dứt và họ sẽ bị trục xuất về
Tàu, các mặt hàng nhái rẻ tiền không thể giành chiến thắng trên thương trường…
Tập Cận Bình phải nhớ rằng chống lại Hoa Kỳ là từ bị thương cho tới chết…
Phát biểu tại một cuộc họp
nội các ở Tòa Bạch Ốc vào ngày 16/7/2019, TT Trump nói: “Chúng ta vẫn
còn một chặng đường dài để đi nếu muốn đánh thuế nhập cảng lên hàng hóa TC. Vẫn
còn 325 tỷ USD hàng hóa TC mà chúng ta có thể đánh thuế nếu muốn,” ông
nói. “Chúng ta đang đàm phán một thỏa thuận thương mại với TC, nhưng
tôi ước họ đã không phá vỡ thỏa thuận từng có”. Cuối cùng, TT Trump
muốn Tập Cận Bình phải tuân theo hệ thống thị trường tự do của phương Tây cùng
với sự chấm dứt chế độ độc đảng. “Hãy làm theo cách của chúng tôi” chính là
thông điệp ở đây và hãy nhớ rằng nước Mỹ là siêu cường toàn cầu không đối thủ.
Ngày 01/8 vừa qua, TT Trump bất ngờ công bố về áp thuế 300 tỷ USD
lên hàng hóa TC đã đưa thương chiến Mỹ – Trung lên một cấp độ mới. Hành động
trên của TT Trump hầu như toàn bộ hàng hóa của TC nhập cảng vào Mỹ đều bị áp
thuế quan bổ sung.
Theo Ruchir Sharma, tác giả
bài viết “How China fell off the miracle path” (phép màu
kinh tế China đang chấm dứt như thế nào) được The New York Times đăng số ra
ngày 03/5/2016 đã trở thành hiện thực. Tăng trưởng ở mức 6%là một
điều rất khó khăn với bất kỳ một quốc gia nào. Trong nổ lực vượt qua mục tiêu
đó, Bắc Kinh đã bơm những khoảng nợ, những dự án lãng phí và họ đang tự đào một
cái hố sâu tự chôn mình.
Theo GS Xiang Songzuo, Phó
viện trưởng Viện Nghiên cứu Tiền tệ Quốc tế thuộc ĐHND TQ, là một nhà kinh tế
nổi tiếng, ông đưa ra một số nhận định trong bài viết với chủ đề: “The
pitiful state of the Chinese economy” (Tình hình bi đát của nền
kinh tế TQ). Những biến đổi lớn chưa từng thấy trong 40 năm qua. Xin tóm lược
những điểm chính:
§ Năm 2018, kinh tế TQ liên
tục đi xuống, chủ yếu là kinh tế chậm lại.
§ Tăng trưởng GDP năm 2018
theo công bố của Cục Thống Kê TQ là 6,5%, nhưng theo báo cáo
công bố nội bộ hôm 15/12/2018 thì chỉ tiêu này thấp hơn nhiều.
§ Thị trường tài chánh trực
tiếp dù là trái phiếu hay chứng khoán đã bị giảm một nửa trong năm 2018 và
nhiều công ty đã vỡ nợ. Trong 3 quý/2018, tổng vỡ nợ đã vượt 120 tỷ NDT. Hiện
nay nhiều doanh nghiệp đã phá sản.
§ Nợ địa phương là một rắc
rối lớn trong thị trường tài chánh TC.
§ Thị trường chứng khoán TC
yếu kém cho thấy nền kinh tế đang ở trong tình trạng rối loạn.
NHIỀU DOANH NGHIỆP THÁO
CHẠY KHỎI TQ:
Việc TT Trump tiếp tục tăng
mức thuế quan lên các mặt hàng xuất cảng của TC khiến nhiều doanh nghiệp
đua nhau tháo chạy khỏi Tàu Cộng để tránh thuế. Các doanh nghiệp rút khỏi thị
trường TC không chỉ mang theo nguồn vốn lớn. Ngày 10/5/2019 vừa qua, các mặt
hàng TC nằm trong danh sách 200 tỷ USD nhập cảng vào Mỹ bị tăng mức thuế lên
25% . Ngoài ra TT Trump còn đưa danh sách 300 tỷ USD hàng TC có thể bị áp thuế
25%.
Tại 4 thành phố lớn của TC
gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thẩm Quyến, có hơn 20.000 doanh
nghiệp nước ngoài: QUẢNG CHÂU: chiếm 62% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của
thành phố, THƯỢNG HẢI: Doanh nghiệp nước ngoài đóng góp 2/3 tổng giá trị sản
xuất công nghiệp và đóng góp 70% cho nền kinh tế Thẩm Quyến. Có thể nói, các
doanh nghiệp nước ngoài tháo chạy khỏi Đại Lục sẽ gây ra ảnh hưởng lớn ngoài
sức tưởng tượng với nền kinh tế nước này. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định,
cuộc chiến tranh thương mại lần này đã ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế TC và
gây áp lực nặng nề với chánh phủ Bắc Kinh.
Do đo khiến nhiều doanh
nghiệp tháo chạy khỏi Đại Lục. Trước đó, đã có báo cáo có khoảng 400 công ty
vốn đầu tư Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi thị trường Đại Lục. Liệt kê những công ty
điển hình:
§ Hãng Apple sẽ chuyển dây
chuyền sản xuất sang Ấn Độ.
§ Foxconn đã mở 3 nhà máy tại
Ấn Độ và kế hoạch trước năm 2020 sẽ xây dựng từ 10 tới 12 nhà máy nữa và sẽ tạo
công ăn việc làm cho khoảng 1 triệu người dân Ấn Độ.
§ Hãng điện tử Olympus của
Nhật Bản đã đóng cửa nhà máy sản xuất ở Thẩm Quyến và chuyển sang VN.
§ Một vài nhà máy sản xuát
dây chuyền công nghiệp nặng của Tập đoàn Sumitomo tại TC cũng chuyển dần về
Nhật Bản.
§ Kobe Steel, công ty thép
của Nhật cũng cho biết, họ đã chuyển nhà máy sản xuất linh kiện máy đào thủy
lực sang Thái Lan và Mỹ.
§ Các công ty Nhật Bản như
Mitsubishi Electric, Komatsu và Toshiba cũng đã chuyển một số dây chuyền sản
xuất ở TC sang các nước khác.
§ Trong khi đó, Microsoft,
Google, Amazon, Sony và Nintendo cũng muốn chuyển các dây chuyền đang sản xuất
ra khỏi công xưởng thế giới.
§ Tới lượt Samsung đóng cửa
nhà máy cuối cùng tại Chiết Giang
§ Theo USA Today, 41% công ty
Mỹ đang xem xét chuyển sản xuất khỏi TC sang các nước ĐNÁ và Mexico ít hơn 6%
số này tính chuyện chuyển về Mỹ.
TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI
ĐẠI LỤC:
Tờ New York Times đưa tin,
ngày 4 và 5/6/2019, chánh phủ Bắc Kinh uy hiếp các công ty nước ngoài không
được rút vốn. Các hãng kỹ nghệ lớn như Microsoft, Dell, ARM, Nokia, Cisco,
Samsung và SK đều có đại diện tham dự cuộc họp này. Cuộc chiến thương mại đã
khiến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Đại Lục, đẩy nhanh tốc độ
thoái vốn, từ đó dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ thất nghiệp tại Đại Lục.
Các học giả cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp khảo sát các khu vực đô thị toàn quốc
là 4,9 %, trên thực tế phải lớn hơn gấp 3 lần so với con số chính thức mà chính
quyền Bắc Kinh công bố.
Hồi đầu năm 2019, giới
truyền thông Nhật Bản cũng đưa tin, cuộc chiến thương mại khiến cho khoảng 5
triệu công ty Đại Lục phải đóng cửa và số lượng người thất nghiệp cũng không
ngừng tăng lên, tổng số người chịu ảnh hưởng có thể lên đến 400 triệu người.
Các nhà máy đang phải cắt giảm việc làm, một xu hướng đáng báo động đối với TC,
vì họ lo ngại rằng bất ổn xã hội sẽ bùng lên nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
Các chủ nhà máy tại Đại Lục ngày càng bi quan về tình hình đơn đặt hàng xuất
cảng trong năm 2019 và tâm lý bi quan này đã được thể hiện qua tốc độ tăng
trưởng xuất cảng chậm lại.
Theo ông Colin Graham, Giám
đốc đầu tư (CIO) của Eastspring Investments nhận xét: “Các nhà máy ở Đại Lục có
đang sa thải công nhân do lượng đơn đặt hàng giảm sút? Nếu điều này xảy ra, mục
tiêu tạo công ăn việc làm cho người dân của chính phủ Bắc Kinh sẽ bị ảnh
hưỏng…Đây là vấn đề quan trọng đối với chính phủ Bắc Kinh. Số liệu công bố cho
thấy xuất cảng trong tháng 6/2019 của TC giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên
nhân được cho là thuế quan mà Mỹ áp lên hang hóa TC. Nhập cảng vào Đại Lục
trong tháng 6/2019 cũng giảm do nhu cầu trong nước giảm”.
Theo bà Hà Thanh Liên, một
nhà kinh tế nổi tiếng của TC, hiện đang sống ở Mỹ đã cho biết: “Tính đến giữa
năm 2015, Đại Lục đã có tới 500 triệu người thất nghiệp và gây
sự phẫn nộ của quần chúng”. Theo báo cáo 2013 của Ngân hàng Thế giới (WB), có
khoảng 300 triệu người dân nghèo Hoa Lục chi tiêu ở mức 01
USD/ngày. Nhiều công nhân làm việc trong khu vực công nghiệp nặng đã bị mất
việc. Có một áp lực rất lớn về nạn thất nghiệp nhất là các nghành chế tạo, hầm
mỏ và các công nghiệp cũ như thép & nhôm.
ĐCSTQ thường tự hào đã tạo
hơn 2.130 đại gia có tổng số tài sản bằng cả nền kinh tế nước Anh. Bên cạnh
những người giàu có này thì số người bị “bần cùng hóa” gia
tăng với tốc độ chóng mặt, có khoảng 55% số hộ gia đình hầu
như vô sản. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn quá nhanh và sâu sắc đủ để nhấn
chìm nước trong vũng lầy kinh tế. Trong những năm gần đây, xã hội Đại Lục xuất
hiện một thuật ngữ mới là “cừu phú” (căm thù người giàu) và “cừu quan” (câm thù
tham quan).
Trả lời Epoch Times, nhà
văn Kinh Sở nổi tiếng Đại Lục nhận định: “Những sự kiện kháng nghị trong xã hội
Đại Lục ngày càng nhiều, cho thấy tình trạng bất công xã hội gia
tăng mức độ ngày càng nguy hiểm hơn. Vì thế tình cảnh mọi người bất mãn, đấu
tranh đòi quyền lợi ngày càng nhiều là hệ quả khó tránh khỏi”. Tân Hoa Xã ghi
nhận, con số các cuộc biểu tình với đông đảo quần chúng ngày càng gia tăng, có
trên 200.000 vụ mỗi năm. Chính quyền Bắc Kinh đã phải chi trên
hàng trăm tỷ USD để duy trì ổn định xã hội.
NGUY CƠ VỠ NỢ:
Sự thiếu hụt USD, loại tiền
tệ rất quan trọng đối với hoạt động tài trợ cả trong và ngoài nước. Các khoản
nợ USD kết hợp tại 4 ngân hàng thương mại lớn nhất của TC đã vượt quá tài sản
bằng USD của họ vào cuối năm 2018. Vào năm 2013, 4 ngân hàng có tài sản USD cao
hơn 125 tỷ so với số nợ phải trả, nhưng hiện nay họ nợ các chủ nợ và khách hàng
nhiều hơn so với nợ họ có. Sự đảo ngược là hậu quả từ một ngân hàng: “BANK OF
CHINA”. Từ nhiều năm qua, ngân hàng nầy nắm giữ nhiều tài sản bằng USD hơn bất
kỳ nhà cho vay nào khác. Nhưng điều đó đã kết thúc vào năm 2018 khi nợ phải trả
của nó cao hơn 72 tỷ USD.
Tàu Cộng có khoảng 3,1
ngàn tỷ USD dự trử ngoại hối, vẫn là kho dự trử ngoại tệ an toàn trong
những trường hợp khủng hoảng tài chánh. Trong những dự án to lớn của Tập Cận
Bình chi tiêu bằng USD là các dự án “Vành đai & Con đường”, vốn
được tài trợ rất nhiều bằng đồng bạc xanh và đang gởi USD ra nước ngoài dưới
hình thức các khoản vay của TC. Bắc Kinh đã tập trung sức mạnh tài chánh nhằm
tăng cường tầm ảnh hưởng quốc tế trong những năm gần đây.
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự
báo số dư tài khoản vãng lai của TC sẽ xuống mức âm vào năm 2020 do chịu ảnh
hưởng của cuộc chiến thương mại với Mỹ. Khoản tiền dự trữ ngoại tệ khổng lồ của
TC đang âm thầm chảy khỏi Đại Lục. Tổng cộng 1.200 tỷ USD đã
bốc hơi khỏi số liệu thống kê của Bắc Kinh.
Nợ tín dụng tại Đại Lục đã
tăng gấp 6 lần kể từ 2012. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P cho biết các
khoản vay khác hạng không bảo đảm tại Đại Lục có khả năng tăng với tốc độ 20%
mỗi năm trong vòng 2 năm tới. Tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP của TC đã tăng từ
20,9% năm 2012 lên 53,2% năm 2018, theo số liệu từ CEIC cơ quan cung cấp số
liệu tài chánh. Nợ hộ gia đình tại TC đạt 7.400 tỷ USD tính
đến cuối tháng 3/2019, theo CEIC.
Đại Lục đang chìm ngập
trong khoản nợ công 30.000 tỷ USD (tương đương 259% GDP) và
con số này được các chuyên gia dự báo sẽ tăng lên 327% GDP vào
năm 2022 nếu Bắc Kinh không có biện pháp đối phó hiệu quả. Tờ Nikkei Asian
Review kết luận: “Sau một thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ, chính phủ Bắc
Kinh đang tiến hành một cuôc chiến toàn diên về quả “bom nợ”.
Viện Tài chánh Quốc Tế có
trụ sở tại Washington D.C vừa công bố số liệu thống kê cho thấy nợ công của Tàu
Cộng đã tăng lên gần 304% so với GDP trong 3 tháng đầu năm
2019 tức hơn 40.000 tỷ USD (tương đương 15% tổng số nợ trên
toàn cầu) theo Reuter hôm 17/7/2019.
TTCK BỐC HƠI 2.300 TỶ USD
NĂM 2018:
Tính đến thứ sáu
26/12/2018, chỉ số Shanghai Composite Index giảm gần 25% so với mức khởi điểm
năm 2018, khiến nó trở TTCK lớn hoạt động kém nhất thế giới. Sự bùng nổ của
cuộc thương chiến giữ Mỹ – Trung khiến TTCK sụt giảm 2,300 tỷ USD
so với thị trường của TC trong năm 2018 tính tới ngày 26/12. TC nhường lại vị
trí là TTCK lớn thứ hai thế giới cho Nhật Bản vào đần năm nay. Giá giao dịch
trung bình hàng ngày trên cả 2 sàn giao dịch Thượng Hải và Thẩm Quyến đã giảm
xuống còn khoảng 369 tỷ NDT (54 tỷ USD) trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm
2014, dữ liệu của Bloomberg cho thấy, chỉ có 263,8 tỷ NDT được giao dịch vào
ngày 27/12/2018, bằng khoảng 1/10 mức cao nhất của năm 2015.
KẾT LUẬN:
Chiến tranh thương mại là
một vấn đề quan trọng chi phối sự quan tâm của người dân Hoa Lục. Bắc Kinh hiện
đối mặt những bong bong kinh tế đang càng ngày càng phình to ra trên nhiều lĩnh
vực với nguy cơ sẽ phát nổ, nó có thể làm rung chuyển chế độ. Thương chiến với
Mỹ khiến các công ty công nghệ lớn của TC đánh mất khả năng cạnh tranh trên thị
trường quốc tế khi bị hàng loạt các công ty Mỹ và châu Âu tẩy chay. Bắc Kinh
đang phải đối mặt với nhiều lĩnh vực vô cùng nghiêm trọng tưong lai.
§ Bong bóng bất động sản
khiến giá nhà trên toàn quốc tăng cao ngất ngưỡng, cấp số nhân tài sản cho các
tham quan và các đại gia đầu cơ, nó chôn vùi giấc mơ bắt đầu cuộc sống gia đình
tự lập của thế hệ thanh niên nước này.
§ Quỹ lương hưu có nguy cơ
phá sản mang tính cách lâu dài và khó tìm ra cách giải quyết ổn thỏa.
§ Tỷ lệ hôn nhân thấp dẫn tỷ
lệ sinh giảm dẫn đến thiếu hụt lực lượng lao động, khi dân Tàu ngày càng già
đi, số người nghĩ hưu tăng lên mà quỹ luơng hưu thì cạn dần.
Ngay khi Bắc Kinh công bố
tăng trưởng GDP quý II/2019 là 6,2%, mức thấp nhất kể từ năm
1992. Nhưng các nhà phân tích cho rằng, cuộc chiến tranh thương mại kéo
dài không phải là lực cản chính lớn nhất đối với nền kinh tế lớn thứ hai
thế giới. Tăng trưởng giảm tốc liên quan đến nhiều nợ nần và sức mua
giảm và vì nền kinh tế Tàu Cộng quá lệ thuộc vào xuất cảng.
Nếu xét về triển vọng phát
triển kinh tế thì Hoa Kỳ vẫn chiếm thế thượng phong trên TC về nhiều mặt và có
nền tảng vững chắc hơn. Một số ý kiến cho rằng, sức mạnh nền kinh tế của Tàu
Cộng hoàn toàn có khả năng vượt Mỹ trong 10 năm tới, nếu xét theo GDP. Nhưng,
nhiều kinh tế học đã phản biện rằng điều đó là “viễn tưởng”. Thậm
chí có chuyên gia còn khẳng định rằng, TC chỉ tăng trưởng ở mức 1%. Bên cạnh
đó, Bắc Kinh còn đang phải đối mặt với một “núi nợ công” khổng
lồ 40.000 tỷ USD. Nợ là tổ mối khổng lồ đã và đang đụt rỗng ruột
bên trong thân cây đại thụ mang tên Trung Quốc và không biết lúc nào nó
sẽ đổ xuống…
1. QUÂN SỰ
Cho tới nay, ngoài
những lời đấu khẩu giữa Tàu Cộng và khối liên minh quân sự Mỹ, Nhật, Ấn,
Australia, Anh, Pháp, Đài Loan…xuất hiện ở Biến Đông trên chính danh: “Thực
hiện chiến dịch tự do hàng không, hàng hải (FONOPS) và tổ chức các cuộc tham
gia tập trận chung. Những hoạt động này chưa đủ sức răn đe Bắc Kinh?”
Theo nhận định của
ông James Holmes, chuyên gia quân sự Mỹ, được đăng trên National Interest, thì
Washington đã chọn “thượng sách” đối phó với TC là thành lập và củng cố một
khối “liên minh kim cương” Mỹ, Nhật, Ấn, Australia và
liên minh châu Âu với quyền lợi và nghĩa vụ để tiêu diệt chủ nghĩa bành trướng,
bá quyền của Tàu Cộng trên Biển Đông và Hoa Đông.
HOA KỲ:
Bên cạnh những tuyên
bố trấn an, khẳng định cam kết bảo vệ an ninh cho đồng minh và các nước bạn là
dự án triển khai vũ khí tối tân tại Thái Bình Dương trong bối cảnh Bắc Kinh
quân sự hóa Biển Đông ngày càng mạnh. Cụ thể Ngũ Giác Đài đã đưa hỏa tiển tầm
trung có tầm bắn từ 500 km đến 5.000 km đến châu Á.
Theo Francois
Godement, giám đốc Chương trình châu Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược
Montaigne, một chuyên gia am tường tình hình TC, những động thái này của Mỹ chỉ
là bước đầu trong chiến lược đáp trả có phối hợp của Washington. Trong lúc đó,
Bắc Kinh có mưu tính từ lâu đã bố trí hàng ngàn tên lửa trên lãnh thổ Hoa Lục
sau khi đánh lừa và cam kết với Washington là sẽ không “quân sự hóa” Biển Đông.
Mặc dù các cường quốc
trên thế giới đều ý thức rằng, những nguy cơ đến từ sức mạnh của TC trên Biển
Đông và đều có những lợi ích chiến lược đối với vùng biển này, sự can thiệp của
họ phối hợp với Hải quân Hoa Kỳ để thách thức Bắc Kinh. Trong khuôn khổ chiến
lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” Mở và Tự Do (FOIP) mà Bộ Quốc Phòng nhấn
mạnh đến sự hợp tác của “liên minh kim cương” của 4
cường quốc Mỹ – Nhật – Ấn – Australia và kêu gọi sự can dự mạnh mẽ hơn từ các
nước châu Âu là Anh và Pháp để bảo đảm cấu trúc an ninh trong khu vực trước mối
đe dọa từ Tàu Cộng.
NHẬT BẢN:
Theo Toshihiro
Nakayama là giáo sư Quản lý chính sách ĐH Keio, khẳng định rằng: “Nhật Bản phụ
thuộc hoàn toàn vào giao thương…Hơn 90% giao thương của Nhật Bản lệ thuộc vào
vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông,” ông giải thích. “Do đó, vùng Biển
Đông đặc biệt là huyết mạch hàng hải hết sức quan trọng đối với Nhật Bản.” Do
đó, ông cho biết ý đồ của Bắc Kinh muốn biến Biển Đông thành ao nhà của họ là
quan ngại lớn nhất của Nhật. Ông nói: “Chúng tôi nhìn thấy tham vọng của Bắc
Kinh để thay thế Mỹ hay gạt Mỹ ra khỏi vai trò lãnh đạo ở châu Á – TBD.”
ẤN ĐỘ:
Theo Pankaj Jha, giáo
sư Khoa Quốc tế ĐH OP Jindal Global, bang Haryana, nhận định: Chiến lược Hành
động hướng Đông của Ấn Độ SVIMM (Singapore, Việt Nam, Idonesia, Myanmar,
Malaysia). Theo quan điểm New Delhi: Singapore, Malaysia và Indonesia là những
bên tham gia liên quan đến Eo biển Malacca. Còn VN và Myanmar liên quan về mặt
hợp tác quốc phòng và các hoạt động thăm dò dầu, khí đốt của Ấn Độ ở Biển Đông.
Thủ tướng Ấn Độ
Narendra Modi đã công du nhiều quốc gia tham gia khuôn khổ này trong nhiệm kỳ
của mình và ông đã phê chuẩn việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn
diện với Việt Nam, Singapore và Malaysia và cũng như can dự với Indonesia và
Thái Lan để bảo vệ dọc sườn phía Tây khu vực Đông Nam Á một cách chủ động hơn
để chống lại sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Tập Cận Bình.
Ấn Độ đã nỗ lực tăng
cường sức mạnh quân sự tại quần đảo Andaman và Nicobar và bổ nhiệm cựu Tham mưu
Trưởng Hải quân là Đô đốc DK Joshi làm Phó Thống đốc vùng lãnh thổ này. Rõ
ràng, những động thái này là nhằm phát huy đặc tính phòng thủ tối đa của
Andaman và Nicobar bằng cách nối dài 2 phi đạo và xây thêm 2 cầu tàu để cho các
chiến hạm cỡ lớn neo đậu. New Delhi cũng đặc biệt hỗ trợ các ngư dân địa phương
làm tình báo vốn là tai mắt của lực lượng hải quân và cung cấp nhiều phương
tiện đánh bắt cá tân tiến cho ngư dân để gia tăng sản lượng hải sản đánh bắt ở
vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên này.
Cuối tuần này
18/8/2019, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ thăm vương quốc Bhutan, Thủ tướng
Narendra sẽ gặp vua và Thủ tướng Bhutan, chính thức công bố mở một dự án thủy
điện và cùng trồng một số cây, phù hợp với chánh sách “ưu tiên láng giềng” của
Ấn Độ. Ông Modi sẽ cố gắng dựa trên lợi thế của Ấn Độ tại đây để chống lại Tàu
Cộng.
AUSTRALIA:
Theo Reuters, Australia
sẽ thành lập một đơn vị quân sự mới, nhằm huấn luyện và hỗ trợ các đồng minh ở
Thái Bình Dương trong bối cảnh TC không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu
vực đang dần bị biến thành sân nhà của TC. Theo Bộ trưởng BQP Australia là
Linda Reynolds, Canberra sẽ còn tăng cường quan hệ với các nước Thái Bình Dương
để thiết lập những mối quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn.
“Lực lượng Hỗ trợ
Thái Bình Dương sẽ triển khai một nhóm huấn luyện di động nhằm tăng cường năng
lực, tính bền vững và khả năng tương tác trong vùng, đặc biệt là hoạt động bảo
đảm an ninh, cứu trợ nhân đạo, cứu nạn thiên tai và duy trì hòa bình. Hành vi
này sẽ giúp thắt chặt các mối quan hệ bằng những cuộc tập trận và huấn luyện
chung”.
VAI TRÒ CỦA EU Ở BIỂN
ĐÔNG: EU luôn có lý do rất quan tâm đến các diễn biến ở Biển Đông. Khối
thương mại lớn nhất thế giới này có lợi ích kinh tế sống còn trong việc bảo vệ
hành lang vận chuyển hàng hóa bằng các thương thuyền tự do hàng hải, an toàn.
Với Tàu Cộng là đối tác thương mại lớn thứ hai của khối và chỉ riêng thương mại
với Nhật Bản chiếm 25% GDP toàn cầu. EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai
của ASEAN và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU sau TC và Nhật.
PHÁP DẤN THÂN VÀO ẤN
ĐỘ – TBD:
Ngày 11/6/2019, Bộ
Quân Lực Pháp cũng quảng bá một báo cáo mang tựa đề “Pháp và an ninh Ấn Độ –
Thái Bình Dương”. Tờ chuyên san Nhật Bản The Diplomat nêu bật trong 2 bài phân
tích:
§ “Pháp quảng bá quyết
tâm mới vì ổn định Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (France Trumpets Renewed
Commitment to Stability in Indo – Pacific) đăng ngày 06/6/2019.
§ “Chiến lược Ấn Độ
Duơng – Thái Bình Dương của Anh đang ở đâu?” (Where is Britan’s Indo – Pacific
Strategy?”
Ông Steven Stashwick,
nhà nghiên cứu về Đông Á, nhận định: Quyết tâm của Pháp muốn dấn thân trở lại
vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương phản ảnh quan điểm theo đó, Paris cảm thấy có
trách nhiệm trước hiện tượng trong vùng đang thành hình những quốc gia có thể
gây nên xung đột toàn cầu (ám chỉ Tàu Cộng). Theo tác giả phân tích, Pháp cho
thấy rõ cam kết duy trì sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương để bảo vệ quyền
lợi của mình, đồng thời đóng góp vào việc duy trì ổn định trong vùng, bảo vệ
những quyền hạn và quy tắc quốc tế then chốt.
Còn nhớ, phát biểu
tại Đối Thoại Shangri-La vào đầu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence
Parly đã nhận định rất thẳng thắn về tình hình an ninh căng thẳng đang tác hại
đến khu vực Đông Á. Theo Bà Parly, trước những diễn biến về an ninh và những
thách thức “Hợp tác cần thiết hơn bao giờ hết…làm nền tảng cho một cuộc đối đầu
toàn diện ở châu Á”.
Về quyết tâm bảo vệ
quyền tự do hàng không, hàng hải, Bộ trưởng Quân lực Pháp cam kết cho tàu chiến
đến Biển Đông ít ra 2 lần trong một năm. Bà Parly cũng cảnh cáo rằng Pháp sẽ
không bị những thủ đoạn đáng ngờ hù dọa, hay chấp nhận những sự “đã rồi” đi
ngược với luật quốc tế, dù không nêu đích danh, nhưng Pháp rõ ràng là nhắm vào
Tàu Cộng, tác nhân của những mối lo ngại.
ANH SẼ DẤN THÂN VÀO
ẤN ĐỘ – TBD:
Tại Đối thoại
Shangri-La, Bộ trưởng BQP Anh Bà Penny Mordaunt cũng có những đánh giá tương tự
như các đồng nhiệm Mỹ & Pháp về tình hình khu vực.Tuy nhiên, The Diplomat
đã ghi nhận là trong thực tế, không phải là Anh Quốc không hiện diện ở Ấn Độ –
TBD. Như bà Mordaunt đã nêu lên tại Đối thoại Shangri-La 4 chiến hạm của Hải
quân Anh: 1/ HMS Sutherland 2/ HMS Albion 3/ HMS Argyll 4/ HMS Montrose đã từng
được khai triển trong vùng trong các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải năm
2018 và tập trận với nhiều nước trong vùng như Singapore, Malaysia và New
Zealand. Mới đây, Bộ trưởng BQP Anh Gavin Williamson tuyên bố, London đang lên
kế hoạch xây dựng căn cứ ở khu vực ĐNÁ.
“Đây là thời điểm để
chúng tôi trở thành quốc gia có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu một lần nữa sau Thế
chiến II kết thúc và tôi cho rằng lực lượng vũ trang là một phần đóng vai trò
quan trọng trong kế hoạch này”, ông Williamson nhấn mạnh. Theo giới quan sát
hành động này của Anh có thể coi như một tuyên bố thách thức sự bành truớng của
Bắc Kinh.
ĐÀI LOAN:
Bản tin Reuters tường
thuật nội các của TT Thái Anh Văn đã ký phê chuẩn mức tăng 8,3% đối với các chi
tiêu quân sự 411,3 tỷ Đài tệ (13,11 tỷ USD). Bộ trưởng BQP Đài
Loan tuyên bố: “Trước mối đe dọa từ kẻ thù và để bảo đảm an ninh quốc gia, ngân
sách quốc phòng sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn,” ông còn cho biết. “BQP sẽ chi
tiêu nhiều hơn để mua vũ khí tiên tiến từ nước ngoài và xây dựng một lực lượng
quân sự gồm toàn “tình nguyện viên” sau nhiều thập niên áp dụng chế độ quân
dịch cưỡng bức.’
Mới đây ngày
17/8/2019, Tòa Bạch Ốc thông báo với Quốc hội sẽ bán chiến đấu cơ tiêm kích
F-16V của Tập đoàn vũ khí Lockheed Martin cho Đài Loan trị giá 8 tỷ USD là
một trong những thương vụ mua bán vũ khí lớn nhất của Washington với Đài Loan.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Jim Risch bày tỏ sự ủng hộ với kế hoạch
bán chiến đấu cơ F-16V cho Đài Loan, sẽ đóng vai trò quan trọng giúp Đài Bắc
bảo vệ không phận của thành phố này trước áp lực ngày càng tăng của Bắc Kinh.
Xem ra, Đài Loan trở thành món gân gà khó nuốt cho Tập Cận Bình.
TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG
QUÂN SỰ MỸ – TRUNG:
HOA KỲ:
Hải quân Hoa Kỳ tích
lủy những học thuyết chiến lược quân sự của những chiến lược gia lừng danh như:
Alfred Thayer Mahan (Mỹ), Isoroku Yamamoto (Nhật) và Kark Doemitz (Đức) để xây
dựng Hải quân Hoa Kỳ hùng mạnh vào thế kỷ XX để thống trị các đại dương. Hải
quân Hoa Kỳ bước vào thế kỷ XXI vẫn là siêu quyền lực duy nhất trên toàn thế
giới:
ĐÔ ĐỐC ALFRED THAYER
MAHAN, MỸ (1840 – 1914): Ông được mệnh danh là “Chiến lược gia
Clausewitz” của biển cả. Các chiến lược của ông đã trực tiếp đóng góp vào sự
bành trướng Hải quân Hoa Kỳ của TT Roosevelt. Quan điểm học thuyết chiến lược
căn bản ông Mahan vào một điều không có gì khác hơn là phải “chế ngự biển cả”.
Ông quan niệm rằng: “Không một quốc gia nào có thể tự xem mình là một sức mạnh
toàn cầu, nếu không có khả năng thiết lập kế hoạch sức mạnh Hải quân trên toàn
thế giới. Ngoài khả năng có một lực lượng Hải quân có khả năng hiện diện ở bất
cứ nơi nào, bất cứ lúc nào và đánh bại bất cứ kẻ thù nào,” ông cũng nhấn mạnh:
“Tầm quan trọng công tác giữ gìn các tuyến đường hàng hải huyết mạch để bảo đảm
an ninh cho các tàu chiến và tàu buôn.”
Đô đốc Mahan nhấn
mạnh nhu cầu cần duy trì hệ thống các “căn cứ hải quân” của các Hạm đội Hoa Kỳ.
Ngày nay, theo số liệu của Ngũ Giác Đài, Hoa Kỳ đã duy trì một hệ thống căn cứ
quân sự trên toàn thế giới lên đến 865 căn cứ, hiện tại 90 quốc
gia. Điểm mặt 6 nhóm căn cứ quân sự bao vây và cô lập Tàu Cộng gồm:
§ Nhóm căn cứ quân sự
Đông Bắc Á.
§ Nhóm căn cứ quân sự
Đảo Guam.
§ Nhóm căn cứ quân sự
Đông Nam Á.
§ Nhóm căn cứ quân sự ở
Trung Á.
§ Nhóm căn cứ quân sự ở
Ấn Độ Dương.
§ Nhóm căn cứ quân sự ở
Australia
ĐÔ ĐỐC ISOROKU
YAMAMOTO, NHẬT (1884-1943): Từ sau trận Trân Châu
Cảng, ông nói: “Không một quốc gia nào đã duy trì bất cứ một mức độ
chế ngự thế giới mà không có lực lượng Hàng Không Mẫu Hạm để đại diện quyền lực
thống trị của nó quanh địa cầu.” Hiện nay, Hải quân Hoa Kỳ có 12
HKMH và chiếc HKMH Gerald R. Ford thuộc nhóm siêu HKMH tối tân nhất thế giới.
Ngày 24/8/2017, tại hãng đóng tàu Newport News Shipbuilding tại tiểu bang
Virginia diễn ra khởi công đóng chiếc HKMH USS Enterprise (mới) là CVN 80. Đồng
thời đến cuối tháng 8/2017, quá trình đóng chiếc HKMH Kennedy đã hoàn thành hơn
30%.
Chiến đấu cơ chủ lực
của HKMH là tiềm kích F/A-18 E/F Super Hornet. Ở nhiệm vụ chiến đấu tấn công
F/A-18 sẽ không kích các căn cứ địch sâu trong đất liền. Nó cũng đảm nhận vai
trò phòng vệ và ngăn chận tầm xa bảo đảm an toàn cho HKMH và toàn bộ nhóm tàu
tác chiến.
Bắc Kinh đang đầu tư
nhiều vào các loại vũ khí tấn công HKMH Mỹ, họ cho rằng tên lửa DF-21D có thể
đánh trúng HKMH Mỹ trên biển. Tuy nhiên, theo Loren Thompson, chuyên gia phân
tích quốc phòng, đăng bài trên Forbes số ra ngày 09/8/2019: “Why China Can’t
Target U.S. Aircraft Carriers” (Tại sao TC không thể đánh đực HKMH Mỹ). Lý do
chính là vì Ngũ Giác Đài đầu tư rất mạnh vào những công nghệ tối tân nhằm củng
cố hệ thống phòng thủ của các nhóm tàu sân bay.
ĐÔ ĐỐC KARL DOENITZ,
ĐỨC (1891 – 1980): Ông là cha đẻ về học thuyết chiến tranh tàu
ngầm của Đức. Tầm nhìn chiến lược của ông đã góp quan trọng của tàu ngầm đối
với hải chiến trên biển. Mục tiêu chiến lược của ông là cách mạng hóa chiến
tranh tàu ngầm là các tàu ngầm U của Đức phải được điều động và chiến đấu từng
đoàn hay từng toán mà ông gọi là “Woft packs” (nhóm sói). Trong 4 tháng đầu năm
1940, các chiếc tàu ngầm U đã đánh chìm 285 tàu Mỹ và đồng minh. Tính đến
6 tháng đầu năm 1942, các tàu ngầm U đã đánh chìm 585 tàu chiến Mỹ xuống tận
đáy Đại Tây Dương.
Ngày nay, uy lực
khủng khiếp tàu ngầm tấn công hạt nhân tối tân lớp Virginia của Mỹ, có khả năng
hủy diệt hủy diệt cả một hạm đội đối phương, nó rất khó phát hiện vì chạy rất
êm gần như tàng hình. Tháng 7/2018, nhà máy đóng tàu Newport News của tập đoàn
Huntington Ingalls Industries mới vừa bàn giao siêu tàu ngầm hiện đại nhất hiện
nay của Hải quân Mỹ. Nó được thiết kế nhằm thay thế tàu ngầm lớp Los Angeles và
Seawolf.
Hiện nay, Hải quân
Hoa Kỳ đã có 14 chiếc đã đi vào hoạt động và 4 chiếc đang
trong quá trình thi công. Hải quân Hoa Kỳ dự định sẽ chế tạo tổng cộng 48
tàu ngầm loại này. Tàu ngầm lớp Virginia có thể hoạt động liên tục
hàng tháng trời dưới lòng đại dương. Vũ khí trang bị của tàu gồm 12 ống phóng
thẳng đứng. Bên cạnh đó là 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm. Kho vũ khí của tàu
ngầm mạnh nhất thế giới của Mỹ đủ sức thổi tung cá một lục địa xuống biển,
huống hồ gì mấy cái đảo nhân tạo của TC trên Biển Đông?
TÀU CỘNG:
TÀU SÂN BAY: Tàu sân bay thứ
hai của Hải quân TC Type 001A đang hoàn chỉnh, với thiết kế kiểu cầu bật không
máy phóng, khiến J-15 không có AWACS hổ trợ, tàu sân bay này không thể tác
chiến xa bờ biển Đại Lục. Theo giới phân tích, việc vận hành của TSB Type 001A
có thể được bàn giao cho Hải quân TC trước lễ kỷ niệm 70 Quốc khánh TC vào ngày
01/10/2019 tới đây.
Sau khi tàu sân bay
mới được đưa vào hoạt động, Hải quân TC sẽ điều hành 2 tàu sân bay, sánh ngang
với Hải quân Hoàng gia Anh để trở thành nhà điều hành tàu sân bay lớn thứ thứ
hai thế giới, chỉ xếp sau Hải quân Hoa Kỳ với 12 HKMH cỡ lớn.
TSB Type 001A không
phải là một thiết kế mới, nó là bản sao của TSB CV-16 Liêu Ninh thuộc Type 001,
được TC cải tạo từ chiếc tuần dương hạm chở được chiến đấu cơ của Hải quân LX
là Varyag, thuộc lớp Kuznetsov. Bắc Kinh mua lại của Ukraine vào cuối năm 1990.
Sau khi tân trang quy mô, Liêu Ninh đã được biên chế vào tháng 9/2012. Liêu
Ninh có thể mang theo 16 tiềm kích J-15 Flying Shark, cùng với máy bay trực
thăng. Cả 2 TSB của TC cũng chỉ có khả năng hoạt động ven bờ.
Tờ Asia Times đưa
tin, TSB Type 001A tiêu thụ gần 1.100 tấn nhiên liệu mỗi ngày
khi di chuyển với vận tốc 37 km/giờ và sử dụng tới 1.500 tấn nhiên
liệu trong các sứ mạng chiến đấu. TSB Type 001A đòi hỏi phải được tiếp nhiên
liệu bất kỳ khi nào tiêu thụ hết 1/3 bể chứa, vì vậy TSB sẽ chỉ có 6 ngày hoạt
động trên biển trước khi cần phải được tiếp nhiên liệu lần nữa. Trong khi đó,
HKMH lớp Nimitz của Mỹ chạy bằng năng lượng hạt nhân không cần tiếp nhiên liệu
cho động cơ.
TÀU NGẦM HẠT
NHÂN: Tàu ngầm hạt nhân của Hải quân TC được đưa vào hoạt động từ năm
2006, thực hiện các nhiệm vụ ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. 2 trong số
các tàu ngầm loại 093A được tạo ra vào những năm 2000 và ít nhất 2 chiếc nữa,
loại 093A nâng cấp được đưa vào biên chế năm 2016. Phiên bản này được cho là có
hệ thống ống phóng thẳng đứng dùng cho tên lửa hành trình chống hạm YJ-18 và có
thể sánh ngang tầm với tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ.
Các chuyên gia quân
sự cho rằng tàu ngầm tấn công hạt nhân của TC quá dễ bị phát hiện sau vụ Hải
quân Nhật Bản phát hiện con tàu này lặn gần quần đảo tranh chấp Senkaku ở biển
Hoa Đông. Tàu ngầm lớp Shang dài 110 m của Hải quân TC nổi lên ở vùng biển quốc
tế hôm 12/1/2018 sau khi bị Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản theo sát trong
2 ngày. Tàu ngầm TC dễ bị đối phương phát hiện vì chạy quá ồn.
KHÔNG QUÂN: Vào tháng 5/2018,
không quân TC thực hiện cuộc diễn tập đối kháng với sự tham gia của những chiếc
tiềm kích tàng hình J-20 loại mới nhất, tối tân nhất niềm tự hào của không quân
TC. Bắc Kinh lên tiếng ngầm cảnh báo Mỹ và Đài Loan: Nếu cần thiết, J-20 sẵn
sàng tham chiến, nó có thể là đối thủ xứng tẩm với F-22 hoặc F-35 của Mỹ. Tuy
nhiên, 3 chiếc J-20 niềm tự hào dân tộc Đại Hán, bay trình diễn kéo dài 6 phút,
vẫn phải sử dụng động cơ AL-31F của Nga sản xuất, khiến tiêm kích J-20 chưa đủ
tuổi để hù dọa F-22 và F-35 của không quân Mỹ.
Vào giữa năm 2018,
Yang Wei, Phó giám đốc Khoa học & Công nghệ hàng không AVIC cho biết, họ đã
chế tạo khoảng 20 chiếc J-20, nhưng số lượng còn quá nhỏ so với số lượng 200
chiếc F-22 của không quân Mỹ. Theo Michael Raska, giáo sư tại Trường Nghiên cứu
Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, cho biết: “Các nhà sản xuất động cơ TC phải
đối mặt với vô số vấn đề, chiến đấu cơ J-20 & J-31 của TC không thể bay với
tốc độ siêu âm như đối thủ là F-22 và F-35 của Lockheed Martin.” Còn công ty
Galleon tại Thượng Hải, ước tính TQ sẽ đầu tư khoảng 300 tỷ USD trong 2 thập kỷ
tới để phát triển các động cơ máy bay dân dụng và chiến đấu cơ.
KẾT LUẬN:
Hải quân quân Hoa Kỳ
có trách nhiệm toàn cầu, thống trị các đại dương, vì thế lực lượng Hải quân Mỹ
không tập trung toàn bộ vào một khu vực. Chiến lược của Ngũ Giác Đài và Tòa
Bạch Ốc thành lập khối “liên minh quân sự” để kềm chế
sự trỗi dậy hiếu chiến của Tàu Cộng. TT Trump thông qua sự ủng hộ to lớn của
các nước dân chủ hoặc thân phương Tây ở khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương” để
xây dựng một mạng lưới bủa vây, phong tỏa và cô lập TC. Báo cáo Mỹ cho biết:
“Các đồng minh của Mỹ trong khối “liên minh kim cương” được sự ủng hộ triệt để
của các nước Anh, Pháp và các nước ĐNÁ chận đứng chủ nghĩa bành trướng, bá
quyền Tàu Cộng ở Á Châu.”
Song, so với tiềm lực
hiện nay, Hải quân TC mới chỉ đáp ứng được nhiệm vụ phòng thủ tích cực vùng
biển gần, chỉ đủ sức gây áp lực, hù dọa và bắt nạt các nước láng giềng nhược
tiểu như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei…Hải quân TC hoàn
toàn không có cơ hội sống còn trước một lực lượng Hải quân hùng mạnh như Hải
quân Hoa Kỳ. Chỉ cần Hải quân TC khai hỏa, nổ phát súng đầu tiên tấn công một
chiến hạm hay bắn rơi một chiến đấu cơ của Mỹ thì Tập Cận Bình sẽ biết hậu quả
như thế nào? Đại Lục sẽ biến thành “thời đại đồ đá”. Hải quân Mỹ chỉ chờ có
thế…
Tổng hợp & Nhận
định
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
22/8/2019