Hoàng Hưng
"Có bao nhiêu cái là Trung, có bao nhiêu cái là Việt trong những nếp tư duy đã hằn sâu qua ngàn năm? Cho nên rút lại, đúng là phải “thoát Ta”, “tự thoát”."
1/Cảm động vì sự có mặt của nhiều bạn trẻ. Phần đông
phải đứng phía sau, đứng ra cả hành lang, nhường chỗ cho “các cụ”. Mấy bạn phát
biểu rất chững chạc. Phạm Nam Anh, sinh viên Luật khẳng định (đại ý): Xin đừng
bắt chúng tôi học mãi những điều chúng tôi nghe mãi mà không thể hiểu (ý nói
những giáo điều lỗi thời)! Nguyễn Trường Sơn, một hướng dẫn viên du lịch, còn
quả quyết (đại ý): Thế hệ chúng tôi không cần “thoát Trung”, vì chúng tôi có
internet cho mình cơ hội tiếp nhận mọi tư tưởng, và chúng tôi chủ động chọn
những giá trị phổ quát của nhân loại. Tuy nhiên, với nền giáo dục như hiện nay,
các em nhỏ không biết gì về những vấn đề lịch sử trong quan hệ Trung-Việt. Muốn
“thoát Trung”, phải từ cái gốc giáo dục.
Khi một cô giáo cầm trên tay quyển sách giáo dục lòng
yêu Tổ quốc trong đó in lá cờ China Cộng mà không phản ứng, khi các em thiếu
nhi quàng khăn đỏ hồn nhiên phất lá cờ có 5 ngôi sao nhỏ vây quanh ngôi sao lớn
trong lễ đón quốc khách mà không thắc mắc gì thì… thôi rồi!
2/Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên lên hẳn phiá
đầu phòng họp để phê bình: Chủ đề mà Văn Việt đề ra là không đúng! Lẽ ra phải
thảo luận “Thoát Trung về chính trị chứ!” (Trên mạng cũng đã có vài vị tên tuổi
chê các trí thức, nhà văn né tránh chính trị, “lảng” sang chuyện văn hoá). Tan
buổi, anh mời mấy “bạn già” đi uống bia Hải Xồm, vui quá! Vừa uống bia, mình
vẫn “lăn tăn” câu hỏi: Từ chỗ nào văn hoá của một dân tộc quyết định việc lựa
chọn khuynh hướng chính trị? Từ chỗ nào chính trị bắt đầu định hướng văn hoá,
thậm chí áp đặt, thậm chí tiêu diệt văn hoá?
3/ Dịch giả Trần Đình Hiến say sưa thuyết về đề tài:
Cốt lõi văn hoá Trung Hoa
là gì? (chủ toạ ngắt lời ông mấy lần không được, ông cứ “xin thêm một phút”,
rồi thành 5… 10 phút; sau lại xin phát biểu lần hai!). Một ý kiến khá thú vị:
tất cả những tên bạo chúa lừng danh trong lịch sử cũng như thời hiện đại của Trung Qu ốc kết cục đều bị “văn
hoá Trung Hoa ”
tiêu diệt, thân baị hoặc danh liệt, hoặc thân bại mà danh cũng liệt! (Tức là
cái mà ta đòi thoát của văn hoá Trung
Hoa bây giờ thật ra không phải là văn hoá Trung Hoa !).
Vừa đọc một tiểu luận về “Các giá trị China ” của một nhà China học phương Tây. Ông đưa ra 4
đặc điểm của các giá trị China :
1. Face (bề mặt – tôi “Hán hoá” = Diện). 2. Indirect (= Gián). 3. Trust (=
Tín). 4. Centrality (= Tập). Nếu chỉ ra mặt tiêu cực của các giá trị này, ta sẽ
gọi là: 1. Giả dối. 2. Vòng vo. 3. Không trọng luật, lý (quan hệ chỉ dựa vào
chữ “tín” giữa hai bên. 4. Độc tài (tập trung quyền lực).
4/ Chủ toạ, GS Chu H ảo, trong lời mở đầu cũng như giữa khi thảo
luận, cứ phải nói đi nói lại: Chúng tôi thảo luận “Thoát Trung” chỉ cốt chống
âm mưu nô dịch của Trung Qu ốc
với Việt Nam, nguy cơ phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Qu ốc, chứ không hề nhằm
kích động “bài Hoa”, kêu gọi cắt đứt quan hệ với Trung Qu ốc, hay chuyển vị trí
hình chữ S liền kề với Trung Qu ốc
đi sang… một lục địa có “hình” nào khác! Bạn nào ở đây có trách nhiệm báo cáo
với cơ quan về cuộc toạ đàm này xin hết sức lưu ý điều đó.
Mừng, vì đến phút chót, hội thảo vẫn diễn ra êm đẹp.
Mừng, vì tên Văn Việt “đàng hoàng to đẹp” trước mắt mọi người và trong những
lời hoan nghênh của cử toạ. Nhưng vẫn buồn vì tại sao GS Chu H ảo vẫn phải “đề phòng,cảnh
giác cao độ” như thế?
Nhớ lại, trong buổi hội thảo
về sách “Sự hình thành trí khôn ở trẻ em” của Jean Piaget hồi tháng 4/2014 ở
l’Espace, cũng GS Chu H ảo
chủ toạ. Ông mở đầu bằng lời căn dặn: “Bộ Thông tin Truyền thông nhắc tôi là trong
hội thảo này, ta chỉ thảo luận về “tâm lý trẻ em” thôi đấy nhé”. Và cười dí
dỏm: “Tức là ta không được liên hệ sang các vấn đề tâm lý người lớn!”
Sực nhớ câu thơ Tản Đà: “Dân
hai mươi triệu ai người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”!
5/ Bà Trương Th ị Thúy Hằng (Học viện
Quản lý Giáo dục) đặt vấn đề: Mỗi gia đình hãy Thoát Trung ngay bằng xoá bỏ tư
tưởng “trọng Nam khinh Nữ” vẫn hết sức phổ biến! Lại có vị hỏi: Hiện nay tệ đốt
vàng mã ngày càng nghiêm trọng, tiêu tốn hàng tỷ trong lễ Vu Lan vừa qua, nó
xuất phát từ đâu?
Lại nhớ một trí thức trẻ nổi
tiếng bảo tôi khi tôi đề cập đề tài “Thoát Trung văn hoá”: “Chú có biết chỉ 4
chữ mà nói lên được tinh thần chủ yếu của cái mà ta cần thoát?” Tôi lắc đầu.
“Đó là bốn chữ Đền ơn đáp nghĩa”. Tôi hơi sững người. Và sau hôm
đó cứ nghĩ mãi. Lớp trẻ không bị ràng buộc quá khứ, có nhận thức dứt khoát nên
dễ dàng nhận ra nhiều vấn đề mà lớp già chúng ta cứ lúng túng mãi.
Có bao nhiêu cái là Trung, có
bao nhiêu cái là Việt trong những nếp tư duy đã hằn sâu qua ngàn năm? Cho nên
rút lại, đúng là phải “thoát Ta”, “tự thoát”.
Nguyễn Trường Sơn |
Phạm Nam Anh |
Trần Đình Hiến |