Gia Hảo (sưu tầm)
Theo tác giả cuốn “Nhật bản thần kỳ”, trẻ em hầu hết các nước
trên thế giới này đều chơi trò chơi
“Oẳn, tù, tỷ. Ra cái gì? Ra cái này”, nhưng chẳng ai biết nó xuất xứ từ
đâu. Theo tác giả, trò chơi này có xuất xứ từ Nhật bản và nó miêu tả sự hình
thành và thế lực của các tầng lớp trong
xã hội Nhật bản:
Nắm đấm, ở ta trẻ em coi là cái
búa, trong trò chơi của Nhật bản nó là tảng đá. Nước Nhật núi nhiều, đất ít,
phải di chuyển các tảng đá đi nơi khác mới có đất cho canh tác; việc rời đá lấy
đất làm ruộng là việc làm của người nông dân. Nông dân được coi như hòn đá
tảng;
Hai ngón tay, ở ta được coi là
cái kéo, ở Nhật là hai thanh kiếm của Su-mu-rai. Kiếm được luyện từ kim loại
nằm trong đá mà ra, đá có thể đập mẻ kiếm, cho dù trong huyền thoại có những
thanh kiếm chặt đôi cả tảng đá. Để bảo vệ mùa màng khỏi thú dữ và sự xâm lấn,
cướp bóc từ bên ngoài, người nào khỏe mạnh, có võ nghệ, kiếm thuật giỏi giang
thì trở thành võ sỹ đạo đứng ra bảo vệ cọng đồng và được coi là người cai quản.
Đôi kiếm Su-mu-rai là biểu tượng của tầng lớp thống trị.
Bàn tay, cũng giống như ở ta,
trong trò chơi này được coi là tờ giấy. Giấy bọc được búa, tảng đá, nhưng lại
bị kéo, đôi gươm của Su-mu-rai, cắt đứt.
Một bộ phận nhỏ trong cọng đồng dân cư tách ra làm nghề kinh doanh, theo
tác giả cuốn sách, nghiên cứu trường hợp gia đình dòng họ Mitsui, từ nấu rượi
sa-kê, chuyển sang làm giấy, sang dệt vải...và tích lũy được tiền để cho người
khác, cả nông dân và các Su-mu-rai vay, hình thành tầng lớp thương nhân, vì vậy
ở Nhật bản, có thời kỳ tầng lớp này được gọi là “tầng lớp giấy”.
Tác giả nói rằng, tuy kiếm thua
đá, đá thua giấy và giấy lại thua kiếm, nhưng khi nông dân thiếu tiền cho việc
chăm lo mùa màng, các Su-mu-rai thiếu tiền mua rượi, giấy viết vải mặc...vẫn phải chạy tới vay tiền của
“tầng lớp giấy”và bị phụ thuộc vào tầng lớp này.
Vì vậy, đôi kiếm của Su-mu-rai có bén là vậy và
tờ giấy mỏng manh là vậy, nhưng một khi đôi kiếm sắc bén bị bọc chặt trong tờ giấy
mỏng manh ấy thì cũng hết đường cựa quậy!
“ Oẳn, tù,tỳ...” trò chơi con trẻ
mà triết lý làm sao trong cuộc chiến chống tham nhũng!