Đào Tiến Thi
Qua bức thư của bác Đỗ Minh Tuấn tôi thấy như sau:
.
1. Ở đất nước ta hiện nay, không có một hành động (tự nguyện) nào vì độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, vì nền dân chủ của xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, mà không bị gây sách nhiễu.
Biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lược, viết bài, đưa kiến nghị về bảo vệ Tổ quốc, về dân chủ hoá xã hội, các hành động bênh vực dân oan mất đất,... tất cả đều có thể bị quy kết, nhẹ thì bị kiểm điểm là "suy thoái đạo đức, tư tưởng", nặng thì trở thành "thế lực thù địch", bị "quần chúng tự phát" bôi xấu, hăm doạ, hành hung; bị cơ quan, đơn vị, tổ chức của mình phàn nàn, hạn chế một số hoạt động (và tất nhiên đường thăng tiến chấm dứt), thậm chí có thể bị mất việc; nặng hơn nữa thì bị truy tố, bỏ tù.
Bác Đỗ Minh Tuấn bất ngờ về những điều trên còn tôi thì lại bất ngờ vì sự bất ngờ của bác. Nhưng qua đây cũng thông cảm với bác. Chính vì bất ngờ nên bác cảm thấy sức ép nó lớn hơn thực tế. Nhưng qua đây lại có một thú vị khác: Ở chế độ tươi đẹp của chúng ta, sao cứ muốn làm người tốt, làm việc tốt là bị ngăn chặn? Vậy chúng ta đang sống trong xã hội gì đây? Vậy thì những kẻ chuyên đi chống lại người tốt, việc tốt thì tự cái việc đó chống lại họ chứ cần ai chống nữa mà lúc nào họ cũng lu loa về những kẻ "chống đối"?
2. Bác viết "như thể tôi đang tham gia vào một tổ chức phản động, đối lập thậm chí còn nguy hiểm hơn cả Nhân Văn Giai phẩm ngày xưa". Tôi hiểu "như thể" tức là gia đình, bạn bè, tổ chức hiểu lầm , chứ đâu phải là phản động thật? Vì Nhân văn giai phẩm, đến giờ đã rõ mười mươi không phải là phản động, trái lại, ở đấy toàn là tốt và người tài. Hồi ấy nếu ý kiến của họ được lắng nghe thì đất nước đâu đến đứng trước vực thẳm như bây giờ? Vụ Nhân văn đã chứng tỏ sự nhạy cảm và dũng cảm của một bộ phận văn nghệ sỹ đương thời và sai lầm thuộc về bộ phận bảo thủ, độc tài trong đảng cầm quyền. Vết nhọ ấy của đảng cầm quyền, lẽ ra bây giờ không nên tái diễn.
Tôi cũng đã bị rất nhiều sức ép. Riêng việc đăng ký tham gia Văn đoàn Độc lập (giống như bác, chỉ mới đăng ký) thì bạn bè tôi ở hội văn nghệ cũng đã phản đối quyết liệt, nhưng tôi chỉ hỏi lại họ: 1. Tham gia VĐĐL có phạm pháp không? Có trái điều lệ của hội ta không? 2. Bạn có cảm thấy bạn đã làm tròn trách nhiệm của một văn nghệ sỹ đối với đất nước chưa? Nếu có một tổ chức giúp cho bạn làm tròn trách nhiệm đó thì bạn có tham gia không?
3. Không tham gia VĐĐL không có nghĩa là rút khỏi thiên chức nhà văn, không làm gì cho đất nước nữa. Có muôn nghìn cách để đóng góp cho đất nước.
Chúc bác Đỗ Minh Tuấn mạnh giỏi.
Đào Tiến Thi
Qua bức thư của bác Đỗ Minh Tuấn tôi thấy như sau:
.
Tác giả Đào Tiến Thi |
1. Ở đất nước ta hiện nay, không có một hành động (tự nguyện) nào vì độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, vì nền dân chủ của xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, mà không bị gây sách nhiễu.
Biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lược, viết bài, đưa kiến nghị về bảo vệ Tổ quốc, về dân chủ hoá xã hội, các hành động bênh vực dân oan mất đất,... tất cả đều có thể bị quy kết, nhẹ thì bị kiểm điểm là "suy thoái đạo đức, tư tưởng", nặng thì trở thành "thế lực thù địch", bị "quần chúng tự phát" bôi xấu, hăm doạ, hành hung; bị cơ quan, đơn vị, tổ chức của mình phàn nàn, hạn chế một số hoạt động (và tất nhiên đường thăng tiến chấm dứt), thậm chí có thể bị mất việc; nặng hơn nữa thì bị truy tố, bỏ tù.
Bác Đỗ Minh Tuấn bất ngờ về những điều trên còn tôi thì lại bất ngờ vì sự bất ngờ của bác. Nhưng qua đây cũng thông cảm với bác. Chính vì bất ngờ nên bác cảm thấy sức ép nó lớn hơn thực tế. Nhưng qua đây lại có một thú vị khác: Ở chế độ tươi đẹp của chúng ta, sao cứ muốn làm người tốt, làm việc tốt là bị ngăn chặn? Vậy chúng ta đang sống trong xã hội gì đây? Vậy thì những kẻ chuyên đi chống lại người tốt, việc tốt thì tự cái việc đó chống lại họ chứ cần ai chống nữa mà lúc nào họ cũng lu loa về những kẻ "chống đối"?
2. Bác viết "như thể tôi đang tham gia vào một tổ chức phản động, đối lập thậm chí còn nguy hiểm hơn cả Nhân Văn Giai phẩm ngày xưa". Tôi hiểu "như thể" tức là gia đình, bạn bè, tổ chức hiểu lầm , chứ đâu phải là phản động thật? Vì Nhân văn giai phẩm, đến giờ đã rõ mười mươi không phải là phản động, trái lại, ở đấy toàn là tốt và người tài. Hồi ấy nếu ý kiến của họ được lắng nghe thì đất nước đâu đến đứng trước vực thẳm như bây giờ? Vụ Nhân văn đã chứng tỏ sự nhạy cảm và dũng cảm của một bộ phận văn nghệ sỹ đương thời và sai lầm thuộc về bộ phận bảo thủ, độc tài trong đảng cầm quyền. Vết nhọ ấy của đảng cầm quyền, lẽ ra bây giờ không nên tái diễn.
Tôi cũng đã bị rất nhiều sức ép. Riêng việc đăng ký tham gia Văn đoàn Độc lập (giống như bác, chỉ mới đăng ký) thì bạn bè tôi ở hội văn nghệ cũng đã phản đối quyết liệt, nhưng tôi chỉ hỏi lại họ: 1. Tham gia VĐĐL có phạm pháp không? Có trái điều lệ của hội ta không? 2. Bạn có cảm thấy bạn đã làm tròn trách nhiệm của một văn nghệ sỹ đối với đất nước chưa? Nếu có một tổ chức giúp cho bạn làm tròn trách nhiệm đó thì bạn có tham gia không?
3. Không tham gia VĐĐL không có nghĩa là rút khỏi thiên chức nhà văn, không làm gì cho đất nước nữa. Có muôn nghìn cách để đóng góp cho đất nước.
Chúc bác Đỗ Minh Tuấn mạnh giỏi.
Đào Tiến Thi
---------------------------------------------------------------------
Theo Văn Việt
VỀ VIỆC NHÀ THƠ, ĐẠO DIỄN ĐIỆN ẢNH ĐỖ MINH TUẤN “XIN RÚT KHỎI VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP”
Ngày 4/8/2014, hộp thư của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam (BVĐ) nhận được lá thư sau:
THƯ ĐỖ MINH TUẤN XIN RÚT KHỎI VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP
Hà Nội, ngày 4-8-2014
Kính gửi: Nhà văn Nguyên Ngọc cùng toàn thể các anh các chị tham gia Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập!
Khi biết tin về việc thành lập Ban Vận
động thành lập Văn đoàn độc lập, tôi nghĩ đây là một hoạt động dân sự
lành mạnh, có ích cho xã hội và hợp pháp trong bối cảnh nước ta đang
ngày càng hội nhập vào thế giới nên đã gửi thư xin tham gia và đã được
các anh chị chấp nhận. Tôi hiểu rằng, Văn đoàn độc lập chưa được cấp
phép hoạt động nên việc ghi danh vào Ban Vận động chỉ là để xúc tiến
việc thành lập với các thủ tục pháp lý do pháp luật quy định, cho nên,
việc ghi tên trong danh sách Ban Vận động thành lập Văn đoàn không có
nghĩa mình đã nghiễm nhiên trở thành hội viên chính thức của Văn đoàn
độc lập.
Tuy nhiên, thật không ngờ, sau khi ghi
tên vào danh sách Ban Vận động, tôi đã nhận được rất nhiều phản ứng tiêu
cực từ các tổ chức, cơ quan, gia đình và bè bạn như thể tôi đang tham
gia vào một tổ chức phản động, đối lập thậm chí còn nguy hiểm hơn cả
Nhân Văn Giai Phẩm ngày xưa. Gia đình lo lắng, bạn bè bị tổn thương, các
đối tác không tiếp tục hợp đồng… khiến tôi chưa tham gia được việc gì
với Văn đoàn mà cuộc sống đã gặp nhiều đe doạ, cuộc sống gia đình đã
chịu nhiều ảnh hưởng.
Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ tham
gia tổ chức chính trị nào kể cả Đảng CSVN, nay gặp những đe doạ quyết
liệt mang tính chất sống còn giành cho những người tham gia tổ chức
chính trị đối kháng như vậy, tôi rất bất ngờ, hoang mang và lo lắng,
không biết nên xử lý ra sao.
Tôi nghĩ rằng việc ghi tên vào danh sách
Ban vận động cũng chỉ là một cách tỏ thái độ ủng hộ việc này, chứ tôi
chưa hề có một đóng góp cụ thể nào cho công việc của Ban vận động. Không
làm được gì cho Văn đoàn mà lại làm cho những người thân bạn bè và xã
hội lo lắng, hồ nghi và xa lánh. Mặt khác, cũng đã có nhiều anh chị em
tâm huyết và có vai trò tích cực hơn tôi đã xin rút tên do nhiều lý do
khác nhau.
Do vậy, sau một thời gian suy nghĩ, cân
nhắc, tôi viết thư này xin được rút tên khỏi danh sách Ban Vận động
thành lập Văn đoàn độc lập với ý nguyện rằng khi Văn đoàn được chính
thức cấp phép thành lập với các tiêu chí rõ ràng và các tiêu chuẩn hội
viên cụ thể tôi sẽ nộp đơn xin được tham gia với tư cách là Hội viên
của Văn đoàn.
Chúc sức khoẻ các anh chị và chúc cho Văn đoàn độc lập sớm được thành lập chính thức để đi vào hoạt động.
Thân mến,
Đỗ Minh Tuấn
BVĐ xin trả lời ông như sau:
1/ BVĐ xin trân trọng cảm ơn nhà thơ,
đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn về lá thư thể hiện rõ ý kiến và nguyện
vọng của ông, quan điểm và tình cảm của ông với Văn đoàn (sẽ ra đời
trong tương lai), với việc thành lập cũng như hoạt động của BVĐ; nói rõ
nguyên nhân khách quan buộc ông phải rút tên khỏi BVĐ.
2/ Tuy nhiên, BVĐ cần thưa lại với ông về hai lầm lẫn trong thư của ông:
- Tiêu đề lá thư viết chưa chính
xác: ông “xin rút khỏi Văn đoàn Độc lập”, nhưng Văn đoàn chưa ra đời,
vậy chúng tôi hiểu là ông “xin rút khỏi BVĐ VĐL”.
- Ngay cả khi hiểu như vậy, cũng
vẫn có sự nhầm lẫn đáng tiếc vì ông chưa hề có tên trong danh sách chính
thức của BVĐ (danh sách này luôn có mặt ở trang chủ của website:
vandoandoclapvietnam.org)
3/ Sự thực là nhà thơ, đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn chỉ có tên trong danh sách những người “hưởng ứng và đăng ký tham gia VĐĐLVN”,
nhưng vì thư đăng ký của ông đến sau ngày BVĐ tuyên bố ra mắt và ngưng
nhận mọi sự gia nhập (3/3/2014) nên chúng tôi đã xác định rõ: “Ban Vận
động VĐ ĐL VN xin trân trọng cảm ơn sự hưởng ứng của quí vị và xin hẹn
làm việc chính thức với quí vị khi nào Văn đoàn ra mắt”.
Điều này có nghĩa rất rõ ràng là ông Đỗ
Minh Tuấn chưa hề có tên trong bất cứ thiết chế, tổ chức nào liên quan
đến mấy tiếng “Văn đoàn Độc lập”.
4/ Tuy nhiên, để tránh cho nhà thơ, đạo
diễn Đỗ Minh Tuấn bị những kẻ xấu gây phiền hà và gia đình ông lo lắng
không cần thiết, BVĐ đã bỏ tên ông khỏi danh sách “những người hưởng
ứng…” trên Văn Việt: http://vanviet.info/bandoc-vanviet/huong-ung-van-doan-doc-lap-viet-nam/)
5/ Trong thư của ông Đỗ Minh Tuấn có
câu: “Mặt khác, cũng đã có nhiều anh chị em tâm huyết và có vai trò tích
cực hơn tôi đã xin rút tên do nhiều lý do khác nhau” là không chính
xác. Cho đến nay, trong số 05 (năm) người xin rút tên khỏi BVĐ (trên
tổng số 61) chỉ có nhà văn Nguyễn Quang Lập là người đã đóng góp nhiều
công sức cho trang mạng Văn Việt đã tuyên bố rút tên ra mọi tổ chức mà
anh từng tham gia (Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam, BVĐ VĐ
ĐLVN), nhà thơ Nguyễn Đức Tùng (Canada) rút khỏi BVĐ vì lý do công việc
nhưng vẫn đóng góp tích cực vào trang Văn Việt, ba người khác chưa đóng
góp gì nhưng 1 người xin rút vì lý do sức khoẻ và 2 người nói rõ là vì
bị gây phiền hà ở cơ quan.
Lá thư của nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh
Tuấn một lần nữa tố cáo trước công luận Việt Nam và thế giới tình trạng
khủng bố hoàn toàn trái pháp luật đang diễn ra trên đất nước Việt Nam.
Điều nghiêm trọng là nó đánh vào cả những tên tuổi nổi tiếng với công
chúng văn nghệ, chứng tỏ sự bất chấp pháp luật và các quyền con người,
quyền công dân của một số cơ quan quyền lực nào đó đã ở mức trắng trợn,
ngang nhiên coi thường mọi cam kết của Nhà nước Việt Nam với nhân dân
Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh áp lực về cải thiện nhân
quyền và dân chủ hoá như một điều kiện thiết yếu để Việt Nam nhận được
sự trợ giúp hữu hiệu của Hoa Kỳ và các nước dân chủ trong việc bảo vệ
lãnh thổ trước hoạ xâm lăng China, những hành vi như thế mang tính chất
phá hoại công cuộc chống xâm lăng, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất
nước.
Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam