Vì đâu nên nỗi... ế.
DAT NUOC TOI . . .
Và tôi cúi đầu im
lặng…
(Tâm sự một bạn trẻ ở
VN)
Trước tiên, tôi xin
nói với các bạn đây là câu chuyện từ chính kinh nghiệm của sếp tôi, một người
nước ngoài “trăm phần trăm”, nhưng lại được nhìn nhận qua con mắt của tôi và
suy nghĩ bằng cái đầu của tôi.
Tại sao lại là người nước ngoài “trăm phần trăm”? Bởi vì cô ấy chỉ vừa đến Việt Nam chưa đầy một năm, và cô ấy có thể sẽ sống tại đây một thời gian dài.
Mà người nước ngoài
sống lâu ở nước mình thì không còn là “trăm phần trăm” nữa mà phần nào đã bị
Việt hóa để có thể tồn tại; còn ai mà chỉ vừa mới đến thì nhiều khi họ chỉ định ở vài
tháng rồi thôi thì coi như chỉ là một cuộc viếng thăm. Còn cái nghĩa của tôi
ở đây là người nước ngoài vừa đến nhưng kế hoạch là họ buộc phải sống lâu dài
ở đây.
Tôi cũng chỉ vừa vào làm cùng cô mới 4 tháng, nhưng cảm giác bị nước lạnh tạt vào mặt thì hầu như ngày nào tôi cũng trải qua. Đến nỗi bạn tôi nói rằng: “Chắc bà ấy đang tiêm thuốc chống nhục cho mày.” Tại sao vậy? Vì cách làm việc của họ khác lắm các bạn à. Cách sống, suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề nữa, và quan trọng hơn là chính những hoàn cảnh “trời ơi đất hỡi” mà cô ấy gặp phải cứ luôn xảy ra, và cái câu hỏi “Why? Why?” cứ lảng vảng trước mặt tôi. Nhưng tôi chỉ im thin thít, và ước gì có thể lặn luôn thì hay quá.
Chúng tôi làm việc dựa trên nguyên tắc là không đi trễ, đúng giờ làm việc, sau công việc, vứt tất cả tại văn phòng và không liên lạc trong ngày nghỉ trừ phi có trường hợp khẩn cấp.
Tôi cũng chỉ vừa vào làm cùng cô mới 4 tháng, nhưng cảm giác bị nước lạnh tạt vào mặt thì hầu như ngày nào tôi cũng trải qua. Đến nỗi bạn tôi nói rằng: “Chắc bà ấy đang tiêm thuốc chống nhục cho mày.” Tại sao vậy? Vì cách làm việc của họ khác lắm các bạn à. Cách sống, suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề nữa, và quan trọng hơn là chính những hoàn cảnh “trời ơi đất hỡi” mà cô ấy gặp phải cứ luôn xảy ra, và cái câu hỏi “Why? Why?” cứ lảng vảng trước mặt tôi. Nhưng tôi chỉ im thin thít, và ước gì có thể lặn luôn thì hay quá.
Chúng tôi làm việc dựa trên nguyên tắc là không đi trễ, đúng giờ làm việc, sau công việc, vứt tất cả tại văn phòng và không liên lạc trong ngày nghỉ trừ phi có trường hợp khẩn cấp.
Từ hành động đến quyết
định cần nhanh và quyết đoán, không do dự và dây dưa. Cả văn phòng chỉ có hai
người phụ nữ nhưng ngày nào cũng có âm thanh của sự tranh luận. Thời gian đầu
đương nhiên là tôi chỉ im lặng, nghe câu nào câu nấy thấm vào tận tim. Chưa
bao giờ tôi thấy xấu hổ khi nhận lương cho đến khi tôi làm ở đây, dù tôi đã
cố gắng hết sức.
Và lúc nào đi làm tôi cũng mong một điều duy nhất, hôm nay tôi sẽ được yên thân, đừng ai nói gì tôi. Nhưng mà nào có được vậy, riết rồi từ một kẻ chỉ biết im lặng, tôi mạnh dạn đáp trả, nói lên những gì tôi nghĩ và mạnh dạn nói rằng tôi không như thế. Khi đó, tôi nhận ra, một nụ cười trên gương mặt cô ấy, và cô ấy kết luận rằng: “Ít nhất bây giờ mày đã hiểu nên làm gì ở đây.”
Ôi trời! Thì ra đây là cái cô ấy muốn, cô ấy muốn tôi phải mạnh mẽ, phải kiểm soát tất cả những thứ mà cuộc sống này có thể quẳng vào tôi và mong rằng tôi có thể đấu tranh cho chính cái cuộc sống của mình. Cô ấy đã dạy tôi biết rằng sự phản kháng không hẳn là sai, nếu tôi phản kháng nhưng không thay đổi, có thể tôi đã nghỉ việc từ tuần đầu tiên, nhưng cô ấy thấy tôi có sự thay đổi dù là rất ít qua mỗi ngày của tôi ở đó, điều này có nghĩa là tôi “có hy vọng”.
Thế nhưng, có những chuyện rất kỳ lạ xảy ra đối với tôi, những việc mà có lẽ khi tôi nói ra không người Việt nào lại không biết đến nó. Thế nhưng, đối với sếp tôi, đương nhiên là mới mẻ rồi, nhưng đối với tôi, sao tự nhiên nó cũng trở nên… mới đến nỗi tôi chỉ biết im lặng.
Người cùng một nước nhưng không tin tưởng nhau sao?
Vì công việc của tôi là bán hàng, tôi thường xuyên trò chuyện với khách hàng, qua điện thoại có, gặp trực tiếp có. Thế nhưng, có cái khó là khi tôi gọi, hầu hết receptionist không muốn chuyển máy vì họ được dặn là không tiếp điện thoại chào hàng. Nhưng nếu là sếp tôi, một người nước ngoài thì họ nhanh nhảu chuyển máy. Có thể, một số không hiểu tiếng Anh, có thể một số nghe người nước ngoài thì thấy vấn đề chắc nghiêm trọng nên sẽ chuyển. Đến khi gặp khách hàng cũng thế, nếu họ nghe từ tôi, họ sẽ ngờ vực, nhưng nếu họ nghe từ sếp tôi, hay thậm chí không cần nói chuyện, chỉ cần nhìn cô ấy, thì họ sẽ tin.
Họ thường xuyên nói dối với tôi những lý do trời ơi đất hỡi và bị tôi phát hiện ra, tôi phải mất rất lâu mới thuyết phục họ đồng ý gặp mặt hay hợp tác. Nhưng nếu là sếp tôi gọi thì họ có bao nhiêu sự thật đều nói hết và chỉ chừng hai câu như: “Can I see you on…” hay “We would like to invite you to go to…” là y như rằng câu trả lời là “Yes”. Do đó, cô ấy kết luận rằng:
Và lúc nào đi làm tôi cũng mong một điều duy nhất, hôm nay tôi sẽ được yên thân, đừng ai nói gì tôi. Nhưng mà nào có được vậy, riết rồi từ một kẻ chỉ biết im lặng, tôi mạnh dạn đáp trả, nói lên những gì tôi nghĩ và mạnh dạn nói rằng tôi không như thế. Khi đó, tôi nhận ra, một nụ cười trên gương mặt cô ấy, và cô ấy kết luận rằng: “Ít nhất bây giờ mày đã hiểu nên làm gì ở đây.”
Ôi trời! Thì ra đây là cái cô ấy muốn, cô ấy muốn tôi phải mạnh mẽ, phải kiểm soát tất cả những thứ mà cuộc sống này có thể quẳng vào tôi và mong rằng tôi có thể đấu tranh cho chính cái cuộc sống của mình. Cô ấy đã dạy tôi biết rằng sự phản kháng không hẳn là sai, nếu tôi phản kháng nhưng không thay đổi, có thể tôi đã nghỉ việc từ tuần đầu tiên, nhưng cô ấy thấy tôi có sự thay đổi dù là rất ít qua mỗi ngày của tôi ở đó, điều này có nghĩa là tôi “có hy vọng”.
Thế nhưng, có những chuyện rất kỳ lạ xảy ra đối với tôi, những việc mà có lẽ khi tôi nói ra không người Việt nào lại không biết đến nó. Thế nhưng, đối với sếp tôi, đương nhiên là mới mẻ rồi, nhưng đối với tôi, sao tự nhiên nó cũng trở nên… mới đến nỗi tôi chỉ biết im lặng.
Người cùng một nước nhưng không tin tưởng nhau sao?
Vì công việc của tôi là bán hàng, tôi thường xuyên trò chuyện với khách hàng, qua điện thoại có, gặp trực tiếp có. Thế nhưng, có cái khó là khi tôi gọi, hầu hết receptionist không muốn chuyển máy vì họ được dặn là không tiếp điện thoại chào hàng. Nhưng nếu là sếp tôi, một người nước ngoài thì họ nhanh nhảu chuyển máy. Có thể, một số không hiểu tiếng Anh, có thể một số nghe người nước ngoài thì thấy vấn đề chắc nghiêm trọng nên sẽ chuyển. Đến khi gặp khách hàng cũng thế, nếu họ nghe từ tôi, họ sẽ ngờ vực, nhưng nếu họ nghe từ sếp tôi, hay thậm chí không cần nói chuyện, chỉ cần nhìn cô ấy, thì họ sẽ tin.
Họ thường xuyên nói dối với tôi những lý do trời ơi đất hỡi và bị tôi phát hiện ra, tôi phải mất rất lâu mới thuyết phục họ đồng ý gặp mặt hay hợp tác. Nhưng nếu là sếp tôi gọi thì họ có bao nhiêu sự thật đều nói hết và chỉ chừng hai câu như: “Can I see you on…” hay “We would like to invite you to go to…” là y như rằng câu trả lời là “Yes”. Do đó, cô ấy kết luận rằng:
“Tại sao người Việt và
người Việt không muốn cùng nhau làm việc, không nói sự thật với nhau?”
Vì thế, khi gặp một
khách hàng có bản lĩnh, có kiến thức, lại nói tốt tiếng Anh, và quan trọng là
biết chừng mực thì tôi cảm thấy rất cảm kích. Ít nhất thì dù không bán được
hàng nhưng tôi vẫn thoải mái vì ít nhất người Việt ta có thể làm chủ được
tình thế, và không để người nước ngoài xem thường như thế. Nhưng, được bao
nhiêu người như thế?
Hoa hồng – Loài hoa giúp giải quyết tất cả vấn đề?
Đó là gì à? À, đơn giản lắm. Cái đầu tiên là tiền hoa hồng. Lần đầu tiên tôi làm Sale và cũng là lần đầu tiên có người nhìn thẳng mặt tôi và nói rằng, nếu không có hoa hồng, họ không làm việc. Tôi đứng chết trân, trong khi cô sếp bên cạnh liên tục hỏi: “Cái gì? Cái gì?” Tôi nói lại thì bạn biết tôi nghe được gì không?
Hoa hồng – Loài hoa giúp giải quyết tất cả vấn đề?
Đó là gì à? À, đơn giản lắm. Cái đầu tiên là tiền hoa hồng. Lần đầu tiên tôi làm Sale và cũng là lần đầu tiên có người nhìn thẳng mặt tôi và nói rằng, nếu không có hoa hồng, họ không làm việc. Tôi đứng chết trân, trong khi cô sếp bên cạnh liên tục hỏi: “Cái gì? Cái gì?” Tôi nói lại thì bạn biết tôi nghe được gì không?
“Tại sao lại cần
hoa hồng, công ty không trả tiền lương cho họ à? Vậy họ đến với
chúng ta vì cái gì? Vì mong muốn cho chất lượng sản phẩm hay chỉ vì tiền của
chúng ta?” –
Làm sao tôi trả lời
đây, nhưng bà ấy cứ hỏi mãi
một câu ấy suốt ngày hôm đó kèm theo cái lắc đầu và tặc lưỡi.
Tôi vốn thấy nó cũng bình thường, ở nước mình thì điều này là dễ hiểu mà.
Tôi vốn thấy nó cũng bình thường, ở nước mình thì điều này là dễ hiểu mà.
Nhưng cô ấy nói rằng:
“Nó không dễ hiểu
tí nào cả, nó là một nỗi nhục, mày biết không?
Ở Singapore không hề
có điều đó.” Vâng, nhưng nhập gia
tùy tục.
Tôi đã nói như thế, và
cô ta hất văng cái ghế rồi nói rằng:
“Thảo nào đất nước
của mày không bao giờ khá nổi – never, never.” Tôi muốn hất luôn cái
bàn nữa kìa, nhưng lại tự chủ và suy nghĩ lại. Họ nói đúng không? Đúng hay
sai?
Và tôi im lặng nghĩa là tôi thừa nhận, nhưng tôi cãi
như thế nào, làm sao để cãi đây? Rõ ràng nếu có hoa hồng, chúng tôi sẽ kinh
doanh tốt hơn, nhưng trước khi tôi nói câu đó, tôi cần động não để trả lời
cái câu hỏi lớn kia cùng cái câu kết luận hất văng ghế kia nữa.
Khi nào thì gọi là “cướp”, mà khi nào thì gọi là “ăn trộm”?
Đó là câu hỏi của cô ấy sau khi trải qua một vài cú sốc mà cô ấy bảo rằng tất cả đều là lần đầu tiên của cô ấy trong đời.
Cô ấy bị giật túi, nhưng may mắn là không mất gì vì tên cướp chỉ có một mình, và nó còn gan đến mức ngừng xe, quay đầu lại nhìn thẳng vào mặt cô. Và theo cô nói thì những người đàn ông ngồi bên đường vẫn thản nhiên uống cà phê và chẳng ai thèm tóm hắn giúp cô. Đương nhiên rồi, cô nói tiếng Anh nên họ không hiểu điều gì xảy ra. Lúc ấy cô ấy tạt vào mặt tôi một câu: “Chẳng lẽ không có mắt để nhìn sao? Tao không thể nói tiếng Việt nhưng tao đã la lên rất to, và họ đều nhìn thấy cái gì xảy ra, nhưng không ai giúp tao cả, và tên cướp vẫn có thời gian ngừng lại, nhìn thẳng vào mặt tao.
Khi nào thì gọi là “cướp”, mà khi nào thì gọi là “ăn trộm”?
Đó là câu hỏi của cô ấy sau khi trải qua một vài cú sốc mà cô ấy bảo rằng tất cả đều là lần đầu tiên của cô ấy trong đời.
Cô ấy bị giật túi, nhưng may mắn là không mất gì vì tên cướp chỉ có một mình, và nó còn gan đến mức ngừng xe, quay đầu lại nhìn thẳng vào mặt cô. Và theo cô nói thì những người đàn ông ngồi bên đường vẫn thản nhiên uống cà phê và chẳng ai thèm tóm hắn giúp cô. Đương nhiên rồi, cô nói tiếng Anh nên họ không hiểu điều gì xảy ra. Lúc ấy cô ấy tạt vào mặt tôi một câu: “Chẳng lẽ không có mắt để nhìn sao? Tao không thể nói tiếng Việt nhưng tao đã la lên rất to, và họ đều nhìn thấy cái gì xảy ra, nhưng không ai giúp tao cả, và tên cướp vẫn có thời gian ngừng lại, nhìn thẳng vào mặt tao.
Tại sao? Mọi người vô
cảm thế? Tại sao?”
Tôi chỉ biết im lặng. Một lát sau tôi dạy cô nói từ “cướp”, và dặn rằng lần sau nếu có hoàn cảnh tương tự hãy nói to từ đó lên, sẽ có người giúp cô. Và đó là từ đầu tiên cô ấy học sau mấy từ như “xin chào” hay “xin lỗi, cảm ơn”. Trời ạ! Vì mấy từ này cô ấy tự học chứ chẳng cần tôi dạy.
Thế nhưng, tôi lại được học một từ khác đó là “burglary” là để chỉ kẻ đột nhập vào nhà, hay chúng ta hay gọi là “ăn trộm”. Không biết bạn tin hay không, nhưng đó là từ thứ hai tôi dạy cô ấy. Vì khu văn phòng của chúng tôi bị trộm, chúng đột nhập hơn mười hai văn phòng trong khu và đương nhiên phòng chúng tôi cũng có. May mắn là chúng tôi không mất gì, vì sếp của tôi kỹ đến mức dùng cả hai ổ khóa và thêm một ổ phụ, nhưng tất cả đều bị nạy hết. Hay thật, bọn trộm xem ra đã mất thời gian với cái văn phòng nhỏ của chúng tôi nhiều nhất, nhưng chúng chẳng thể trộm được gì, có thể vì hai người phụ nữ chúng tôi ngăn nắp quá chăng?
Và cô cứ ngồi hỏi tôi:
Tôi chỉ biết im lặng. Một lát sau tôi dạy cô nói từ “cướp”, và dặn rằng lần sau nếu có hoàn cảnh tương tự hãy nói to từ đó lên, sẽ có người giúp cô. Và đó là từ đầu tiên cô ấy học sau mấy từ như “xin chào” hay “xin lỗi, cảm ơn”. Trời ạ! Vì mấy từ này cô ấy tự học chứ chẳng cần tôi dạy.
Thế nhưng, tôi lại được học một từ khác đó là “burglary” là để chỉ kẻ đột nhập vào nhà, hay chúng ta hay gọi là “ăn trộm”. Không biết bạn tin hay không, nhưng đó là từ thứ hai tôi dạy cô ấy. Vì khu văn phòng của chúng tôi bị trộm, chúng đột nhập hơn mười hai văn phòng trong khu và đương nhiên phòng chúng tôi cũng có. May mắn là chúng tôi không mất gì, vì sếp của tôi kỹ đến mức dùng cả hai ổ khóa và thêm một ổ phụ, nhưng tất cả đều bị nạy hết. Hay thật, bọn trộm xem ra đã mất thời gian với cái văn phòng nhỏ của chúng tôi nhiều nhất, nhưng chúng chẳng thể trộm được gì, có thể vì hai người phụ nữ chúng tôi ngăn nắp quá chăng?
Và cô cứ ngồi hỏi tôi:
“Tại sao không thấy
cảnh sát, chúng ta đã đợi hơn 30 phút rồi?” Tôi muốn nói rằng từ từ
sẽ có, thì một chú cảnh sát khu vực, nhẹ nhàng cắp tập tài liệu đi vào, xem
xét qua loa, rồi đi loanh quanh. Cô ấy lại hỏi tôi: “Anh ta là ai? Sao lại
được đi vào thế?” Khi biết đó là cảnh sát cô lại hỏi:
“Sao chỉ có một
cảnh sát? Lại còn từ từ, đủng đỉnhtrong khi chúng ta đang lo
lắng không biết chúng ta có mất gì không? Hôm nay chúng ta không thể làm
việc?”
Vâng, và tôi lại… im lặng. Tôi làm sao trả lời được chứ, không lẽ tôi nói rằng ở Việt Nam việc mất trộm là bình thường? Hay tôi phải nói rằng vì đến đông thì cũng có bắt được kẻ trộm đâu, chỉ điều tra thôi thì từ từ cũng được. Nhưng nói sao cũng không được, nên tôi giữ yên lặng cho khỏi nghe cái từ “Why” nữa. Ấy vậy mà, hai giờ sau thì cả đống cảnh sát, người chụp hình, người lấy lời khai, làm tùm lum thứ đến hết buổi sáng, và coi như công việc ngày hôm đó của tôi bắt đầu sau giờ cơm trưa.
Và cô ấy vẫn tiếp tục hỏi:
Vâng, và tôi lại… im lặng. Tôi làm sao trả lời được chứ, không lẽ tôi nói rằng ở Việt Nam việc mất trộm là bình thường? Hay tôi phải nói rằng vì đến đông thì cũng có bắt được kẻ trộm đâu, chỉ điều tra thôi thì từ từ cũng được. Nhưng nói sao cũng không được, nên tôi giữ yên lặng cho khỏi nghe cái từ “Why” nữa. Ấy vậy mà, hai giờ sau thì cả đống cảnh sát, người chụp hình, người lấy lời khai, làm tùm lum thứ đến hết buổi sáng, và coi như công việc ngày hôm đó của tôi bắt đầu sau giờ cơm trưa.
Và cô ấy vẫn tiếp tục hỏi:
“Tại sao lại chậm
chạp như thế? Ở Singapore, chỉ cần 15 phút, cảnh sát sẽ đến và làm nhanh
chóngnhững gì cần làm và tạo điều kiện cho chúng ta tiếp tục làm việc.”
Tôi muốn nói rằng đây không phải Singapore, nếu thích đến thế thì về nơi đấy
mà sống. Nhưng, có cái gì cứ nghẹn ở cổ làm tôi không nói được. Và ngày hôm
ấy tôi phải giải thích rằng không thể gọi là “cướp” mà nên gọi là “ăn trộm”.
Và tôi biết đến từ “burglary”.
Không có lối thoát hiểm sao?
Bạn biết đấy, ở Việt Nam, cúp điện là chuyện bình thường. Nhưng thật nguy hiểm cho người nước ngoài nếu họ không được dạy điều đó. Câu chuyện dở khóc dở cười là sáng hôm ấy, cô ấy không thể đến chỗ làm đúng giờ vì cúp điện, và lúc cúp điện, cô ấy đang ở trong… thang máy. Cô ấy không biết nên đã không mang điện thoại, không mang bất cứ cái gì để có thể gọi ra bên ngoài. Vì cô chỉ định đi thang máy xuống để ra ngoài hút thuốc. Kết quả là cô sợ hãi đập cửa, kêu gào và, ơn trời, có người nghe thấy. Họ kéo cô ra và hỡi ôi, cái cửa cuốn vì cúp điện nên không thể mở ra được.
Mọi người không ai ra ngoài được, họ không thể chạy ra ban công mà nhảy xuống vì khá cao, và hầu hết đều là người nước ngoài với tùm lum các thứ ngôn ngữ được phát ra, mà đương nhiên là người chủ Việt Nam không thể hiểu, vì họ chỉ là người được thuê ở đây để trông nom và phụ giúp chứ cũng chẳng phải là chủ nhà thật sự. Phải mất hơn một giờ mới tạo được một khe hở cho cửa cuốn và mọi người cùng nhau đẩy nó lên. Khi sếp tôi đến công ty thì cũng gần hết buổi sáng, và cô lại hỏi:
Không có lối thoát hiểm sao?
Bạn biết đấy, ở Việt Nam, cúp điện là chuyện bình thường. Nhưng thật nguy hiểm cho người nước ngoài nếu họ không được dạy điều đó. Câu chuyện dở khóc dở cười là sáng hôm ấy, cô ấy không thể đến chỗ làm đúng giờ vì cúp điện, và lúc cúp điện, cô ấy đang ở trong… thang máy. Cô ấy không biết nên đã không mang điện thoại, không mang bất cứ cái gì để có thể gọi ra bên ngoài. Vì cô chỉ định đi thang máy xuống để ra ngoài hút thuốc. Kết quả là cô sợ hãi đập cửa, kêu gào và, ơn trời, có người nghe thấy. Họ kéo cô ra và hỡi ôi, cái cửa cuốn vì cúp điện nên không thể mở ra được.
Mọi người không ai ra ngoài được, họ không thể chạy ra ban công mà nhảy xuống vì khá cao, và hầu hết đều là người nước ngoài với tùm lum các thứ ngôn ngữ được phát ra, mà đương nhiên là người chủ Việt Nam không thể hiểu, vì họ chỉ là người được thuê ở đây để trông nom và phụ giúp chứ cũng chẳng phải là chủ nhà thật sự. Phải mất hơn một giờ mới tạo được một khe hở cho cửa cuốn và mọi người cùng nhau đẩy nó lên. Khi sếp tôi đến công ty thì cũng gần hết buổi sáng, và cô lại hỏi:
“Sao không có bình
điện dự trữ? Đối với loại cửa đó, luôn có bình điện dự trữ kia mà? Tại sao
cái chuông khẩn cấp trong thang máy không thể sử dụng? Và tại sao không có
lối thoát hiểm, nếu xảy ra cháy thì sẽ như thế nào, tất cả sẽ chết như gà
nướng à?”
Và lần này tôi trả lời được, câu hỏi này dễ quá mà. Tôi nói rằng bình điện dự trữ rất tốn kém, và các ông bà chủ thì tiết kiệm chi phí nên không muốn lắp đặt. Thang máy thì chắc chuông khẩn cấp bị hỏng. Lối thoát hiểm à? Tôi không chắc nhưng nhà ở Việt Nam không có nó. Và ngay sau câu trả lời của tôi, tôi nhận ra mình trả lời thật tệ.
Và lần này tôi trả lời được, câu hỏi này dễ quá mà. Tôi nói rằng bình điện dự trữ rất tốn kém, và các ông bà chủ thì tiết kiệm chi phí nên không muốn lắp đặt. Thang máy thì chắc chuông khẩn cấp bị hỏng. Lối thoát hiểm à? Tôi không chắc nhưng nhà ở Việt Nam không có nó. Và ngay sau câu trả lời của tôi, tôi nhận ra mình trả lời thật tệ.
Vì “Cái gì? Tốn kém à, vậy hôm nay hơn mười người
không thể ra ngoài đi làm đúng giờ, mỗi người sẽ bị trừ lương hoặc ngày phép,
thử hỏi cái nào tốn kém hơn, nếu vì vậy mà hết mười người này dọn đi nơi khác
thì sao?
How? Rồi thang máy không bảo trì định kỳ à,
không biết nó hư chuông à? Hay chuông đó chưa từng được lắp đặt để hoạt động?
Vậy nếu tao chết ở đó vì thiếu oxy thì sao?
Lối thoát hiểm à? Vậy các ngôi nhà ở Việt Nam không có,
vậy khi xây nhà xong không có người của chính phủ đến kiểm tra độ an toàn
à? Hay chỉ cần đưa hoa hồng thì mọi việc đều OK hết?”
À, lần này tôi lại… im
nữa. Tôi chỉ dặn cô
là nên đem theo điện thoại để đề phòng bất cứ trường hợp nào có thể xảy ra.
Thế nhưng những điều trên đây có là gì so với bài học kinh khủng mà tôi sắp nói đây. Và có lẽ cái này là cái phiền muộn nhất. Khi câu hỏi là…
Nghèo và tự trọng, cái nào quan trọng hơn?
Một buổi sáng tháng sáu, bước vào văn phòng, tôi thấy gương mặt đăm chiêu của sếp mình. Chắc lại đang có cú sốc mới rồi. Nhưng lần này khác, cô không dồn dập hay bất bình nữa, mà nhẹ nhàng từ tốn, chậm rãi kể với tôi và sau câu chuyện, có lẽ cô cảm thấy buồn nhiều hơn là bất bình như những lần trước đó.
Cô nói rằng cô rất yêu quý hai vợ chồng giữ nhà nơi cô ở. Họ chỉ làm công cho chủ nhà, họ thay chủ nhà trông nom hết mọi thứ, như là dọn dẹp, giữ xe, bảo vệ. Chủ nhà thì ở nơi khác và mỗi tháng ghé qua để lấy tiền nhà. Cô thấy họ rất nghèo, nhưng tốt bụng và hay giúp đỡ cô. Tôi đã thấy có chút vui khi cô nhận xét về họ vì ít nhất người Việt chúng ta không hẳn để lại ấn tượng xấu trong cô. Nhưng, sáng nay, cô nói rằng cô đã lầm, hoàn toàn lầm. Cô nói rằng đêm hôm qua, một người bạn của cô đang bệnh và họ cần cô giúp đỡ. Vì đã rất trễ, khoảng gần 11 giờ tối, cô lò mò đi trong bóng tối bởi ở bên dưới cửa cuốn đã đóng và đèn tắt hết. Nhưng có một thứ ánh sáng le lói khiến cô phải chú ý, ánh sáng từ chiếc điện thoại di động. Cô đi theo ánh sáng đó, và khi mắt cô dần quen với bóng tối,cô đã thấy người đàn ông hằng ngày vẫn dắt xe, giữ nhà cho mọi người đang… trộm xăng trong những chiếc xe của mọi người sống ở đây.
Khoan đã, tôi biết các bạn mong muốn biết tiếp theo sẽ như thế nào, nhưng xin hãy bình tĩnh. Hãy khoan nói đến diễn biến tiếp theo, mà hãy nói đến phản ứng của tôi. Đôi mắt buồn ngủ của tôi tỉnh hẳn, mở to, và miệng tôi cứng như người bị tai biến. Cô nói rằng mặt người đàn ông thảng thốt, và ông ta gần như chết đứng ở đó. Nhưng vì cô cần phải đến giúp bạn mình nên cô đi ngay khi ông ta mở cửa giúp cô. Và tôi đã hỏi sau đó thế nào? Cô nói rằng cô đi thẳng lên phòng mình. Lát sau, cả hai vợ chồng họ cùng đến gõ cửa phòng cô và nắm lấy tay cô nói gì đấy nhưng cô không hiểu gì ngoài từ “xin lỗi”. Cô nói với tôi rằng cô đối với họ không tệ, hằng tháng ngoài tiền thuê nhà, và tiền giặt ủi, lần nào cô cũng đưa dư khoảng một trăm đến hai trăm và thường mua thêm thịt, cá cho họ nếu cô đi siêu thị. Vì cô chỉ sống một mình nên thỉnh thoảng cô mua luôn cho cả họ một ít thức ăn hay rau. Cô không nghĩ rằng họ lại như thế, họ đang trộm từ chính những khách hàng của họ, những người gián tiếp tác động đến tiền lương của họ và cô tự hỏi đây là lần thứ bao nhiêu họ làm điều này.
Và cô lại hỏi tôi, nhưng nhẹ nhàng hơn và không gắt gỏng như trước:
Thế nhưng những điều trên đây có là gì so với bài học kinh khủng mà tôi sắp nói đây. Và có lẽ cái này là cái phiền muộn nhất. Khi câu hỏi là…
Nghèo và tự trọng, cái nào quan trọng hơn?
Một buổi sáng tháng sáu, bước vào văn phòng, tôi thấy gương mặt đăm chiêu của sếp mình. Chắc lại đang có cú sốc mới rồi. Nhưng lần này khác, cô không dồn dập hay bất bình nữa, mà nhẹ nhàng từ tốn, chậm rãi kể với tôi và sau câu chuyện, có lẽ cô cảm thấy buồn nhiều hơn là bất bình như những lần trước đó.
Cô nói rằng cô rất yêu quý hai vợ chồng giữ nhà nơi cô ở. Họ chỉ làm công cho chủ nhà, họ thay chủ nhà trông nom hết mọi thứ, như là dọn dẹp, giữ xe, bảo vệ. Chủ nhà thì ở nơi khác và mỗi tháng ghé qua để lấy tiền nhà. Cô thấy họ rất nghèo, nhưng tốt bụng và hay giúp đỡ cô. Tôi đã thấy có chút vui khi cô nhận xét về họ vì ít nhất người Việt chúng ta không hẳn để lại ấn tượng xấu trong cô. Nhưng, sáng nay, cô nói rằng cô đã lầm, hoàn toàn lầm. Cô nói rằng đêm hôm qua, một người bạn của cô đang bệnh và họ cần cô giúp đỡ. Vì đã rất trễ, khoảng gần 11 giờ tối, cô lò mò đi trong bóng tối bởi ở bên dưới cửa cuốn đã đóng và đèn tắt hết. Nhưng có một thứ ánh sáng le lói khiến cô phải chú ý, ánh sáng từ chiếc điện thoại di động. Cô đi theo ánh sáng đó, và khi mắt cô dần quen với bóng tối,cô đã thấy người đàn ông hằng ngày vẫn dắt xe, giữ nhà cho mọi người đang… trộm xăng trong những chiếc xe của mọi người sống ở đây.
Khoan đã, tôi biết các bạn mong muốn biết tiếp theo sẽ như thế nào, nhưng xin hãy bình tĩnh. Hãy khoan nói đến diễn biến tiếp theo, mà hãy nói đến phản ứng của tôi. Đôi mắt buồn ngủ của tôi tỉnh hẳn, mở to, và miệng tôi cứng như người bị tai biến. Cô nói rằng mặt người đàn ông thảng thốt, và ông ta gần như chết đứng ở đó. Nhưng vì cô cần phải đến giúp bạn mình nên cô đi ngay khi ông ta mở cửa giúp cô. Và tôi đã hỏi sau đó thế nào? Cô nói rằng cô đi thẳng lên phòng mình. Lát sau, cả hai vợ chồng họ cùng đến gõ cửa phòng cô và nắm lấy tay cô nói gì đấy nhưng cô không hiểu gì ngoài từ “xin lỗi”. Cô nói với tôi rằng cô đối với họ không tệ, hằng tháng ngoài tiền thuê nhà, và tiền giặt ủi, lần nào cô cũng đưa dư khoảng một trăm đến hai trăm và thường mua thêm thịt, cá cho họ nếu cô đi siêu thị. Vì cô chỉ sống một mình nên thỉnh thoảng cô mua luôn cho cả họ một ít thức ăn hay rau. Cô không nghĩ rằng họ lại như thế, họ đang trộm từ chính những khách hàng của họ, những người gián tiếp tác động đến tiền lương của họ và cô tự hỏi đây là lần thứ bao nhiêu họ làm điều này.
Và cô lại hỏi tôi, nhưng nhẹ nhàng hơn và không gắt gỏng như trước:
“Bạn nghĩ sao về vấn
đề này? Tôi có nên nói
cho người chủ nhà thật sự, người đã đứng ra ký hợp đồng với tôi? Nếu tôi nói,
có lẽ họ sẽ mất việc, và tôi hoàn toàn không muốn điều đó. Nhưng nếu tôi tiếp
tục ở lại, tôi e mình sẽ chết vì mất ngủ, vì tôi không thể tin họ nữa khi
mà chính mắt tôi nhìn thấy họ trộm cắp, và làm sao tôi có thể im lặng
với tất cả hàng xóm của mình, những người mỗi ngày đều bị lấy trộm
như thế. Họ cùng là người nước ngoài đến nơi xa lạ để sống, làm việc như tôi,
chỉ có chúng tôi mới hiểu sự khó khăn khi sống ở một quốc gia khác như thế
nào? Tôi phải làm sao? Làm sao đây? Xin hãy cho tôi lời khuyên?”
Lần này câu hỏi của cô ấy lại vang lên, không gắt gỏng như mọi khi, rất nhẹ nhàng, lại mang một chút van lơn. Nhưng sao tôi lại thấy nặng lòng thế này. Thà cứ như những lần khác, cứ phàn nàn, la lối um xùm, hỏi tôi gắt gỏng, có lẽ tôi còn thấy dễ chịu hơn lần này. Không biết nỗi buồn có lây lan hay không mà sau đó hai chúng tôi ngồi cạnh nhau nhưng đều im lặng, đâu đó vang lên tiếng thở dài.
“Thất vọng” là từ tôi hỏi cô ấy có cần tôi dạy cách nói bằng tiếng Việt hay không. Nhưng cô nói cô không cần, vì cảm giác của cô giờ đây hơn cả từ đó, cô muốn bỏ việc và quay về Singapore, cô muốn nói với bạn bè mình rằng không nên đến Việt Nam nữa vì nó đã làm cô quá thất vọng. Tôi chợt giật mình, lo sợ và nhanh chóng biện minh theo lối xuẩn ngốc nhất mà tôi từng làm. Tôi đã nói rằng hãy hiểu cho họ, vì có lẽ, chỉ là có lẽ thôi vì tôi không chắc. Vì họ nghèo quá, vì họ ở miền quê xa xôi, có thể họ còn có con, hay cha mẹ già. Tôi nói rằng trong cái nghèo, nó có rất nhiều điều phức tạp, và tôi hy vọng cô có thể hiểu cho họ, và đừng đánh giá người Việt chúng tôi qua tất cả những cái đó. Thế nhưng, câu trả lời tôi nhận được là..
“Tôi biết, tôi hiểu rằng nghèo không phải là một tội lỗi, thậm chí tôi đã rất thương họ khi thấy họ làm việc chăm chỉ mỗi ngày. Nhưng bạn có biết đến lòng tự trọng không?
Lần này câu hỏi của cô ấy lại vang lên, không gắt gỏng như mọi khi, rất nhẹ nhàng, lại mang một chút van lơn. Nhưng sao tôi lại thấy nặng lòng thế này. Thà cứ như những lần khác, cứ phàn nàn, la lối um xùm, hỏi tôi gắt gỏng, có lẽ tôi còn thấy dễ chịu hơn lần này. Không biết nỗi buồn có lây lan hay không mà sau đó hai chúng tôi ngồi cạnh nhau nhưng đều im lặng, đâu đó vang lên tiếng thở dài.
“Thất vọng” là từ tôi hỏi cô ấy có cần tôi dạy cách nói bằng tiếng Việt hay không. Nhưng cô nói cô không cần, vì cảm giác của cô giờ đây hơn cả từ đó, cô muốn bỏ việc và quay về Singapore, cô muốn nói với bạn bè mình rằng không nên đến Việt Nam nữa vì nó đã làm cô quá thất vọng. Tôi chợt giật mình, lo sợ và nhanh chóng biện minh theo lối xuẩn ngốc nhất mà tôi từng làm. Tôi đã nói rằng hãy hiểu cho họ, vì có lẽ, chỉ là có lẽ thôi vì tôi không chắc. Vì họ nghèo quá, vì họ ở miền quê xa xôi, có thể họ còn có con, hay cha mẹ già. Tôi nói rằng trong cái nghèo, nó có rất nhiều điều phức tạp, và tôi hy vọng cô có thể hiểu cho họ, và đừng đánh giá người Việt chúng tôi qua tất cả những cái đó. Thế nhưng, câu trả lời tôi nhận được là..
“Tôi biết, tôi hiểu rằng nghèo không phải là một tội lỗi, thậm chí tôi đã rất thương họ khi thấy họ làm việc chăm chỉ mỗi ngày. Nhưng bạn có biết đến lòng tự trọng không?
Nếu bạn dùng nghèo để
biện minh, vậy lòng tự trọng bạn để đâu? Nó là cái bạn giữ lại cho chính mình, nếu nghèo mà không
có lòng tự trọng, đất nước của bạn sẽ mãi như thế này, sẽ mãi không thể khá
nổi.Đừng dùng cái nghèo để nói thay tất cả, bạn nghĩ rằng tôi giàu có
à, không đâu, tôi cũng chỉ là người làm thuê, có khác chăng vì tôi đến từ nơi
phát triển hơn với mệnh giá đồng tiền cao hơn mà thôi, tôi vẫn phải chăm chỉ
mỗi ngày nếu không muốn bị đói. Vậy thì tại sao? Tôi coi họ như người nhà, vì
chúng tôi cùng sống với nhau, thế nhưng họ lại trộm của tôi, người nhà của họ
sao? Làm sao tôi có thể tin tưởng khi tôi đi làm mỗi ngày 10 giờ ở bên ngoài,
làm sao tôi ngủ yên khi họ làm những việc đó?
Vấn đề không phải là tiền nữa, mà là sự nguy hiểm, bạn có chắc rằng họ làm thế sẽ không gây hỏa hoạn hay tai nạn? Bạn có chắc rằng nó chỉ là vấn đề nghèo thôi? Ở đây chính là con người, giữa người và người đấy. Hãy nhìn nước Nhật, họ đã từng nghèo, từng đói, từng bệnh tật. Bạn nghĩ nỗi đau của họ là đã nguôi ngoai? Không đâu, đến nay, họ vẫn chưa thể thống kê được bao nhiêu người chết từ hậu quả của hai quả bom nguyên tử và họ đã làm gì để họ được như ngày nay? Đó là nhờ lòng tự trọng đấy.”
Và lần này thì, tôi đã thật sự im lặng hoàn toàn, tôi không tỏ thái độ gì, tôi chỉ nhìn ra cửa sổ, và tôi thấy mặt tôi lạnh toát. Lần này gáo nước lạnh như bắc cực tạt vào mặt tôi, cả người tôi như run lên. Và tôi thở dài, thở dài cho một chuyện chẳng liên quan gì đến tôi nhưng lòng tôi nặng trĩu
Vấn đề không phải là tiền nữa, mà là sự nguy hiểm, bạn có chắc rằng họ làm thế sẽ không gây hỏa hoạn hay tai nạn? Bạn có chắc rằng nó chỉ là vấn đề nghèo thôi? Ở đây chính là con người, giữa người và người đấy. Hãy nhìn nước Nhật, họ đã từng nghèo, từng đói, từng bệnh tật. Bạn nghĩ nỗi đau của họ là đã nguôi ngoai? Không đâu, đến nay, họ vẫn chưa thể thống kê được bao nhiêu người chết từ hậu quả của hai quả bom nguyên tử và họ đã làm gì để họ được như ngày nay? Đó là nhờ lòng tự trọng đấy.”
Và lần này thì, tôi đã thật sự im lặng hoàn toàn, tôi không tỏ thái độ gì, tôi chỉ nhìn ra cửa sổ, và tôi thấy mặt tôi lạnh toát. Lần này gáo nước lạnh như bắc cực tạt vào mặt tôi, cả người tôi như run lên. Và tôi thở dài, thở dài cho một chuyện chẳng liên quan gì đến tôi nhưng lòng tôi nặng trĩu
.... Và tôi
cúi đầu im lặng…
thuy tran