13 juin 2015

Hội RAU MUỐNG


Nguyễn thị Cỏ May

 

Ở Pháp, luật 1901 qui định các hội, như các hội ái hữu với mục đích bất vụ lợi, mà không phải tổ chức tranh đấu chánh trị vì tổ chức tranh đấu chánh trị có qui chế khác, qui chế " chánh đảng " .

Lập hội theo luật 1901 rất đơn giản : chỉ cần có 2 người có thể tới cơ quan hành chánh cấp tỉnh khai và lấy liền giấy biên nhận là có thể hoạt động . Sau đó, sẽ có giấy phép thiệt thọ .
 


Hai người khai lập hội là Hội trưởng và Thủ quỉ . Nên vợ chồng hay cha con, mẹ con có thể kéo nhau ra chánh quyền khai lập hội .

Hưởng luật này, ở Pháp có hơn 1 triêu hội, có hoạt động, còn hoạt động và chết chưa khai tử, chưa có mồ mã . Trong số này, người việt nam tại Pháp chiếm một số khá lớn . Phải tới vài chục ngàn hội !

Các hội của người vìệt không cộng sản, tức người việt chống cộng, chết bao nhiêu, còn bao nhiêu, cho tới nay, chưa có ai làm điều tra . Hội có mục đích chung đều tập trung vào những công tác chống cộng . Như tổ chức biểu tình, ...Tôn chỉ khai trước chánh quyền là xã hội hay văn hóa, ... đều bị mờ nhạt trước những hoạt động thiên về chánh trị . Cũng dễ hiểu vì hoàn cảnh lịch sử của người việt nam hải ngoại từ sau 30/04/1975, ngày mất nước !

Trong lúc đó, người tàu ở Pháp lập hội và hội của họ hoạt động ái hữu thật sự vì họ không có cùng hoàn cảnh như Việt nam . Cả người tàu chạy cộng sản từ các nước  nơi họ làm khách trú trước kia . Họ làm hội và biết khai thác hội theo tập quán bang hội lâu đời của họ . Họ có kinh nghiệm sống tha phưong cầu thực từ nhiều thế hệ nên « lưôm bạc cắc » là chơn lý sanh tử của họ .

Nói vậy chớ ngoài những hội " tranh đấu chống cộng ", người việt nam hay gốc việt nam ở Pháp cũng có vài hội sanh hoạt đúng theo tôn chỉ " ái hữu " thật sự . Tức không giống ta và cũng không phải phe ta . Nhưng là một hiện tượng rất đáng biết qua và suy nghĩ . 

Dân biểu, Nghị sĩ rau muống của Quốc hội hà nội

Một hôm, tình cờ Cỏ May nhận được 1 bài viết về Hội Rau Muống và tiếp theo 1 bản tin về buổi họp Quốc hội ở Hà nội có « Nghị sĩ, Dân biểu rau muống » làm cho Cỏ May muốn bìết những sự việc này cho rỏ ra .

Trước hết « Nghị sĩ, Dân biểu rau muống » ở Hà nội là nổi bật nhứt nhưng vô cùng quái lạ . Nếu không đọc hết bản tin, mà chỉ đọc cái tít bản tin, đố ai, dù có chỉ số thông minh cao đến đâu, cũng không làm sao hiểu được. Thật ra, ở Hà nội chỉ có một thứ dân cử là Dân biểu vì chỉ có 1 viện . Nói Nghị  sĩ là cách nói vậy thôi.
 

Hai chuyện về Dân biểu rau muống :

1-      « Một Đại biểu Quốc hội hà nội, trong buổi họp thảo luận về tình hình kinh tề-xã hội việt nam, dẫn chứng giá giá rau muống ở Singapour để so sánh với gìá rau muống ở Việt nam, từ đó Dân biểu ta sẽ kiến nghị xem lại cách giải quyết tình trạng lạm phát . Nhận xét biện chứng chớ ! Phát biểu của vị Dân biểu này được bà Nguyễn thị Doan, con dâu của Đại tướng thân tàu Lê Đức Anh, Phó chủ tịch nước, nhắc lại là ý kiến kiến này, nay đang đã lan truyền nhanh chóng trên mạng và vị nghị sĩ nói trên được dân chúng đặt cho biệt danh mới là “ Nghị sĩ rau muống ”.
 

2 – « Một Dân biểu khác so sánh thời giá .Tôi không nghĩ lạm phát ở Việt Nam cao nhất khu vực

Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn . Tôi thấy gần đây giá cả giảm, giá sắt thép giảm hơn, nhà thu nhập thấp ít người mua hơn, đề ra nhà thu nhập cho người trung bình, tới đây có lẽ là nhà thu nhập cao. Rất nhiều hàng hóa của mình được giảm giá, đồng tiền của mình về Việt Nam được tự do, có giá trị. Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi không phải là cao nhất ” . 

Và vị Đại biểu này tên thiệt là Đỗ Văn Đương nhưng dân chúng cử tri đặt cho ông cái tên mới đẹp hơn, đó là « Nghị Rau muống ” .

 Nhưng còn lại phần lớn các ông bà nghị khác chẳng dám nói năng gì cả  trước các kỳ họp Quốc hội . Vậy thì dân chúng nên đặt cho các ông bà nghị này cái tên gì đây ?

Chẳng lẽ đó là những ông, bà ” Nghị hến   ! 

Dân gian có câu nói rất phổ thông, ai cũng hiểu “ Câm như hến” . Và thực tế là những con hến không bao giờ có một tiếng …kêu !

Vậy Đại biểu rau muống đâu phải là thứ đồ bỏ !
 

Hội Rau Muống ở vùng Paris

Phải nói thật lòng khi đọc tên Hội Rau Muống, Cỏ May không thể không cảm thấy một cái gì vừa quen thuộc, vừa quá thân cận trong đời sống hằng ngày, vừa lạ lẫm làm cho phải tìm biết thêm .

Hội của cộng đồng người việt hải ngoại đều mang những cái tên như « Ái hữu, Cựu, …của người việt tự do, của người  vìệt tỵ nạn, … » . Đọc lên, nhận biết ngay là « phe ta » !

Hội Rau Muống ! Chắc chắn phải đó là Hội của người việt nam, mà người việt nam nào đây ? Ở đâu ? Tôn chỉ là gì ?

Cỏ May vội mở ra đọc và thấy có cái gì là lạ, bất thường hơn những hội quen thuộc của người Việt ở Pháp và cả ở hải ngoại . Cỏ May tìm thêm thông tin thì được biết rỏ đây là hội của những người việt nam lai pháp, lai ấn độ, lai phi châu, tức có nguồn gốc huyết thống từ những quân nhơn, công chức làm việc trong chánh phủ pháp thời thực dân ở Việt nam .

Đúng vì thấy các hội viên trong Ban Chấp Hành đều lớn tuổi và có nhân diện lai rỏ nét .

Hội Rau Muống là tên việt nam dịch ra từ tên chánh thức khai hội « Association Le Liseron ( Le liseron d’eau là rau muống)  . Địa chỉ : 270, Grande-Rue, 78 955 Carrières-sous-Poissy. Tél.  01.39.79.02.39 – le.liseron@hotmail.fr .

Hội trưởng là Ông Jean-Marie Pognon, người lai ấn độ, với  Ông Bernard Biron , người pháp trắng, đồng sáng lập .

Ai mà không ngạc nhiên khi thấy hội mang tên rất việt nam vì không có gì việt nam hơn « rau muống » ! Có thể nói ngày nay rau muống là biểu tượng thống nhứt thật sự, hòa hợp thật sự của người việt nam . Từ Nam ra Bắc, từ Việt nam ra hải ngoại . Nơi nào có người viêt nam là có rau muống . Hay ngược lại, nơi nào có rau muống là thấy có bóng dáng người việt nam .

Ngày 30/04/1975 không thống nhứt . Trái lại còn chia rẻ sâu đậm . Người việt trong nước và ngoài nước lại cũng không thống nhứt . Càng ngày càng khác biệc nhau hơn vì tập quán thay đổi, suy nghĩ thay đổi, tình cảm suy thoái .

Trước hoàn cảnh đó, rau muống mang sứ mạng thống nhứt dân tộc . Rau muống chấm nước mấm hay nước tương (maggi) cũng vẫn giử gốc chung là rau muống .

Còn hội viên hội rau muống có làm cho chúng ta ngạc nhìên không khi họ chọn tên « Hội Rau Muống » ?

Nếu đọc qua cái tít của một bản tin về sanh hoạt của hội, chúng ta sẽ hiểu tại sao hội mang tên dễ thương đó : «  Lễ dành cho những người pháp yêu (amoureux) Việt nam !

Rất đúng . Chúng tôi thỉnh thoảng đi về vùng quê nước Pháp, tham dự những ngày lễ hội lớn như ngày Quốc hận 30/04, ngày Quốc tế Nhơn quyền hoặc biểu tình về một biến cố nào đó về Việt nam, không khỏi khâm phục nhiệt tình và tinh thần tranh đấu cho Vìệt nam của những đồng bào này . Phải nói họ chống cộng, họ « dành » cho Việt nam tích cực hơn phần lớn người việt ngoại hình « thuần túy » .

Hội Rau Muống thành lập tại Thành phố Carrière sous Poissy, thuộc tỉnh Yveline (78), cách Paris 40 km về hướng Tây . Hội thành lập nay được 15 năm . Họ làm lễ Tết hằng năm, với đầy đủ nghi thức như bàn thờ Tổ quốc, liễn đối, bông trái, bánh mứt, múa lân, biểu dìển Việt Võ Đạo, hội chợ Tết . Ban Chấp Hành hội mặc quốc phục truyền thống làm lễ trước bàn thờ Tổ quốc .

Còn gì hơn  ?

Tôn chỉ hội là thật sự hoạt động từ thiện . Tại chổ, hội nổ lực phổ biến hiểu biết văn hóa việt nam cho bạn pháp, nhứt là lớp trẻ việt và pháp .

Ngoài những sanh hoạt văn hóa – xã hội, Hội Rau Muống còn hướng hoạt động từ thiện về Việt nam, Miên, Lèo, Ấn độ . Như giúp học bổng, thuốc men, thực phẩm, trẻ mồ côi,…

Hội  làm một vìệc phi thường là trao đổi nghệ thuật ẩm thực với thành phố Reims, nơi sản xuất rượu Champagne nổi tiếng thế giới .

Mà ẩm thực vìệt nam nếu biết làm và trình bày sắc xảo thì chắc chắn không thua Pháp lắm đâu tuy ẩm thực của Pháp năm 2011 được UNESCO nhìn nhận « di sản phi  vật thể của thế giới » . 

Nhưng …

Hội Rau Muống vì gồm những người lai gốc việt nam nên họ chỉ thiết tha nhớ lại Việt nam, thương Việt nam nơi họ sanh trưởng, nơi gia đình bên ngoại hay nội sanh sống . Họ không quan tâm lắm về chế độ ở đó đang đán áp bà con nội ngoại của họ . Do thiếu thông tin . Hay sau 30/04/75, cha mẹ họ hay chính họ bị chánh quyền cộng sản đuổi đi gắp vì cho rằng họ « không phải việt nam », là tình báo Thực dân, CIA gày lại để ngầm tìm cách đánh phá cách mạng, …

Nếu bà con mình tìm cách khéo léo tới với họ, thân tình với họ, sanh hoạt thật sự với họ, lấy được cảm tình, lòng tin ở họ thì việc chuyển hướng suy nghĩ của họ không còn là việc lạ nữa . Chỉ làm cho họ hiểu bản chất gian manh, ác ôn của cộng sản ở Việt nam để họ tổ chức, thực hiện những hoạt động nhơn đạo của họ ở Việt nam tránh bị nhà cầm quyền địa phương ăn chận mất phần lớn đi thôi .

Chúng tôi có kinh nghiệm ở vùng Bretagne . Tới với bà con ở đó, cũng hội Việt-Pháp Thân-hữu, chúng tôi, sau khi trình bày thực tế ở Việt nam dưới chế độ cộng sản, kêu gọi bà con « hảy giúp NGƯỜI VIỆT NAM, chớ đừng giúp Việt nam !

Bà con, cả người Pháp, hiểu rỏ ngay . Sau đó, bà con cho chúng tôi biết việc làm của họ hữu hiệu hơn trước vì sự giúp đở tù đây tới trực tiếp người có nhu cầu .Tuy lúc đầu thay đổi, họ có bị chánh quyền xách nhiễu . Nhưng không quan trọng lắm .

Cỏ May có đem ý này nới qua với một ký giả TV và Radio ở Paris thì vị này cười « Bà con mình chỉ dám chống nhau, chửi nhau là giỏi . Thấy vc trước mặt thì vội tránh né, đi qua ngã khác » . Dĩ nhiên không phải gặp nhau là đánh nhau .

Nhưng lời nhận xét của nhà báo, nếu đúng như vậy, đó cũng là đìều đáng buồn .

 
Nguyễn thị Cỏ May