Nguyễn Thúy Hạnh
Họ lầm lũi, lam lũ, vẻ mặt nhàu
nhĩ, trên tay là những tập đơn (và ở phòng trọ là những gánh, những chồng đơn),
hễ được ai hỏi đến thì họ víu lấy, tha thiết trình bày, mắt ánh lên những hi
vọng như đang gặp người cứu giúp, mà chẳng biết rằng chỉ có phép mầu mới cứu được họ.
Họ là những người từng bị kích động cướp sạch tài sản tích lũy bao đời của những gia đình bị đảng quy là “địa chủ”, dưới chiêu bài; “Người cày có ruộng”. Tài sản vừa được chia sau khi cướp đã phải nộp ngay vào hợp tác xã, và khi nó sụp đổ thì thay vì được trả lại đất, họ đã phải làm thuê cho đảng trên chính mảnh đất của mình dưới cái gọi là “sở hữu toàn dân”.
Họ là tầng lớp từng góp con ra
trận với lời kêu gọi của đảng: “Đánh đuổi đế quốc Mĩ, giải phóng Miền Nam”, hi
vọng được "thực sự làm chủ" trong cái thiên đường "làm theo năng
lực hưởng theo nhu cầu”. Bao thế hệ thanh niên một đi không trở lại, bao người
mẹ mất con, bao người vợ mất chồng, bao đứa trẻ mất cha, và hệ lụy của chiến
tranh còn kéo dài đến tận ngày nay. Thử hỏi trong hàng ngũ lãnh đạo có mấy con
cháu ra trận, có mấy người hi sinh?
Nên họ chính là những người góp
xương máu làm nên chế độ này.
Họ cũng là nạn nhân từ những vùng
quê thuộc một chính quyền bị thua trong cuộc chiến 21 năm huynh đệ tương tàn.
Giờ đây con cháu họ bị xử tù, xử
tử oan, chết oan trong đồn công an.
Giờ đây ruộng đất, nhà cửa của họ
bị cưỡng chiếm, bị trả giá rẻ mạt từ cái “sở hữu toàn dân” mơ hồ ấy.
Từ khắp các vùng đồng bằng, miền
núi, vùng biển, miền Nam xa xôi, họ kéo về Hà Nội khiếu kiện, bấu víu vào hi
vọng mong manh về công lý, cái thứ chẳng có thật ở chế độ này.
Mỗi người đi mang theo tiền của và
hi vọng của cả gia đình. Họ vạ vật ở Hà Nội vài tuần, vài tháng, vài năm, có
khi vài chục năm. Mỗi ngày tiền thuê nhà trọ 30.000đ chưa kể tiền ăn và đi lại,
tiền in ấn, tiền photocopy…
Ở số 1 Ngô Thì Nhậm giờ đây người
ta không nhận đơn TỐ CÁO, loại đơn không hạn chế thời gian và cơ quan nhận đơn
phải tiến hành điều tra rồi báo cáo lên Thủ tướng. Dân oan đến đây bị yêu cầu
chỉ được nộp đơn KHIẾU NẠI, thứ đơn có thời hạn và bị chuyển lại về địa phương,
tất nhiên địa phương sẽ có quyền trả lời rằng “Vụ việc đã được xử lý xong từ
ngày…”, và rằng: “Đã hết thời hạn khiếu nại”…. Thế là gia đình lại vay mượn để
tiếp tế cho người nhà tiếp tục ở lại Hà Nội với những tờ đơn tiếp theo… Mỗi tờ
đơn thắp lên một tia hi vọng, cả một gánh đơn là bao nhiêu hi vọng của những
người dân oan?
Mình chợt nghĩ đến căn bệnh ung
thư. Mỗi người bệnh coi như đeo một bản án tử hình mà còn kèm theo với đó là
phần lớn, (có khi là toàn bộ) tài sản của gia đình, bởi cái lẽ “còn nước còn
tát”, “có bệnh thì vái tứ phương”…. Thì những người khiếu kiện này cũng vậy,
cái vòng luẩn quẩn đưa về địa phương ấy làm gì có lối thoát, vậy là mỗi gia
đình mất nhà mất đất mất con lại kèm thêm mất tiền của và công sức đi khiếu
kiện trong vô vọng.
Ở Việt Nam này ngoài những triệu
con bệnh ung thư vì ô nhiễm môi trường, vì thực phẩm độc hại từ hóa chất nhập
của Trung Quốc, còn có bao nhiêu triệu gia đình “ung thư” vì cơ chế?
Mình bỗng lúng túng, ngượng ngùng
và rơi nước mắt khi những người dân oan khẩn khoản trình bày rồi đưa những tập
hồ sơ khi mình chót hỏi thăm vài câu, bởi lực bất tòng tâm, mình thì làm được
gì cho họ?
ĐỐI ĐÁP CỦA
DÂN OAN
Hôm 26/4 trong số những người tuần hành bảo vệ cây xanh bị bắt về CA Long Biên có mấy người là dân oan.
- Mệt vì bà này quá, ở đâu cũng thấy mặt, sao không về quê đi. Viên an ninh gằn giọng.
- Nhà bị cướp rồi còn đéo đâu mà về. Nhà của tôi bây giờ là công viên, là gốc cây, chặt hết cây đi thì lấy đâu chỗ chúng tôi trú, nên chúng tôi phải biểu tình! Bác dân oan bật lại ngay.
Viên an ninh im lặng.
Đấy, dân trí của dân oan đang được cải thiện nhờ cơ chế tận thu tận diệt của đảng.