Đông Bình
(GDVN) - Mỹ thấy dùng các nỗ lực ngoại giao không có
hiệu quả, do đó phải chuyển sang các nỗ lực quân sự để không phát đi tín hiệu
sai lầm cho Trung Quốc.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. |
Mỹ muốn điều tàu
chiến tiếp cận đảo nhân tạo ở Biển Đông
Tờ chinatimes Đài Loan ngày 4 tháng 10 đưa tin, theo
cách nói của quan chức quốc phòng Mỹ, Mỹ chuẩn bị điều máy bay quân sự và tàu
chiến tiếp cận đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông,
thậm chí có thể tiến vào phạm vi 12 hải lý của những
đảo nhân tạo này, để nhấn mạnh tự do đi lại và tự do bay, qua đó còn nhấn mạnh
"các đảo nhân tạo hoàn toàn không hình thành chủ quyền".
Tờ nguyệt san "Chính sách ngoại giao"
(Foreign Policy) ngày 2 tháng 10 dẫn lời quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho
rằng, Mỹ cuối cùng phải làm thế nào, vẫn chưa quyết định, nhưng tình hình chung
phát triển rất rõ ràng, đã "không phải là vấn đề làm hay không làm, mà là
làm vào lúc nào".
Theo bài báo, nửa đầu năm 2015, sau khi Mỹ phát hiện
Trung Quốc lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) quy mô lớn ở Biển Đông, Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter đã chỉ thị cho quân đội thiết kế các loại phương
án để tìm cách đáp trả Trung Quốc.
Tại phiên điều trần vừa qua, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái
Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho biết, ông hy vọng máy bay và tàu chiến
Mỹ đi vào trong 12 hải lý của những đảo nhân tạo này.
Đô đốc Harry Harris nói, nếu một quốc gia coi nhẹ quy
tắc mang tính lựa chọn, nước khác chắc chắn sẽ làm theo, kết quả sẽ phá hoại hệ
thống luật pháp quốc tế và an ninh khu vực, cũng sẽ gây thiệt hại cho phồn vinh
của tất cả các nước Thái Bình Dương.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry B Harris |
Theo bài báo, Trung Quốc tuyên bố 12 hải lý xung quanh
đảo nhân tạo là phạm vi lãnh hải (tuyên bố này là bất hợp pháp), nhưng, Mỹ và
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển đều cho rằng, đảo nhân tạo hoàn toàn không
thể có phạm vi chủ quyền 12 hải lý ở xung quanh nó.
Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Trung
Quốc Tập Cận Bình tiến hành hội đàm vào ngày 25 tháng 9 vừa qua, trong vấn đề
Biển Đông hoàn toàn không có sự đột phá.
Trước khi hai bên hội đàm, Chính phủ Mỹ có tin cho
biết, Quân đội Mỹ chủ trương điều máy bay, tàu chiến đi vào phạm vi 12 hải lý
của đảo nhân tạo, nhưng do cuộc hội đàm giữa Barack Obama và Tập Cận Bình sắp
diễn ra, Mỹ đã đặt kiến nghị của quân đội sang một bên.
Chính phủ Mỹ nhiều lần chỉ ra, về tranh chấp chủ quyền
đảo ở Biển Đông, Mỹ không lựa chọn đứng về bên nào, nhưng Mỹ phản đối dùng thủ
đoạn đe dọa, uy hiếp (bỉ ổi) để xử lý vấn đề này, Mỹ cũng nhấn mạnh tự do đi
lại và tự do bay ở vùng biển quốc tế.
Tại cuộc họp báo sau hội đàm giữa Barack Obama-Tập Cận
Bình, ông Obama cho biết, máy bay và tàu chiến Mỹ được hoạt động ở bất cứ nơi
nào trên toàn cầu theo sự cho phép của luật pháp quốc tế. Tập Cận Bình thì
(dùng miệng lưỡi đánh lừa) cho biết, Trung Quốc "không có ý định quân sự
hóa Biển Đông".
Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Trung Quốc - Tập Cận Bình tại cuộc họp báo sau hội đàm ngày 25 tháng 9 năm 2015. |
Bài báo chỉ ra, các nước Philippines, Việt Nam vui khi
nhìn thấy cách làm này của Mỹ, nhưng sự phản ứng của Trung Quốc có thể sẽ khiến
cho máy bay, tàu chiến hai bên tiếp cận nhau.
Vài ngày trước cuộc hội đàm Barack Obama - Tập Cận
Bình, ở ngoài khơi bán đảo Sơn Đông, một chiếc máy bay chiến đấu của Quân đội
Trung Quốc bay qua trước một máy bay trinh sát điện tử KC-135 của Mỹ.
Tháng 8 năm 2014, một chiếc máy bay chiến đấu J-11 của
Quân đội Trung Quốc diễn trò "lộn vòng" trước máy bay trinh sát P-8
của Mỹ, cách máy bay Mỹ chỉ có 6 m. Trong cuộc hội đàm Barack Obama-Tập Cận
Bình, hai nước tuyên bố sẽ xây dựng bản ghi nhớ về việc tiếp cận trên không.
Không được phát đi
tín hiệu sai lầm cho Trung Quốc
Trang mạng epochtimes ngày 3 tháng 10 cũng dẫn lời
quan chức Mỹ cho biết, Mỹ chuẩn bị điều tàu chiến và máy bay hải quân đến khu
vực Biển Đông - nơi mà Trung Quốc tuyên bố là "lãnh thổ" để tuần tra,
Trung Quốc đang tăng tốc xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo ở đó.
Máy bay trinh sát RC-135 Mỹ |
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển không thừa nhận
trạm gác nhân tạo là đảo hợp pháp, Bắc Kinh cũng đã ký kết công ước này. Nhưng,
Trung Quốc tự cho rằng, vùng biển 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo do họ mới xây
dựng (bất hợp pháp) có chủ quyền, song rất nhiều các nước láng giềng của Trung
Quốc và Mỹ đều phản đối điểm này.
Mỹ biết rằng, Hải quân Mỹ mở rộng vùng biển tuần tra
sẽ khiến cho tàu chiến và máy bay của Trung Quốc và Mỹ tiếp xúc với cự ly gần
hơn, có thể sẽ làm gia tăng rủi ro xung đột tiềm tàng giữa Mỹ-Trung và có thể
sẽ làm tăng thêm bầu không khí căng thẳng ở Biển Đông.
Song, quan chức Mỹ cho rằng, nếu không tiến hành tuần
tra ở khu vực những đảo nhân tạo này, sẽ phát đi một tín hiệu sai lầm cho Trung
Quốc, để cho Trung Quốc cho rằng Mỹ gián tiếp chấp nhận đòi hỏi lãnh thổ của họ
đối với Biển Đông.
Trung Quốc cũng đã thuê rất nhiều tàu cá để làm
"lực lượng phòng vệ biển" ở Biển Đông, vì vậy, Hải quân Mỹ tuần tra ở
Biển Đông cũng cần tránh những tàu này.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ |
Mỹ luôn nhấn mạnh họ không áp dụng bất cứ lập trường nào đối với tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng (thực ra là Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược, nhảy vào tranh chấp),
nhưng Mỹ phát hiện Trung Quốc cưỡng ép các nước khác
chấp nhận yêu sách lãnh thổ (bành trướng) của họ, hoặc có các hành vi như lập
các tiền đồn quân sự ở các đá san hô hoặc đá ngầm tranh chấp, Mỹ bày tỏ quan
ngại đối với vấn đề này.
Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc gần đây đã
đưa ra thỏa thuận về việc tiếp xúc giữa các tàu chiến của hai bên ở trên biển,
trong khi đó, trong thời gian thăm Mỹ vào cuối tháng 9 của Tập Cận Bình, hai
bên Trung-Mỹ đã tuyên bố bản ghi nhớ quy tắc ứng xử khi máy bay hai nước bay
gần nhau.
Đông
Bình