Đoàn Viết Hoạt
1/ TBT Nguyễn Phú Trọng và phe kiên định trong ban lãnh đạo đảng CSVN phải quyết thắng tại ĐH 12, và họ đã thắng, không phải vì không muốn cải cách, mà vì sợ cải cách theo kiểu 3D sớm làm tan rã đảng CS. “Lỗi hệ thống” và nhu cầu cải cách thể chế đã trở thành một nhận thức khá phổ quát trong mấy năm qua. Do đó, cần cải cách, nhưng không thể vì cải cách mà để “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không kiểm soát được sang thể chế dân chủ để rồi đảng CS bị mất quyền. Đó là lý do Nguyễn Phú Trọng và phe kiên định phải tìm mọi cách loại trừ phe cải cách theo hướng Tây phương, mà họ cho Nguyễn Tấn Dũng là đại biểu.
2/ Nguyễn tấn Dũng thua vì để “hở sườn” nhiều quá. Ngoài việc đem lợi ra mua chuộc vây cánh, tạo ra “nhóm lợi ích”, lại ngang nhiên vun xén quyền lực và lợi nhuận riêng cho gia đình và con cái. Tai hại hơn, ông ta lại bộc lộ ý đồ cải cách theo Tây phương quá sớm và quá rõ, nhất là trong bài diễn văn đọc đầu năm 2015. Qua hành động này ông ta cũng biểu lộ sự tự tin không cần thiết, coi thường quyền uy và thủ đoạn của Nguyễn Phú Trọng –một người tưởng “lú”, nhưng thực ra chỉ lú về mặt dân chủ, không lú về mặt CS.
3/ Ông Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng hữu hiệu thủ thuật của CS, “tập trung dân chủ”, “tập trung” đi trước, “dân chủ” phải theo sau. Sau nhiều lần thất bại trong việc hạ TT Nguyễn Tấn Dũng, ông ta sử dụng quyền lực TBT của mình để đưa ra Quyết định 244, sắp đặt để HNTW 14 quyết định trước (tập trung) mọi việc, sau đó cho phép ĐH có quyền quyết định thêm sau (dân chủ). Hơn thế nữa, ĐH 12 không những không đi ngược lại được quyết định của HNTW 14, mà còn bị giới hạn trong quyền quyết định này: không được phủ định danh sách ứng viên TW 12 do HNTW 14 đưa ra mà chỉ được quyền đề cử thêm vào danh sách này. Cụ thể, Ban CHTW cũ (lãnh đạo tập trung) đưa ra 199 ứng viên trên tổng số 220 ứng viên vào Ban CH Trung ương mới (90%), còn ĐH dân chủ chỉ có quyền đề cử thêm 21 ứng viên (10%). (*)
Hậu ĐH 12
4/ Ý chí thực tâm cải cách vì đất nước hầu như không có trong ban lãnh đạo CS. Với họ, mọi cải cách chỉ vì đảng, vì tình thế đòi hỏi và để đảng CS còn tiếp tục tồn tại. Nhiều đảng viên và cán bộ CS có thể mong muốn cải cách thực sự nhưng cơ chế “tập trung dân chủ” của đảng không cho phép bất kỳ ý muốn cáỉ cách toàn diện và có thực chất nào có thể trở thành hiện thực.
5/ Tình hình này ngược hẳn với đòi hỏi của xã hội và của mọi tầng lớp dân chúng. ĐH 12 của đảng CS là cơ hội để ý nguyện cải cách và đòi hỏi tự do dân chủ của xã hội và người dân ngoài đảng bộc lộ công khai. Đây là hiệu ứng phụ mà ban lãnh đạo CS có thể biết trước nhưng không thể ngăn chặn. Tiếng nói trung thực quả cảm của giới trí thức và nhiều cán bộ tiến bộ, nhờ mạng xã hội, được dịp lan tỏa, đã và chắc chắn sẽ tiếp tục tác động ngày càng sâu rộng đến tiến trình thay đổi văn hóa chính trị trong thời gian tới. Theo tài liệu quốc tế, khoảng 40 triệu người dân Việt, trong đó có 2/3 tổng số thanh niên dưới 40 tuổi, sử dụng mạng xã hội. Sức mạnh của cộng đồng mạng (xã hội dân sự trên mạng) đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến xã hội dưới đất.
6/ Một yêu tố nữa ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến những quyết định về chính sách đối nội và đối ngoại của Ban lãnh đạo mới của đảng CS trong thời gian tới. Đó là tình trạng ngày càng nguy kịch của nền kinh tế VN hiện nay, đặc biệt trong lãnh vực sản xuất, thương mại và tài chánh. Nền kinh tế đang đứng trước vô vàn khó khăn:
- ngân sách trung ương và nhiều địa phương đều thiếu hụt;
- vay quốc tế ngày càng khó khăn và ít đi;
- nợ vay quốc tế phải tiếp tục trả;
- thương maị nhập siêu;
- sản xuất kém nên thu thuế cũng giảm sút không bù đắp được thiếu hụt ngân sách;
- tài nguyên quốc gia cạn kiệt hoặc giá bán quá thấp;
- lao động rẻ khó tồn tại nữa (ngày càng có nhiều cuộc đình công đòi tăng lương, bảo đảm điều kiện làm việc)…
Trong khi đó việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đòi hỏi phải nhanh chóng tăng cường khả năng cạnh tranh, vừa phát triển được hàng hóa và thị trường nội địa, vừa xâm nhập được vào thị trường của các nước hội nhập. Trước những thách thức to lớn khó khăn như thế, những động lực cũ cho phát triển có được từ ĐM1 (1986) đã hết tác dụng.
7/ Do đó, dù ai lãnh đạo VN trong những năm tới, cải cách là “mệnh lệnh” của tình thế. ĐH 12 đã chấp nhận thực hiện TPP; AEC và thương ước EU-VN cũng đã đi vào hiện thực. Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng và phe kiên định của đảng CS muốn thực hiện cải cách (mà quốc tế gọi là Đổi mới 2) theo phương thức của họ, mà họ tin rằng sẽ không “tự đào hố chôn mình”. Phương thức này có thể tóm tắt ngắn gọn là: đồi mới theo mức độ và nhịp độ cần thiết vừa đủ để hội nhập và thực hiện được TPP, AEC, thương ước Việt-EU, đủ để đảng tồn tại, đất nước không xụp đổ về kinh tế, xì hơi chút để dân không nổi loạn; cố gắng vừa đáp ứng tình thế đòi hỏi ĐM2, vừa vẫn kiểm soát được tiến trình cái cách “đồng bộ”.
Tiến trình cải cách của đảng CSVN
8/ Có thể dự kiến khái lược tiến trình cải cách mà ban lãnh đạo mới của đảng CSVN sẽ tiến hành trong thời gian tới như sau:
8.1. Tiến từ “tập trung dân chủ” hiện nay trong đảng đến “tập trung trước dân chủ sau” ngoài xã hội (dân chủ “ban phát”, hay nới lỏng dần dây cương, còn gọi một cách “chính thống” là “dân chủ xhcn” –“dân chủ” độc đảng).
8.2. Khi tình thế xã hội và người dân tiến triển khiến đảng CS không còn giữ dây cương hoàn toàn được nữa, sẽ chuyển sang “dân chủ tập trung” trong đảng và cả ngoài xã hội. Trong đảng thi bầu cử trực tiếp cấp lãnh đạo, ngoài xã hội thì dân chúng được bầy tỏ ý kiến dân chủ (trước), chính quyền tập trung quyết định (sau). Mở ra cho có dân chủ ở cấp cơ sở hạ tầng quần chúng, giữ lại cơ cấu tập trung quyết định trên thượng tầng lãnh đạo. Cải cách này đươc giải thích là “đồng bộ” – trong kinh tế thì giữ kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, trong chính trị thì giữ sự lãnh đạo của đảng làm chủ đạo. Nếu ở Miến Điện nhóm tướng lãnh quân đội vẫn nắm quyền quyết định khi cần thì tại Việt Nam, ban lãnh đạo đảng CS cũng duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối. Tình hình Việt Nam chỉ khác là tại VN chưa và khó thể có lãnh tụ chính trị và chính đảng đối lập mạnh trong thời gian ngắn trước mắt. Chỉ có những hoạt động và tổ chức dân sự sẽ ngày càng mạnh lên trong khuôn khổ luật pháp mà đảng CS cho phép ban hành. Do đó, ban lãnh đạo CS tin rằng họ có thể kiểm soát được tiến trình cải cách một cách vững chắc hơn nhóm quân nhân ở MĐ, cụ thể là vẫn bảo đảm được quyền lãnh đạo độc tôn của họ.
8.3. Giai đoạn cuối cùng trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam chỉ xẩy ra khi ban lãnh đạo CSVN chấp nhận dân chủ đa đảng, hoặc do một đột biến chính trị gây ra. Giai đoạn này xẩy ra khi nào và như thế nào tùy thuộc vào sự tác động qua lại của nhiều yếu tố chủ quan – khách quan, trong nội bộ đảng CS, trong xã hội, và từ ngoài Việt Nam vào.
8.1. Tiến từ “tập trung dân chủ” hiện nay trong đảng đến “tập trung trước dân chủ sau” ngoài xã hội (dân chủ “ban phát”, hay nới lỏng dần dây cương, còn gọi một cách “chính thống” là “dân chủ xhcn” –“dân chủ” độc đảng).
8.2. Khi tình thế xã hội và người dân tiến triển khiến đảng CS không còn giữ dây cương hoàn toàn được nữa, sẽ chuyển sang “dân chủ tập trung” trong đảng và cả ngoài xã hội. Trong đảng thi bầu cử trực tiếp cấp lãnh đạo, ngoài xã hội thì dân chúng được bầy tỏ ý kiến dân chủ (trước), chính quyền tập trung quyết định (sau). Mở ra cho có dân chủ ở cấp cơ sở hạ tầng quần chúng, giữ lại cơ cấu tập trung quyết định trên thượng tầng lãnh đạo. Cải cách này đươc giải thích là “đồng bộ” – trong kinh tế thì giữ kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, trong chính trị thì giữ sự lãnh đạo của đảng làm chủ đạo. Nếu ở Miến Điện nhóm tướng lãnh quân đội vẫn nắm quyền quyết định khi cần thì tại Việt Nam, ban lãnh đạo đảng CS cũng duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối. Tình hình Việt Nam chỉ khác là tại VN chưa và khó thể có lãnh tụ chính trị và chính đảng đối lập mạnh trong thời gian ngắn trước mắt. Chỉ có những hoạt động và tổ chức dân sự sẽ ngày càng mạnh lên trong khuôn khổ luật pháp mà đảng CS cho phép ban hành. Do đó, ban lãnh đạo CS tin rằng họ có thể kiểm soát được tiến trình cải cách một cách vững chắc hơn nhóm quân nhân ở MĐ, cụ thể là vẫn bảo đảm được quyền lãnh đạo độc tôn của họ.
8.3. Giai đoạn cuối cùng trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam chỉ xẩy ra khi ban lãnh đạo CSVN chấp nhận dân chủ đa đảng, hoặc do một đột biến chính trị gây ra. Giai đoạn này xẩy ra khi nào và như thế nào tùy thuộc vào sự tác động qua lại của nhiều yếu tố chủ quan – khách quan, trong nội bộ đảng CS, trong xã hội, và từ ngoài Việt Nam vào.
9. Tiến trình cải cách trên sẽ diễn ra trong bối cảnh Obama tiếp NPT, ra đời TPP, AEC, thỏa thuận thương mại Việt-EU, VN chấp nhận liên kết quân sự với Nhật, Phi, Mỹ, và nhu cầu ổn định Việt Nam, tránh chiến tranh với Trung quốc. Bối cảnh đó dường như cho ta thấy Mỹ và Tây phương đã thỏa thuận để đảng CSVN chủ động thực hiện tiến trình cải cách này. Tiến trình này diễn biến nhanh hay chậm tùy nhiều yếu tố tác động qua lại như sau:
- diễn biến của tình hình xã hội và dân chúng;
- các hoạt động dân sự và chính trị của phe đòi cải cách chính trị ngoài xã hội và trong đảng CS;
- tác dụng của việc trẻ hóa, trí thức hóa dàn lãnh đạo CS;
- tốc độ và mức độ lan tỏa ảnh hưởng Mỹ-Tây phương trong xã hội, trong kinh tế, văn hóa và giáo dục;
- khả năng ban lãnh đạo CS chủ động và ứng phó kịp được tiến triển của các yếu tố khách quan nêu trên, thực hiện được ý muốn chủ quan (lộ trình) của mình.
Tất cả những yếu tố trên tác động qua lại với nhau trong khi sức ép của phát triển ngày càng gia tăng trong xã hội và dân chúng (đối nội), và tình hình khu vực và quốc tế (đối ngoại) ngày càng diễn biến phức tạp khó lường. Do đó, dù ban lãnh đạo muốn trì hoãn chuyển hóa dân chủ tôi tin rằng tiến trình dân chủ hóa sẽ diễn ra với tốc độ và mức độ nhanh hơn và mạnh hơn họ muốn.
Thoát Trung: vấn đề của Việt Nam
10/ Ngoài tiến trình dân chủ hóa, vấn nạn lớn hơn hiện nay là Việt Nam ngày càng bị Trung quốc kìm kẹp, xâm nhập và xâm chiếm. Với chính sách thâm hiểm của TQ, vừa đe dọa vừa phủ dụ, có thể ban lãnh đạo CSVN đã buộc phải chọn chính sách cải cách tiệm tiến này vì nó an toàn hơn cho họ (và theo họ, cho đất nước). Không một người Việt nào quan tâm đến tiền đồ đất nước mà không lo ngại trước tình trạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng CS, ngày càng lệ thuộc vào Trung quốc. Thoát Trung do đó đã trở thành nhu cầu cấp bách không ai không thấy, nhưng thoát làm sao để vừa không tạo cớ cho Trung quốc can thiệp bằng vũ lực, vừa có thêm thời gian củng cố thế và lực, đủ sức ngăn chặn được sự can thiệp này.
11/ Nhưng thoát Trung không phải là vấn đề của đảng CS và họ cũng không thể tìm được giải pháp căn bản. Nguồn gốc và bản chất của CSVN là thuộc Trung, đã nằm sẵn trong khuôn mẫu lệ thuộc Mác-Mao ngay từ khi đảng mới ra đời. Thoát Trung là vấn đề của Việt Nam, nó nằm trong tiến trình phục hưng nước Việt trong thời đại 2000. Để dân tộc phục hưng, phải thoát khỏi mọi nô lệ tư tưởng, nô lệ văn hóa-chính trị, phải thoát nạn vong quốc, vong thân Việt, thoát vòng luẩn quẩn, thoát Trung rồi thuộc Tây (phương), thoát Tây (Mỹ-Nga) rồi lại thuộc Tầu (CS)…Thoát rồi đi về đâu? Về một nền văn hóa xã hội “hổ lốn” tạp bí ngầu, Tây chẳng ra Tây, Tầu chẳng ra Tầu, Việt chẳng ra Việt chăng? Hiện nay tại Việt Nam dường như đang xẩy ra tình trạng này rồi ?!
Vấn đề căn bản của VN là: không có độc lập tư tưởng, văn hóa-chính trị thì không thể có độc lập chính trị. Nhưng không thể có độc lập văn hóa tư tưởng nếu không có sáng tạo văn hóa tư tưởng. Trong thời đại nhân loại toàn cầu hiện nay, không thể có sáng tạo văn hóa tư tưởng nếu không “tập đại thành” được văn hóa tư tưởng nhân loại, đông-tây, kim cổ cùng với tinh hoa văn hóa Việt. Các nền văn hóa-tư tưởng lớn của nhân loại đều đã đến nước Việt. Nếu không tổng hợp được các tinh hoa văn hóa nhân loại với tinh hoa văn hóa Việt thì không thể xây dựng một nước Việt vừa có bản sắc Việt vừa hội nhập trào lưu tiến hóa chung của nhân loại. Đây là vấn nạn căn bản của đất nước trong thời đại toàn cầu hiện nay, không phải chỉ riêng của phe nhóm, đảng phái chính trị nào.
Đảng CS, sản phẩm “thành công” nhất trong quá trình vong thân Việt, không thể tìm được giải pháp có thực chất và vững bền cho dân tộc hồi sinh trong thời đại toàn cầu. Họ chỉ có thể tìm được giải pháp tạm thời trì hoãn sự tan vỡ của họ. Họ chính là vấn đề, nên không thể có giải pháp. Chỉ có thế hệ thanh niên tiên tiến Việt của thời đại 2000, lớn dậy từ sự tương tranh văn hóa, chính trị quốc tế trên đất Việt, mới có khả năng tìm được giải pháp “tập đại thành” cho dân tộc. Mà tìm được giải pháp cho vấn đề thời đại của dân tộc sẽ vừa giải thoát cho dân tộc ra khỏi mê cung CS vừa mở đường cho dân tộc hồi sinh.
ĐVH
(2/2/2016)
(2/2/2016)