Vương Thuyên
Ngày 16-1-2016, trên 12 triệu cử tri Đài Loan đi bầu
tuyển chọn tổng thống mới cho bốn năm sắp tới (2016-2020). Lần đầu
tiên, họ chọn bà Thái Anh Văn (Cai Yingwen), một phụ nữ thuộc đảng
đối lập Dân Tiến Đảng (DTĐ). Đây là lần thứ hai DTĐ sắp lên cầm quyền
kể từ khi Tưởng Giới Thạch (Jiang Jieshi) rời bỏ lục địa năm 1949 sau
khi bị Mao Trạch Đông (Mao Zedong) chiếm toàn xứ và tuyên bố thành lập
Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa ở Bắc Kinh.
Lần trước đây, ông Trần Thuỷ Biển (Chen Shuibian)
hai lần thắng cử tổng thống (2000-2008) nhưng tiếc thay khi mãn nhiệm
kỳ ông bị cáo buộc tham nhũng và bị kết án tù chung thân sau được
giảm án xuống 20 năm tù. Ông được thả trước thời hạn đầu năm 2015 vì
bệnh tật. Bà Ngô Thục Trân (Wu
Shuzhen) vợ ông cũng bị tù vì tội khai man và biển thủ công quỹ.
Vì lý do đó mà ông Mã Anh Cửu (Ma Yingjiu) thuộc
Quốc Dân Đảng (QDĐ) lên cầm quyền trong hai nhiệm kỳ liên tiếp
(2008-2016).
Điều đặc biệt là bà Thái Anh Văn lần này trúng
cử với tỷ số khá cao (56%) bỏ xa
ông Chu Lập Luân (Zhu Lilun), ứng cử viên của QDĐ chỉ được 31%. Và cũng
lần đầu tiên, DTĐ chiếm đa số ghế (64/113) ở Viện Lập Pháp trong khi
QDĐ chỉ chiếm 35 ghế.
Ngay sau khi chưa tuyên bố kết quả chính thức, ông
Chu Lập Luân gửi điện chúc mừng bà Thái cùng tuyên bố từ̀ chức chủ
tịch QDĐ mà ông được chỉ định trong tháng 10-2015. Ông Mao Trị Quốc
(Mao Zhiguo), thủ tướng của chính quyền QDĐ cũng tuyên bố xin từ chức
mặc dù bà Thái Anh Văn chỉ chính thức nhậm chức vào ngày 20- 5-2016.
Đôi dòng lịch sử
Sau khi bò chạy sang Đài Loan vào đầu tháng 1-1949,
Tưởng Giới Thạch vẫn giữ chức tổng thống mà ông được Quốc Hội chỉ
định hồi tháng 4-1948 ở lục địa trong tình trạng cực kỳ khẩn trương.
Quân Mao Trạch Đông bắt đầu phản công và chiếm đóng nhiều nơi. Theo
Hiến Pháp lúc đó, Tưởng chỉ có thể đảm trách chức vụ tổng thống
trong hai nhiệm kỳ 6 năm nhưng ông vẫn tiếp tục gần 5 nhiệm kỳ cho đến
ngày chết trong tháng 4-1975. Chế độ của Tưởng ở Đài Loan là chế độ
độc tài, đảng trị không khác gì ở lục địa, thậm chí còn thêm gia
đình trị như ở bắc Triều Tiên. Vì Tưởng Giới Thạch chết trước nhiệm
kỳ gần 3 năm, phó tổng thống Nghiêm Gia Cán (Yan Jiagan) lên tiếp tục
cho đến tháng 3-1978 nhưng thực quyền lúc đó do thủ tướng kiêm chủ
tịch QDĐ nắm. Người đó không ai khác hơn là ông Tưởng Kinh Quốc (Jiang
Jingguo), con trai của ...Tưởng. Tưởng Kinh Quốc được Quốc Hội bầu làm
tổng thống trong hai nhiệm kỳ. Nhưng đó cũng chỉ là một tuyển chọn
hình thức theo kiểu «đảng cử dân bầu» vì đối lập bị đưa ra ngoài
vòng Pháp luật. Các lãmh tụ DTĐ nếu không bị tù nặng như ông Thí
Minh Đức (Shi Mingde) với 25 năm tù thì cũng phải bắt buộc bỏ nước ra
đi như hai ông Bành Minh Mẫn (Peng Mingmin ) và Hứa Tín Lương (Xu
Xinliang). Cũng như cha, Tưởng Kinh Quốc chết đầu năm 1988, gần 2 năm
trước nhiệm kỳ. Cái may lớn của Đài Loan là phó tổng thống Lý Đăng
Huy (Li Denghui), người được dân Đài Loan cho là người đã đưa đất nước
đến tự do dân chủ. Trong khi còn làm phó tổng thống dưới quyền Tưởng
Kinh Quốc, ông đã khuyên họ Tưởng nới rộng dân chủ cho phép có đối
lập. Sau khi lên thay thế Tưởng Kinh Quốc trong gần 2 năm, rồi sau đó được Quốc hội bầu thêm
một nhiệm kỳ, ông bắt đầu thực hiện lộ trình dân chủ cho Đài Loan.
Trong thời gian cầm quyền, ông bắt quan chức phải
kê khai tài sản, cho phép có đối lập, tự do báo chí, cho phép dân
sinh trưởng ở Đài Loan có quyền ra ứng cử vào cơ quan lãnh đạo QDĐ
thay vì chỉ dành cho người gốc lục địa di tản như trước đây vv...
Nhưng điều quan trọng nhất là ông cho sửa đổi Hiến
Pháp theo đó bầu cử tổng thống phải được thông qua bằng phổ thông đầu
phiếu với nhiệm kỳ 4 năm và không quá hai nhiệm kỳ. Khỏi nói là ông
phải đối đầu, không phải từ phía đối lập, mà chính từ những phần
tử thủ cựu già nua của QDĐ mà ông là chủ tịch. Từ năm 1996 trở đi,
dân Đài Loan lần đầu tiên bầu tổng thống qua phổ thông đầu phiếu mà
ông là người đầu tiên trúng cử. Lẽ ra, ông có quyền ra ứng cử lần
thứ hai trong năm 2000, nhưng ông không áp dụng đạo luật mới cho chính
mình. Người ra ứng cử thay ông là ông Liên Chiến ̀(Lian Zhan), phó tổng
thống của ông. Ông Liên Chiến là một nhân vật bảo thủ, không bình dân,
bị cáo buộc tham nhũng ra tranh cử trong tình thế vô cùng bất lợi.
Ông Tống Sở Du (Song
Chuyu) còn có tên «James Soong», trước đó đảm nhiệm nhiều
chức vụ cao trong QDĐ như thống đốc đảo, tổng bí thư Đảng. Do bất
mãn, ông ly khai đứng ra thành lập Thân Dân Đảng và ra tranh cử. Phía
đối lập DTĐ do ông Trần Thuỷ Biển đại diện đứng ra tranh cử. Thay vì
chĩa muĩ duì vào ứng cử viên đối lập Trần Thủy Biễn, hai ông
Liên-Tống hạ sát nhau thậm tệ trong khi ông Lý Đăng Huy chỉ «ủng hộ»
ông Liên một cách hời hợt. Kết quả là ông Trần Thuỷ Biển được bầu
tổng thống với tỷ số 39%. Lần đầu tiên trong lịch sử Đài Loan, QDĐ
bị loại ra khỏi chính quyền sau hơn nửa thế kỷ thống trị trong đó
gần 40 năm với bàn tay sắt. Sang kỳ bầu cử năm 2004, ông Trần được
tái cử với tỷ số khít khao trong trường gây nhiều tranh cãi, chỉ hơn
đối thủ Liên Chiến vài chục ngàn phiếu.
Kết quả bầu cử tổng thống và Viện Lập Pháp
tháng 1-2016
Cũng như các lần trước, có ba đảng chính đứng ra
tham gia ứng cử như sau:
-Đảng cầm quyền
QDĐ với liên danh Chu Lập Luân-Vương Như Huyền (Wang Ruxuan (nữ)
-Đảng đối lập DTĐ với liên danh Thái Anh Văn
(nữ)-Trần Kiến Nhân (Chen Jianren)
-Thân Dân Đảng với liên danh Tống Sở Du-Từ Hân Oánh (Xu
Xinying)(nữ)
Tổng thống
Liên danh Thái Anh Văn : 56,13% với 6.894.744 phiếu
Liên danh Chu Lập Luân /Eric
Chu : 31,04% với 3.813.365 phiếu
Liên danh Tống Sở Du
/James Soong : 12,83% với 1.576.861 phiếu
Tổng số phiếu hợp pháp : 12.284.970
Viên Lập Pháp (Quốc
Hội) (113 ghế)
Tổng số phiếu hợp pháp: 12.187.924
Dân Tiến Đảng 44,09% chiếm 68 ghế (+28 ghế)
QDĐ 26,8% chiếm 35 ghế (-29 ghế)
Thân Dân Đảng 6,51% chiếm 3 ghế
Các đảng khác : 7 ghế trong đó Tân
Đảng (thân gần với DTĐ) chiếm 5 ghế.
Lần đầu tiên, DTĐ chiếm đa số ghế
ở Viện Lập Pháp. Ông Tô Gia Toàn (Su Jiaquan) của DTĐ được bầu Viện
trưởng Viện Lập Pháp với 74 phiếu so với 35 phiếu của ông Lại Sĩ
Bảo (Lai Shibao) của QDĐ ngày 1-2-2016.
Về tân tổng thống Thái Anh Văn
Bà Thái Anh Văn sinh ngày 31-8-1956 tại huyện Phương
Sơn tỉnh Bình Đông trong một gia đình khá giả. Bà tốt nghiệp ngành
luật đại học quốc gia Đài Loan (1978) rồi tiếp tục học thạc sĩ đại
học Cornell (Mỹ) (1980) và tốt nghiệp tiến sĩ luật trường danh tiếng
London School of Economics (LSE) Anh quốc năm 1984. Trong nhiệm kỳ 8 năm
(2000-2008) của TT Trần Thuỷ Biển, bà được bổ nhiệm Chủ nhiệm Uỷ Ban
Trung Hoa Đại Lục, rồi phó thủ tướng trong nội các ngắn ngủi
(2006-2007) của ông Tô Trinh Xương (Su Zhenchang).
Sau khi ông Mã Anh Cửu của QDĐ đắc cử TT trong
tháng 1-2008, bà được DTĐ bầu chủ tịch Đảng. Năm 2010, bà ra tranh cử
thị trưởng Đài Bắc nhưng thất bại trước ông Chu Lập Luân, người mà
bà thắng trong kỳ ứng cử TT vừa qua.
Năm 2012, bà đại diện DTĐ ra tranh cử tổng thống
nhưng lại thất bại trước ông Mã Anh Cửu với tỷ số 45,6% so với 51,6%
của ông Mã. Tuy vậy, bà khồng hề nản chí theo phương châm «thua keo
này, ta bày keo khác».
Về mặt xã hội, bà tuyên bố với tư cách cá nhân
ủng hộ lập trường «hôn nhân» giữa người đồng tính. Bà sống
độc thân với hai con mèo trong một căn hộ khiêm tốn ở Đài Bắc.
Tân TT Thái Anh Văn là nữ lãnh đạo thứ ba ớ Á
Châu lên cầm quyền sau bà Phác Cẩn Huệ (Park Geun-hye) của Đại Hàn và
bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện. Tuy nhiên, khác với hai bà kia, bà
Thái không thuộc thành phần «công chúa đảng». Thực vậy, bà Phác Cẩn
Huệ là con gái của nguyên tổng thống Phác Chánh Hy và bà Aung San Suu
Kyi là con gái của tướng Aung San, người được xem là cha già độc lập
của Miến Điện. Bà Thái lên đỉnh cao quyền lực nhờ tài năng và tính
kiên nhẫn đấu tranh của bà. Bà còn được mô tả là một chinh trị gia
dè dặt nhưng cương quyết.
Vì sao Quốc Dân Đảng đại bại?
Đây có thể nói lần đầu tiên QDĐ đai bại một cách
thê thảm. DTĐ không những giành chức tổng thống mà còn chiếm đa số
ghế ở Viện Lập Pháp và hơn phân nửa ghế thị trưởng trên toàn xứ kể
cả Đài Bắc, «thành trì» kiên cố của QDĐ. Từ nay, QDĐ gần như mất
toàn bộ quyền kiểm soát trên toàn đảo.
Thực vậy, trong lần bầu cử địa phương vào cuối
tháng 11-2014, DTĐ đã thắng lớn chiếm 13 trên 22 ghế thị trưởng trong
đó bao gồm những thành phố lớn của Đài Loan như Đài Bắc, Cao Hùng
(thành phố lớn thứ hai), Đài Nam, Đài Trung vv...Đặc biệt ở Đài Bắc
ông Kha Văn Triết (Ke Wenzhe) của DTĐ chiến thắng ông Liên Thắng Văn (Lian
Shengwen), ứng cử viên của QDĐ và con của nguyên phó tổng thống Liên
Chiến. Có lẽ vì dự đoán QDĐ sẽ thất cử trong cuộc bầu tổng thống
nên ông Mã, trong cơn tuyệt vọng, đã đi cầu viện Bắc Kinh qua cuộc gặp
gỡ «lịch sứ» với Tập Cận Bình ngày 6-11-2015 ở Xin-Ga-Po. Cuộc gặp
gỡ này không những không giúp QDĐ đảo ngược thế cờ mà còn có hệ
luỵ trái ngược. Lịch sử bao giờ cũng lên án và không dung thứ những
kẻ phản bội đi cõng rắn về cắn gà nhà.
QDĐ thua cử, TT Mã Anh Cửu phải đứng ra cuối đầu
xin lỗi quần chúng và đảm nhận toàn bộ trách nhiệm. Nội các của
thủ tướng Giang Nghi Hoa (Jiang Yihua) cũng nộp đơn xin từ chức. Đây là
một cử chỉ cao đẹp chứng tỏ người Đ̀ài Loan đã đạt tới trình độ
dân chủ của tây phương.
Tại sao QDĐ lại đại bại như thế? Lý do không những có nguồn gốc từ
chính sách xích gần Bắc Kinh mà còn có nguyên nhân sâu xa về kinh tế
và xã hội.
Từ khi lên cầm quyền đầu năm 2008, TT Mã Anh Cửu
cho thực hiện chính sách thân gần lại với lục địa. Ông cho phép mở
rộng đường hàng không và đường biển thông thương trực tiếp giữa hai bờ
eo biển. Năm 2010, Bắc Kinh và Đài Loan đã ký một loạt thoả thuận
mậu dịch nhầm mở rộng thị trường cho Trung Quốc đầu tư hầu thông
thương về kinh tế. Nối tiếp theo đó, Đài Bắc định mở rộng thêm hơn 60
khu vực kinh tế của đảo cho xí nghiệp lục địa trong tháng 3-2014.
Liền ngay sau đó, hơn mười ngàn sinh viên xuống đường phản đối và
chiếm đóng Viện Lập Pháp và trụ sở chính phủ trong hơn ba tuần mà
báo chí gọi là phong trào «Hoa Hướng Dương». Chính quyền QDĐ cuối
cùng bắt buộc phải nhượng bộ. Hệ luỵ của chính sách xích gần lục
địa là Đài Loan dần dần tuỳ thuộc nặng vào Bắc Kinh. Theo thống kê,
xuất cảng của Đài Loan sang lục địa chiếm gần 40% kể cả Hong Kong.
Người dân Đài Loan cho rằng quá tuỳ thuộc Bắc Kinh về kinh tế, Đài
Loan sẽ mất vị thế về chính tri và cuối cùng sẽ trở thành một Hong
Kong thứ hai như theo chủ thuyết «một nước, hai thể chế́» của Đặng
Tiểu Bình. Chính sách thân gần lục địa làm không ít doanh nhân lo
ngại và bị sinh viên phản đối. Về phương diện kinh tế, tăng trưởng
của Đài Loan thấp tệ hại dưới 1% trong năm 2015 so với các nước Á
Châu trong vùng có tăng trưởng cao. Hệ luỵ dẫn đến nạn thất nghiệp
trầm trọng trong khi giá cả hàng tiêu thụ không ngừng tăng. Khoảng
cách giàu nghèo trong xã hội mỗi ngày càng cách biệt cùng với sự
bất bình đẳng trong xã hội. Người dân cho rằng cuộc sống khó khăn
của họ xuất phát từ ngày ông Mã lên cầm quyền. Bà Thái Anh Văn đã
khôn khéo tập trung chỉ trích những yếu kém quản lý kinh tế của
chính quyền QDĐ và bà được dân chúng ủng hộ.
Bang giao giữa hai bờ eo biển cũng được tăng cường
về phương diện chính trị và du lịch. Lãnh đạo QDĐ thường xuyên thăm
viếng Bắc Kinh hoặc gặp trực tiêp chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) và
Tập Cận Bình (Xi Jinping) ở hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác
kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) hàng năm. Chẳng hạn, ông Hồ tiếp
ông Liên Chiến, nguyên phó tổng thống và nguyên chủ tịch QDĐ ở hội
nghị APEC Hawai năm 2011 trong khi ông Tập tiếp phó tổng thổng đương tại
chức Tiêu Vạn Trường (Vincent Siew) ở hội nghị APEC Bali năm 2013. Hiệp
hội Bang giao giữa bai bờ eo biển (ARATS phía Bắc Kinh và SELF phía
Đài Bắc) cũng thường xuyên gặp nhau. Du khách lục địa đến thăm Đài
Loan mỗi ngày càng đông và ngược lại. Nói tóm lại, quan hệ giữa Bắc
Kinh và Đài Bắ́c mỗi ngày càng thắt chặt trên mọi phương diện.
Đài Loan ngày càng xa lục địa
Trong nhiêu thập niên từ khi Tưởng Giới Thạch và
con trai Tưởng Kinh Quốc cầm quyền, vấn đề đồng nhất tính (identité)
không đặt ra ở Đài Loan vì Tưởng và hai triệu người đi theo là người
gốc Trung Hoa lục địa. Phải đợi tới khi ông Trần Thuỷ Biển, người
gốc bản xứ lên cầm quyền, vấn đề mới được đặt ra. Hơn thế nữa, ông
Trần muốn Đài Loan trở thành một nước hoàn toàn độc lập tách rời
với lục địa. Vì vậy, theo một thăm dò ý kiến gần đây, 59% dân Đài
Loan ngày nay tự cho mình là người «Đài Loan» so với 48% năm 2008. Chỉ
bảy năm sau, con số tăng lên 11%. Trong khi đó, 33% tự cho mình là người
«Trung Hoa Đài Loan » và 4% người «Trung Hoa». Theo xu hướng này, số
người tự cho người «Đài Loan» sẽ tăng cao trong những năm tới. Được
hỏi về vấn đề thống nhất với lục địa, 60% trả lời muốn duy trì
hiện trạng (Statu quo) trong khi chỉ có 9% muốn thống nhất với lục
địa trong thời gian ngắn và dài hạn.
Một sự cố về đồng nhất tính tưởng không quan
trọng nhưng làm người Đài Loan câm phẫn trước một ngày bầu cử tổng
thống. Ngày 15-1-2016, một ca sĩ tré Đài Loan tên Châu Tử Du (Chou
Tzu-yu/ Zhou Ziyu), thành viên trong ban nhạc Pop trẻ Twice của Đại Hàn
đi biểu diễn ở Bắc Kinh. «Cái tội» của cô Châu là cầm lá cờ Đài
Loan trong buỗi trình diễn. Vì vậy, cô bị chỉ trích và ép buộc phải
đứng lên xin lỗi : « Chỉ có một Trung Hoa, tôi luôn luôn cảm nhận tôi
là một người Trung Hoa và tôi hảnh diện điều này», cô nói. Sự cố
này càng làm dân Đài Loan phẫn nộ và họ dồn phiếu cho bà Thái Anh
Văn.
Tương lai quan hệ Trung-Đài sẽ ra sao?
Trong thời gian cầm quyền của ông Trần Thuỷ Biển,
quan hệ giữa hai bờ eo biển luôn căng thẳng. Ông Trần chủ trương Đài
Loan độc lập và không công nhận «nhận thức chung » mà Đài Loan của TT
Lý Đăng Huy và Bắc Kinh đã ký ở Xin-Ga-Po năm 1992, theo đó chỉ có
một nước Trung Hoa với mỗi bên thuyết minh theo ý kiến của mình. Bà
Thái Anh Văn cũng không công nhận «nhận thức chung» này nhưng bà thực
tiễn hơn. Bà cho rằng điều quan trọng hiện nay là cần nên duy trì
hiện trạng và cần có ổn định trong quan hệ giữa hai bờ eo biển. Bà
cũng không nói sẽ đưa Đài Loan đến độc lập. Phản ứng của Bắc Kinh
đương nhiên là không «hài lòng» QDĐ thua cử nhưng cũng không dám đe doạ
mạnh, chỉ «khuyên» bà Thái không nên đi theo con đường độc lập vì con
đường này chỉ dẫn đến «ngõ cụt» mặc dù lúc nào Bắc Kinh cũng vẫn
cho Đài Loan là một bộ phận cần được «thống nhất» nếu cần phải sử
dụng đến vũ lực. Thực ra, Đài Loan được Mỹ bảo vệ qua hiệp ước
«Taiwan Relations Act», dùng vũ lực chiếm Đài Loan tức là đánh Mỹ.
Bắc Kinh khó «nuốt» Đài Loan một cách dễ dàng.
Kết luận
Đài Loan với việc DTĐ lên cầm quyền mở một bước
ngoặt mới trong bang giao với lục địa. Là một lãnh tụ thông minh, dè
dặt nhưng cương quyết, bà Thái Anh Văn sẽ đưa Đài Loan bớt tuỳ thuộc
với Bắc Kinh bằng cách đưa Đài Loan gia nhập Hiệp định đối tác kinh
tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) trong đó không có Trung Quốc
và thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Bắc Kinh của Tập Cận
Bình còn phải đương đầu trong nội bộ, tình trạng kinh tế chao đảo và
các vùng biên cương bạo động Tây Tạng, Tân Cương, Hong Kong chưa nói tới
vấn đề tranh chấp ở Biển Đông với nhiều nước. Ông Tập sẽ không dám
làm gì để ngăn chặn con đường tự do dân chủ mà dân Đài Loan đã chọn
lựa bằng phổ thông đầu phiếu thay vì theo cách chọn lựa «đảng cử dân
bầu» của lục địa.
Thật là một tin vui đầu năm của năm Bính Thân.
5-2-2016