Dương
Hoài Linh
..."Việt Nam đã hình thành nên hai lực lượng đối kháng để giải thoát. Một xuất phát từ Người Việt hải Ngoại (NVHN) và một từ những kẻ đấu tranh dân chủ có tư tưởng cấp tiến. Tuy nhiên NVHN không có tư cách pháp nhân để làm công việc này, bởi họ hầu hết đã mang quốc tịch của một quốc gia khác. Họ chỉ có kiến thức và tinh thần "đồng bào", tinh thần của những kẻ cùng chung một bào thai, một mẹ sinh ra. Và một đặc điểm lớn lao, một ưu thế của người Việt trong nước (điều mà ít quốc gia nào có được) là họ được sự hậu thuẫn về mặt tinh thần rất lớn từ những kẻ bên ngoài trong công cuộc phá bỏ chiếc lồng sắt toàn trị này.""...
Năm 1945 nhà
văn người Anh George Orwell đã đưa ra một nhận định mang tính tư tưởng của thời
đại rất chính xác trong tiểu thuyết châm biếm có tên "Trại súc vật".
Tác phẩm đã được in tại Anh vào ngày 17 tháng 8 năm 1945. Chỉ hai ngày sau
"trại súc vật" đã bắt đầu buông cái lồng sắt xuống toàn cõi Việt Nam,
bốn năm sau (năm 1949) lồng sắt ấy giăng ra trên một phạm vi lớn hơn: Trung Hoa
lục địa. Trước đó khởi nguồn từ 1920 tại đất nước mà mặt trời không bao giờ lặn,
chiếc lồng sắt này đã giăng từ Tây sang Đông phủ bóng nước Nga và một phần châu
Âu. Chiếc lồng sắt này màu đỏ có tên gọi là "chủ nghĩa toàn trị", có
đặc điểm khái quát chung nhất là tước bỏ quyền con người, có hình thức phổ biến
là một đám con vật này đè đầu cưỡi cổ một đám con vật khác. Năm 1996, tư tưởng
này đã được Gorbachev cũng cố lại trong một câu nói nổi tiếng "Các
ngươi chỉ là những con cừu đang yên tâm gặm cỏ trên cánh đồng của mình".
Nhà văn
George Orwell đã rất sâu sắc khi đưa ra tuyên ngôn vật quyền "Mọi con vật
sinh ra đều bình đẳng nhưng có một số con bình đẳng hơn các con khác".
Rất ít người hiểu được ý nghĩa của câu nói này. Điều đó có nghĩa là ông xem tất
cả trong cái lồng sắt ấy đều là con vật. Tất cả đều bị ràng buộc, chi phối, áp
đặt bởi chủ nghĩa toàn trị. Chỉ có điều là con vật này được ưu đãi (bình đẳng)
hơn các con vật khác mà thôi. Nhận định ấy nếu đem so sánh với hoàn cảnh Việt
Nam hiện nay là rất chính xác.
Có người nói
rằng dân số Việt nam 90 triệu đang bị cai trị bởi 4 triệu đảng viên và 19 người
trong BCT. Hiểu như vậy là chưa chính xác bởi bốn triệu đảng viên ấy cũng không
có một cái quyền tối thiểu nhất của con người là "quyền bầu cử", và
19 UV BCT cũng không có cái quyền đó khi được giật dây bởi những con vật từ một
cái lồng khác. Và các UV BCT Trung Quốc cũng bị ràng buộc bởi cơ chế toàn trị
có từ năm 1949 mà không một cá thể nào có thể thoát ra được.
Trong cái cơ
chế toàn trị này, chủ nghĩa cộng sản (CNCS) chỉ là thứ thuốc phiện để ru ngủ
các con vật, khiến chúng quên đau mơ tưởng tới thiên đường để quên đi kiếp súc
vật của mình. CNCS không là cứu cánh mà chỉ là phương tiện để chăn dắt. Và khi
thứ thuốc phiện nhạt màu mất tác dụng thì vẫn còn đó chiếc lồng.
Muốn thoát
khỏi chiếc lồng này không thể nhờ vào các con vật chăn dắt, bởi chúng có những
đặc quyền cai trị khiến chúng không thể từ bỏ mà nhờ vào hai yếu tố chủ yếu sau
đây:
- Kích thích
bản năng phá bỏ chiếc lồng do đói, chật chội, do giẫm đạp lên nhau của các con
vật.
- Đánh thức
quyền con người đã bị mất để các con vật đoàn kết lại thành bầy đàn.
Nước Mỹ và
Liên Minh Châu Âu đã dùng phương pháp thứ nhất để phá bỏ chiếc lồng từ Liên Xô
sang Đông Âu bằng cách bao vây kinh tế, cấm vận và tạo ra mâu thuẫn trong bộ
máy cai trị. Kết quả là con vật do bức bách vì điều kiện sống đã đồng loạt nổi
dậy phá bỏ chiếc lồng từ phía ấy. Nhưng khả năng của họ không thể giải thoát
toàn bộ nên đành phải bắt tay với phía còn lại. Kết quả là họ từ bỏ cuộc chiến
Việt Nam khi nhận ra nó không còn cần thiết trong việc ngăn cản sự phát triển của
chiếc lồng đối với nhân loại. Điều này đã khiến các con vật trong chiếc lồng sắt
toàn trị Việt Nam nảy sinh một ảo giác tai hại:
- Tin tưởng
vào sức mạnh chống ngoại xâm được nâng lên thành "tự hào dân tộc"
- Thần thánh
hóa những con vật cai trị và những con vật hy sinh để bảo vệ chiếc lồng.
Kết quả đã
hiển hiện rất rõ, không thể chối cãi. Với tư duy của loài vật, 70 năm qua trong
chiếc lồng ấy đang xảy ra sự giẫm đạp, giày xéo lẫn nhau. Các con vật thấp cổ
bé họng đều bị đè chết bởi đủ các thứ tệ nạn, cuộc sống tù túng, chật chội, ô
nhiễm môi trường sống đã khiến rất nhiều chứng bệnh phát sinh. Trong cái lồng sắt
ấy mặc nhiên không có luật pháp, mà chỉ có luật dành để bảo vệ các con vật cai
trị.
Một điểm đặc
biệt nữa là do sự chật chội và bất chấp luật lệ các con vật từ chiếc lồng to
hơn (Trung Quốc) đã tràn sang xâm chiếm chuồng trại của các con vật yếu hơn (Việt
Nam) bằng hình thức ăn cướp, lấy thịt đè người. Chúng thản nhiên can thiệp sâu
vào nội bộ, chúng dùng thủ đoạn để mở rộng chuồng trại nhằm đồng hóa toàn bộ trại
súc vật. Trong nội bộ Việt nam cũng bắt đầu hình thức đưa các con vật phía Bắc
vào cai trị phía Nam. Như vậy phong trào Nam Tiến của trại súc vật là một hình
thức cai trị chăn dắt mới đã quá rõ ràng.
Trong tình
hình đó Việt Nam đã hình thành nên hai lực lượng đối kháng để giải thoát. Một
xuất phát từ Người Việt hải Ngoại (NVHN) và một từ những kẻ đấu tranh dân chủ
có tư tưởng cấp tiến. Tuy nhiên NVHN không có tư cách pháp nhân để làm công việc
này, bởi họ hầu hết đã mang quốc tịch của một quốc gia khác. Họ chỉ có kiến thức
và tinh thần "đồng bào", tinh thần của những kẻ cùng chung một bào
thai, một mẹ sinh ra. Và một đặc điểm lớn lao, một ưu thế của người Việt trong
nước (điều mà ít quốc gia nào có được) là họ được sự hậu thuẫn về mặt tinh thần
rất lớn từ những kẻ bên ngoài trong công cuộc phá bỏ chiếc lồng sắt toàn trị
này.
Như vậy để
có thể phá bỏ chiếc lồng theo cách thứ hai tức đánh thức quyền con người phải
trông mong vào lực lượng đấu tranh dân chủ bên trong, chính họ mới có đủ tư
cách pháp nhân để làm việc này.
Thế nhưng lực
lượng đấu tranh dân chủ trong nước lại thoát thai từ chính cơ chế của chủ nghĩa
toàn trị, họ chỉ là những cá thể sớm thức tỉnh sau khi chích nhằm thứ thuốc phiện
CNCS nên đã bộc lộ rất nhiều hạn chế về nhiều mặt.
Sự hạn chế lớn
nhất chính là tư duy chuyển biến rất chậm so với tư duy của NVHN. Nhưng nếu đụng
vào điều này họ sẽ lập tức tự ái và cho rằng NVHN là những kẻ chém gió, xúi bậy
từ đó hình thành nên một ý niệm chia rẻ. Các hạn chế này bộc lộ cụ thể như sau:
1/ CNCS đã
không còn hiện diện trên trái đất này và CN toàn trị chỉ bám vào nó để duy trì
chiếc lồng nhưng đa số những người đấu tranh dân chủ vẫn chưa nhận ra điều này.
Họ vẫn công kích vào sự không tưởng của CNCS, CNXH mặc dù nó đã nằm trong sọt
rác. Điều này không khác gì đả phá viên thuốc mà bỏ quên mất chiếc lồng.
2/ Đa phần vẫn
chưa nắm rõ cơ chế toàn trị nên vẫn tin tưởng vào việc giải thoát sẽ đến từ cơ
cấu của các con vật ở thượng tầng. Chính vì vậy họ luôn quan tâm đến các cuộc hội
tụ của cái thượng tầng này và mong chờ một phép lạ xảy ra. Nhưng sự thật đã cho
thấy các con vật này đều cùng một giuộc với nhau. Đôi khi chỉ vì tranh ăn mà
chúng bị loại khỏi cơ cấu nhưng chúng vẫn trung thành với chiếc lồng bởi vì chỉ
có như vậy chúng mới hưởng được sự sung sướng hơn hẳn các con vật khác. Trong
khi NVHN đã nhận ra điều này từ lâu và lên tiếng cảnh báo thì NVTN vẫn bỏ mặc.
Trong Đại hội đảng CS vừa qua họ quan tâm theo dõi diễn biến và suy tôn những kẻ
muốn duy trì quyền lực độc tài cá nhân như những nhà cải cách. Điều này quả thật
ngây thơ.
3/ Lực lượng
ĐT DC vẫn chưa hề có một phương pháp luận chuẩn mực. Điều này NVHN đã chỉ ra bằng
Luận cương khai sáng của Nguyễn Gia Kiểng, một văn bản chính trị quan trọng tập
hợp những kinh nghiệm quý giá và một phương pháp chống độc tài bằng bất bạo động
hiệu quả được rút ra từ hơn 30 cuộc cách mạng đã thành công trên thế giới. Thế
nhưng NVTN vẫn bỏ ngoài tai, họ cho rằng chính họ mới có thể đẻ ra những phát
kiến vĩ đại và không cần quan tâm đến cách mà loài người đang sử dụng "bất
tuân dân sự", con đường thực tế và hiệu quả nhất để phá bỏ chiếc lồng.
4/ Hầu hết
những người đi đầu trong LL ĐT DC trong nước vẫn còn rất mơ hồ về cơ cấu của một
thể chế dân chủ. Chính vì vậy nhiều khi họ đã tự mâu thuẫn với chính mình trong
đường lối và cách thức hành động. Chẳng hạn đối với trường hợp của ông Nguyễn
Quang A mới đây đã đưa ra quan điểm "tự ứng cử quốc hội chỉ có thắng chứ
không thua" với lý do biện hộ rằng, ứng cử để biến cái quyền hão thành quyền
thực và cũng để cho người dân thấy cái mà chính quyền nói là dân chủ đến thế là
cùng chỉ là lừa dối. Đây là quan điểm sa vào ngụy biện trầm trọng thế nhưng
không hiểu sao nó vẫn được khá nhiều người chấp nhận. Nó ngụy biện ở chỗ:
- Người dân
đã quá rành về quyền hão trong thể chế độc tài toàn trị nên không cần chứng
minh cho họ thấy nữa.
- Tự ứng cử
để được đứng vào quốc hội của một thể chế dân chủ giả tạo tức là thừa nhận sự
giả tạo đó. Nghĩa là chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng CS bởi điều 4 hiến pháp.
- Khuyến
khích người khác ủng hộ mình tức là khuyến khích họ bỏ phiếu để mình được đứng
vào một quốc hội bù nhìn. Và điều này cũng mặc nhiên như một cách kêu gọi người
dân từ bỏ lý tưởng dân chủ.
- Quốc hội 5
năm mới được bầu một lần, trong khi NVHN luôn luôn kêu gọi người dân tẩy chay bầu
cử trên phạm vi toàn quốc để tiến tới một cuộc xuống đường bất tuân dân sự theo
gương các nước đã thoát khỏi cái lồng toàn trị thì LL ĐT DC trong nước lại
khuyên người dân làm ngược lại, chấp nhận bầu cử tức là chấp nhận vị thế yếu
hèn, mặc dù đã biết chắc là mình chẳng làm nên trò trống gì nếu có trúng cử.
Trong khi đó bỏ qua một cơ hội 5 năm này thì phải chờ thêm 5 năm nữa mới có thể
phát động được điều này. Nhưng mặc kệ họ không cần biết tới điều đó. Không cần
hiểu tại sao ngay ngày đầu năm mới người dân Hồng Kông đã phải phát động phong
trào Occupy? Họ chỉ cho ý kiến của họ mới là phát kiến vĩ đại. Và có thể ủy ban
trao giải Nobel Hòa Bình sẽ trao giải này cho họ trong năm 2015 vì đã khiến Việt
nam rất ổn định và Hòa Bình. Bất chấp thời gian không cho phép khi Trung Quốc
âm mưu thôn tính Biển Đông và thao túng toàn bộ nền chính trị Việt Nam. Lý luận
của họ là trong tình thế "ngàn cân treo đầu sợi tóc", trong lúc
"thế nước sắp mất" thì cứ việc nhởn nhơ làm một cái điều mà ai cũng
biết, mặc kệ một cơ hội đang trôi qua trước mắt.
5/ Một điều
rõ ràng là LL ĐT DC trong nước luôn đề phòng NVHN. Dù chưa lật đổ được chế độ độc
tài nhưng họ luôn đề phòng NVHN có thể tranh đoạt vị trí lãnh đạo. Điều đó biểu
hiện qua việc bài xích tổ chức hải ngoại Việt Tân, bài xích lá cờ vàng ba sọc
trong vụ Nguyễn Viết Dũng. Họ không hề biết rằng NVHN không hề để ý đến việc cướp
chính quyền bởi vì tất cả các thế hệ mai sau của họ đã có một tương lai vững chắc
ở nước ngoài. Giả sử nếu chế độ độc tài có sụp đổ thì hệ lụy của việc ăn cướp
tàn phá để lại một giang sơn đổ nát thời hậu CS của nó cũng đủ để bất cứ ai
nghĩ đến cũng phải ngao ngán. Thế thì những ai tham gia vào bộ máy chính quyền
này chỉ có thể gọi là cống hiến chứ không thể là hưởng thụ. Do vậy họ không cần
phải lo ngại điều đó.
6/ Điều quan trọng nhất chính là LL ĐT DC chưa xác định được Mục đích. -Động lực. -Phương pháp. - Con đường. -Các điều kiện xã hội của một cuộc cách mạng.
6/ Điều quan trọng nhất chính là LL ĐT DC chưa xác định được Mục đích. -Động lực. -Phương pháp. - Con đường. -Các điều kiện xã hội của một cuộc cách mạng.
Xác định mục
đích tức là xác định tính chính nghĩa của cuộc cách mạng đó, tức là xác định lý
tưởng hành động. Khi có lý tưởng rồi thì kiên định với mục đích của mình. Xác định
động lực là để tạo ra một hoài bão, khát vọng. Từ hoài bão khát vọng này có thể
hình thành nên một ước mơ cho tuổi trẻ. Phương pháp chính là cách thức để đạt
được lý tưởng, mục đích đó. Con đường tức là hướng phải đi. Con đường này phải
được xác định là duy nhất đúng trên cơ sở so sánh với các con đường khác. Các
điều kiện xã hội: đó là các điều kiện cần và đủ để cách mạng có thể thành công.
Để phá bỏ
chiếc lồng sắt toàn trị không chỉ có tố cáo hiện thực, tạo ra lòng căm phẫn mà
còn phải chỉ ra lý tưởng, con đường thực hiện, tạo ra khát vọng cũng như chỉ ra
phương pháp hành động. Lớp trẻ Việt Nam ngày nay đang quay cuồng trong một thế
giới vô định vì không có ai chỉ ra cho họ một lý tưởng, một khát vọng sống. Thế
nhưng giới trẻ Hồng Kông thì câu nói bất hủ của Joshua Wong: "tôi không muốn
để lại cuộc đấu tranh dân chủ cho đời sau" chính là lẻ sống.
Như vậy muốn
đem lại một kết quả khả thi cho công cuộc xóa bỏ chiếc lồng"độc tài toàn
trị" lực lượng ĐT DC trong nước cần phải xem xét và học hỏi các vấn đề về
phương pháp luận của các nước đã từng có kinh nghiệm trong công cuộc chống độc
tài. Đó là Liên Xô, Đông Âu, Ukaine, là các nước Ả Rập, châu Phi, là Myanma và
thậm chí cả Campuchia... Phải xác định rằng đây là một cuộc đấu tranh trường kỳ,
lâu dài nhưng không thể bỏ qua các cơ hội trước mắt, chạy đua với thời gian để
tránh một một cái kết đổ máu bởi bạo động theo quy luật "cùng tắc biến".
Và nếu các con vật trong chiếc lồng sắt này vẫn bị ru ngủ trong những điều dối
trá thì ngày mà chúng sẽ bị đưa đến lò sát sanh sẽ không còn xa.
Nguồn : DÂN LUẬN