(Doanh nghiệp) - Có nên cấp phép dự
án thép hay không không đáng lo ngại bằng việc các cơ quan quản lý sẽ quản lý
thế nào.
Đó là quan điểm của TS Trần Du Lịch liên
quan tới dự án cán thép Hoa Sen Cà Ná.
Dự án Gang thép Thái Nguyên cũng đang phải đắp chiếu |
PV:- Liên quan đến dự án thép
Hoa Sen Cà Ná ở Ninh Thuận, theo bản thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa UBND
tỉnh với Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen, doanh nghiệp này được ưu ái rất lớn từ cơ
sở hạ tầng, kỹ thuật đến thuế (thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,
thuế đất, thuế tài nguyên nước). Đáng lưu ý, UBND tỉnh Ninh Thuận cam kết cùng
với chủ đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng mức thuế suất thu
nhập doanh nghiệp 10% trong suốt 69 năm triển khai dự án.
Ông bình luận như thế nào về những ưu đãi
cho dự án này trong khi thế giới đang thừa thép và Việt Nam còn nhiều dự án
thép dang dở như dự án thép Quảng Liên ở Dung Quất đã phải thu hồi; dự án nhà
máy Gang thép Thái nguyên giai đoạn 2 cũng đang đắp chiếu... Trong bối cảnh đó,
nếu tiếp tục cho đầu tư dự án thép khổng lồ ở Ninh Thuận rồi ưu đãi vô hạn như
vậy có nên không?
Ông Trần Du Lịch:- Tôi nghĩ rằng trước khi
bình luận cần phải hiểu rõ lộ trình thực hiện dự án của chủ đầu tư thực hiện
như thế nào. Tôi có được mời tham dự trực tiếp phiên làm việc giữa chủ đầu tư
với UBND Ninh Thuận tôi thấy mấy vấn đề sau:
Thứ nhất, dự án thực hiện dự kiến
thực hiện trong thời gian từ 10-15 năm.
Giai đoạn 1 của dự án doanh nghiệp chỉ
nhập thép về và thực hiện gia công, cán thép. Họ chưa triển khai xây dựng
lò cao, lò đứng hay đi vào sản xuất thép như Formosa nên chưa có gì đáng phải
quan ngại.
Đến giai đoạn này, các cơ quan TNMT,
KHĐT... sẽ phải bàn luận nhiều vấn đề, rất nhiều vấn đề còn phải xem xét mới đi
đến kết luận cụ thể. Bây giờ còn quá sớm đề bình luận về vấn đề này.
Thứ hai, khi đặt vấn đề thế giới
đang dư thừa thép, tôi nói thẳng quan điểm của tôi là không quá lo thị trường
bị thừa hay thiếu.
Trách nhiệm của phía cơ quan quản lý nhà
nước là phải đặt ra những điều kiện và phải giám sát chặt chẽ quá trình doanh
nghiệp thực hiện những cam kết đó có đúng không, có vi phạm không? Nhà nước
không phải lo đến giá thành, không cần lo họ có bán được thép hay không. Đó là
việc của doanh nghiệp, hãy để họ tự tính. Khi tính toán thấy lợi họ sẽ làm, lỗ
thì dừng.
Tôi chỉ lo ngại nếu đó là doanh nghiệp nhà
nước, lấy tiền ngân sách mang đi đầu tư. Lúc đó mới phải cân nhắc vì tiền mất,
không ai chịu trách nhiệm, dân thiệt.
Thứ ba, về những chính sách ưu
đãi, tôi tin rằng những chính sách ưu đãi như bạn vừa nêu chắc chắn đã được áp
dụng chung theo quyết định của Thủ tướng đối với những vùng thuộc khu vực miền
Trung.
Như vậy, để nói đó là ưu đãi nhiều hay ít,
vừa hay đủ thì cần phải nhìn lại từ các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Quảng
Bình, Hà Tĩnh... Họ hưởng thế nào, Ninh Thuận cũng phải được hưởng
chế độ ưu đãi như thế.
Thứ tư, việc xem xét những chính
sách ưu đãi đó có phù hợp hay không; việc đánh giá tác động môi trường và kiểm
soát vấn đề ô nhiễm môi trường thế nào, tôi nhấn mạnh đó là trách nhiệm của các
cơ quan quản lý nhà nước.
Chức năng chính của cơ quan quản lý nhà
nước là thẩm định, đánh giá, giám sát trong suốt quá trình thực hiện của doanh
nghiệp. Trong suốt quá trình đó nếu để xảy ra sự cố gì, đó là trách nhiệm của
cơ quan quản lý nhà nước, không thể đổ lỗi cho doanh nghiệp.
Ngay từ đầu các cam kết về công nghệ, máy
móc, thiết bị, quy trình xả thải... đều được thực hiện nghiêm túc và đúng quy
định pháp luật thì sẽ không có gì đáng lo ngại.
Kể cả với sản xuất thép, nếu các cơ quan
quản lý nước làm đúng, làm hết chức năng, vai trò quản lý của mình sẽ không thể
có tình trạng Formosa xả thải, gây ô nhiễm như báo chí nêu.
PV:- Việt Nam đã có bài học
đắt giá Formosa, cũng ưu đãi lớn nhưng đổi lại cái Việt Nam nhận được đến thời
điểm này lại là sự cố môi trường cực kỳ nghiêm trọng. Tại sao cơ quan quản lý
vẫn chưa rút ra được kinh nghiệm sau sự cố này mà tiếp tục đầu tư cho dự án
thép khủng như Cà Ná?
Ông Trần Du Lịch:- Bài học của Formosa đã
cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước chưa làm hết vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của mình. Từ vụ Formosa, các cơ quan quản lý phải nhìn nhận trách nhiệm của
mình một cách nghiêm túc