(Giáo dục)
- "Tôi đánh giá tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha cao hơn tiếng Trung hay
tiếng Nga vì tính phổ quát trong sử dụng và ảnh hưởng văn hóa toàn cầu".
Đó là những chia sẻ của GS Nguyễn Đăng
Hưng - giảng dạy nghiên cứu tại Đại học Liège, Vương quốc Bỉ với Đất Việt trước
dự định đưa tiếng Trung trở thành ngoại ngữ thứ nhất.
Đưa tiếng Trung vào giảng dạy như ngoại ngữ thứ nhất |
Sự vội vã và bất chợt
PV:- Bộ GD-ĐT đang xây dựng chương trình giáo
dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung 10 năm từ lớp 3 đến lớp 12, thí điểm
năm học 2017, theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, được coi
như ngoại ngữ thứ nhất cùng với tiếng Anh.
Trong khi, trước đây những ngôn ngữ này
vốn chỉ được coi là ngoại ngữ thứ hai, được quyền lựa chọn. Ở góc độ chuyên gia
giáo dục, theo ông việc tăng mức độ phổ cập của những loại ngôn ngữ này có cần
thiết và phù hợp hay không? Vì sao ạ?
GS Nguyễn Đăng Hưng:- Thú thật tôi không hiểu
nổi dự định này. Ngoại ngữ thứ nhất là ngoại ngữ bắt buộc trong chương trình
học. Qua đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, việc chọn ngoại ngữ thứ nhất là tiếng
Anh trong chương trình giáo dục phổ thông vốn là một quyết định tốt.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đã không thành công
trong khâu thực hiện. Bộ GD-ĐT đã không cẩn thận trong việc triển khai, không
phân vùng miền.
Tại nhiều nơi Bộ GD-ĐT đã không làm gì để
thúc đây và cải tiếng các phương pháp giảng dạy cũng như đào tạo giáo viên
tiếng Anh cho đạt chuẩn tối thiểu vì thầy chưa đạt thì học trò làm sao thâu
thập bài giảng có hiệu quả?.
Kết quả mà trong mấy năm gần đây tại Việt
Nam học sinh tốt nghiệp trung học vẫn chưa nghe, nói tiếng Anh với trình độ cần
thiết tối thiểu! Đây là thí dụ tiêu biểu của khoảng cách lớn giữa việc đề
đạt và thực thi chính sách của Bộ GD-ĐT.
Mục tiêu chưa đạt, sự yếu kém tiếng Anh
chưa giải quyết thì nay đùng một cái Bộ muốn đưa cùng một lúc tiếng Nga và
tiếng Trung lên ngang hàng nhất với tiếng Anh. Lại nói sẽ thí điểm ngay trong
niên học tới 2017. Lại có ý định xử dụng trẻ em Việt Nam như những con chuột
bạch đem ra thí nghiệm.
Sự vội vã và bất chợt của dự định này làm
ta không không thể không đặt câu hỏi: Cái gì đứng đằng sau dự định này?.
Phản ứng đồng loạt và lan rộng của giới
phụ huynh trong tuần qua nói lên điều chưa ổn của đề án này.
Một điều mâu thuẩn đáng chú ý là cũng
chính tại Bộ GD-ĐT trong báo cáo tổng kết năm học 2015-2016, Bộ này cũng đã
muốn bắt chước Singapore hay Ấn Độ trước đây, đề ra một nhiệm vụ đầy tham vọng:
“Tổ chức nghiên cứu, xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh (không phải ngoại ngữ thứ
nhất mà) trở thành ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam”.
Tham vọng này không đáng chê tuy nó rõ
ràng thiếu cơ sở thực tế. Tôi nghĩ Bộ nên khiêm tốn hơn, tập trung củng cố xây
dựng tiếng Anh là ngoại ngữ một, nâng cao chất lượng giảng dạy thế nào cho học
sinh rời ghế các trường trung học có thể nghe, nói và viết tiếng Anh thông
thạo.
Ngày 22/9/2016, trả lời báo chí, Bộ
GD-ĐT vừa phân trần rõ hơn là đề án mới đây không có gì quá mới so với quyết
định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006, cho phép học sinh được lựa chọn một
trong bốn ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc làm
ngoại ngữ thứ nhất. Nay chỉ bớt tiếng Pháp và thêm tiếng Nhật.
Sau khi đã chọn tiếng Anh là ngoại ngữ bắt
buộc 4 thứ còn lại cùng với tiếng Pháp tiếng Hàn sẽ là sự chọn lựa thứ hai.
Tuy nhiên chính Bộ GD-ĐT cũng đã lúng túng
và tôi cũng thấy việc đặt ngang tiếng Anh với tiếng Trung và tiếng Nga là không
phù hợp. Đây là bước đo lùi so với trước đây khi Bộ GD-ĐT đã có lúc quyết định
bỏ hai tiếng này và thay bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.
Tiếng Trung và tiếng Nga không phải là
sinh ngữ phổ biến toàn cầu. Tiếng Trung tuy có đông người nói nhất thế giới
nhưng họ đều ở đất nước Trung Hoa. Nền văn hóa hiện đại của họ không đủ đặc sắc
và tiên tiến để hấp dẫn sinh viên Việt Nam. Trình độ khoa học công nghệ còn
nhiều bất cập, không đủ gây cảm hứng sáng tạo như như phuơng Tây để chúng ta ưu
tiên học hỏi.
Nâng tiếng Trung hay tiếng Nga lên ngang
hàng với tiếng Anh là làm ngược lại kỳ vọng trong tương lai dài hạn đưa tiếng Anh
lên thành ngôn ngữ hai sau tiếng Việt tại nước ta.
Thật vậy, sẽ có một thiểu số người Việt
như đồng bào các tỉnh sát biên giới Trung Quốc, đồng bào gốc Hoa đã hội nhập
trên địa bàn Việt Nam, sẽ chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ nhất. Hậu quả
không tránh được là họ sẽ kém tiếng Anh, sẽ không đủ khả năng hội nhập toàn
cầu, thường trực thiếu thông tin đẳng cấp quốc tế.
Nguồn: Theo Báo Đất Việt