Kinh tế gia Phạm Chi Lan: “Nhà nước phải công nhận quyền sở hữu đất đai.” |
Vì sao
ngành nông nghiệp ở Việt Nam chậm phát triển trong khi Việt Nam có quá nhiều
đất nông nghiệp lý tưởng? Sau đây là 6 vấn đề với luật đất đai ở Việt Nam khiến
việc phát triển nông nghiệp trở thành điều bất khả thi.
1.
Người
dân không có quyền sở hữu, chỉ có quyền sử dụng, thời hạn 49 năm. Theo lý
thuyết thì vì người dân chỉ có quyền sử dụng nên nhà nước – đại diện cho dân –
có thể lấy lại bất cứ lúc nào.
2.
Trên
thực tế, một người mua chung cư là có quyền sở hữu vô tận, nhưng cứ 49 năm thì
được tiếp tục cấp mới quyền sở dụng đất. Nhưng từ góc nhìn pháp lý thì đây là
điều làm nhiều nhà đầu tư e ngại. Vì đầu tư bất động sản là đầu tư dài hạn.
Chẳng có một ai muốn bỏ tiền ra để mua ‘quyền sử dụng’ cả.
3. Quy hoạch đất đai quá bừa bải. Cán bộ quá tham nhũng. Bạn mua một miếng đất thì hoàn toàn không biết sau này nó có nằm trong phần quy hoạch hay không. Dính quy hoạch rồi thì nó sẽ bị treo cả chục năm.
3. Quy hoạch đất đai quá bừa bải. Cán bộ quá tham nhũng. Bạn mua một miếng đất thì hoàn toàn không biết sau này nó có nằm trong phần quy hoạch hay không. Dính quy hoạch rồi thì nó sẽ bị treo cả chục năm.
3.
Thuế
“Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất” – nếu bạn có đất nông nghiệp muốn chuyển sang
thổ cư để xây hãng hay nhà máy, bạn phải đóng thuế. Thường thì tiền thuế cộng
với tiền bôi trơn thì bằng 100% giá trị của miếng đất. Nghĩa là bạn phải trả
100% giá trị để sử dụng miếng đất mà bạn đã sở hữu. Đây là điều quá vô lý.
4.
Hành
chính mua bán và chuyển quyền sở hữu (sử dụng) đất và nhà quá rườm ra. Khi bán
người bán phải đóng thuế rồi cả đóng giấy tờ. Nhiều người thì đưa cho mấy công
ty môi giới nhà đất, tốn vài phần trăm hoa hồng để giải quyết sự rườm rà này.
Chưa kể mỗi cơ quan bạn phải lót.
5.
Khi đã
mua đất, muốn xây nhà phải qua quá nhiều cơ quan và thực hiện quá nhièu thủ tục
hành chính. Từ Ủy Ban Nhân Dân, Tài Nguyên Môi Trường, Xây Dựng, Đầu Tư và
Thuế. Nếu ở mấy thành phố lớn thì có thanh tra xây dựng luôn canh me để làm
tiền.
Chỉ có
một giải pháp. Đó là công nhận quyền tư hữu đất đai. Sau đây là bài phỏng vấn
giữa đài FBNC và bà Phạm Chi Lan trong Diễn Đàn MeKong Connect về luật đất đai
và phát triển nông nghiệp.
FBNC: thưa bà, khi đề cập đến
những cái vướng mắc trong cái vấn đề nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì tôi
thấy bà có nhắc đến về cái thể chế đất đai. Theo quan điểm của bà, thể chế đất
đai này đang cản trở như thế nào đối với sự phát triển nông nghiệp của khu vực?
Phạm
Chi Lan: Vấn
đề đất đai nó không chỉ cản trở sự phát triển của nông nghiệp ở vùng ĐBSCL, mà
nó cản trở sự phát triển của nông nghiệp trên cả nước vì những thực tế xảy ra
vừa qua trong phát triển nông nghiệp đã chứng minh quá rõ. Chúng ta mất một cái
cơ hội của năm 2013 khi sửa luật đất đai và sửa hiến pháp. Lúc bấy giờ đã có
rất nhiều người đề nghị là công nhận đa sở hữu, trong đó vẫn có sở hữu của nhà
nước với những phần đất đai vô cùng quan trọng. Có sở hữu công đối với đất đai
trên một số cái của cộng đồng và sở hữu đất đai đối với khu vực khác thì nhiều
người trong đó có tôi nhấn mạnh là trước mắt nếu mà chưa cung cấp cho tất cả
các doanh nghiệp thì hãy công nhận quyền sở hữu đất đai cho nông dân. Như vậy
nó sẽ tốt hơn nhiều. Nhưng tiếc là cơ hội đó chúng ta không làm được, không
được nhà nước chấp nhận.
Mấy năm
vừa qua, nó cho thấy rất rõ là đất đai phân tán như thế này thì làm sao mà thay
đổi được cách làm nông nghiệp? Nhà nước muốn kêu gọi nông dân là phải đầu tư
vào công nghệ, phải cơ giới hóa, phải tăng năng suất, vân vân. Thế nhưng mà với
một mảnh đất hẹp mà bình quân đất đai đầu người chỉ có không phẩy mấy ha thì
làm sao làm được? Thế nên cái đó mới là rào cản hết sức thiết thực cho nông
nghiệp Việt Nam để phát triển. Vì vậy mà phải sửa đổi lại chế độ đất đai.
Nhưng
trước mắt chưa sửa được chế độ sở hữu thì phải tập trung vào thực hiện cái gọi
là bảo vệ quyền tài sản của người nông dân cũng như các doanh nghiệp kinh doanh
trong nông nghiệp. Về đất đai, họ được nhà nước giao cho quyền sử dụng hoặc là
đối với doanh nghiệp là người ta đã tích tụ được đất đai thông qua quan hệ liên
kết với nông dân. Thì cái phần đất đai đó phải đã có quyền sử dụng thì phải
được công nhận quyền sử dụng đó, và quyền tài sản.
Tại sao
nó lại quan trọng? Bởi vì quyền tài sản theo hiến pháp của Việt Nam được nhà
nước bảo hộ, bất khả xâm phạm. Bao nhiêu lâu nay, nông dân là những người có
đất mà nhỏ lẻ là bị nhà nước thu hồi lại đất của mình cho các mục tiêu khác. Có
khi là thu hồi đất với giá rất rẻ của hàng nghìn hộ nông dân để cho một đại gia
nào đó làm một dự án nào đó. Và người ta trả tiền đất một thì sau này những
doanh nghiệp đó họ có cái giá đất đó tăng gấp cả trăm lần, cả ngàn lần. Thì cái
đó là cái bất công ghê gớm đối với nông dân. Và nó làm cho mất động lực của
người ta trong khi làm về nông nghiệp.
FBNC: Tuy nhiên, nếu chỉ vì vấn đề tích tụ ruộng đất thì ngày nay
chúng ta đã có khá nhiều mô hình để hỗ trợ việc này. Chẳng hạn như mô hình
những cánh đồng lớn hay ở Đồng Tháp họ cũng đang thí điểm là thành lập một cái
ngân hàng quỹ đất thuê. Thì theo bà, với những cái mô hình này thì chúng ta có
cần thêm một cái quyền sở hữu đất cho người dân nữa hay không?
Phạm
Chi Lan: Có
chứ. Vẫn phải có thêm chứ. Vẫn phải có thêm sự bảo đảm bằng pháp luật và bằng
những quy định cụ thể. Cái bảo vệ quyền tài sản đối với quyền sử dụng đất thì
đã là một điều được ghi vào điều 115 trong Bộ Luật Dân Sự rồi, nhưng chưa có
những hướng dẫn cụ thể. Vậy thì bảo đảo quyền tài sản nghĩa là gì và cái người
có tài sản và cái quyền sử dụng đất đó sẽ được bảo đảm.
Ví dụ
như trong thời gian bao nhiêu năm chẳng hạn. Có đúng với cái thời gian sử dụng
đất đấy không? Đất đai làm nông nghiệp thì phải có một sự đảm bảo lâu dài thì
người ta mới đầu tư được. Đầu tư vào nông nghiệp là rủi ro rất lớn, nó lớn hơn
so với các đầu tư khác bởi vì nó còn phụ thuộc vào nông trời nữa. Thế nên cái
đó nó đòi hỏi phải có một cái sự chắc chắn hơn nữa về mặt pháp lý để cho người
ta yên tâm.
Một cái
điều cuối cùng nữa là ngân hàng khi cho vay cho doanh nghiệp chẳng hạn, họ luôn
luôn tính đến cái yếu tố đất đai. Nếu như doanh nghiệp không có được một cái
quyền tài sản chắc chắn trên mảnh đất đó thì doanh nghiệp làm kinh doanh nông
nghiệp sẽ rất khó vay vốn của ngân hàng. Vì rủi ro với nông nghiệp đã cao, đất
đai của rmình lại mướn lại của những người nhỏ lẻ khác. Ngân hàng họ sẽ nghi
ngờ, biết đâu một ngày nào đó có nhóm nông dân này rút ra, nhóm nông dân kia
rút ra, thì cái dự án người ta vay của ngân hàng nó sẽ không đảm bảo được nữa.
FBNC: được biết là bà và một nhóm vận động đang có những cái công trình
nghiên cứu để hướng đến cái việc vận động quyền sở hữu đất cho người dân. Thì
không biết là cái tiến trình cụ thể như thế nào rồi ạ?
Phạm
Chi Lan: Bước
đầu nó sẽ là những nghiên cứu để có cái luận cứ đầy đủ. Sau đó thì mới thành
những đề án đề xuất với nhà nước. Bởi vì luật đất đai lần trước mình sửa là năm
2013 thì mới được ba năm. Cho nên thông thường thì các luật người ta cũng hay
yêu cầu là phải có vài năm để đánh giá lại tất cả. Lúc bấy giờ mới đề xuất cái
kiến nghị sửa đổi cách tiếp theo. Thành ra tôi nghĩ bây giờ bắt tay vào nghiên
cứu để chuẩn bị những đề xuất thì cũng là đến lúc. Nhất là đứng trước sức ép
phải thay đổi nông nghiệp một cách rất cơ bản như bây giờ. Không thể để trễ hơn
được nữa.
Thực ra
thì tình trạng của ngập mặn năm nay hay biến đổi khí hậu thì nó vừa là
thách thức rất lớn, nhưng nó vừa tạo cho chúng ta cái cơ hội phải đổi mới một
cách toàn diện cách làm nông nghiệp. Trong đó có những chính sách nó không
thuộc về lĩnh vực nông nghiệp thôi mà thuộc về chính sách chung của nhà nước
như đất đai chẳng hạn.
Lời
đàm thoại được chép bởi Ku Búa, theo FBNC..Ku Búa @ Café Ku Búa