Phạm
Trần
Từ
lâu, đảng Cộng sản Việt Nam khoe hoài chuyện nhờ có đòan kết nhất trí trong đảng
mà Đảng đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhưng riêng chuyện nhiều đảng
viên đã chán đảng đến tận mang tai nên bỏ sinh hoạt và nghỉ chơi luôn với đảng thì
các Dư luận viên lại giấu đi để xuyên tạc và mạ lỵ.
Bằng chứng như báo Quân đội
Nhân dân (QĐND) viết ngày 18/09/2017:”Thời
gian gần đây, lợi dụng việc một vài cá nhân tự nguyện viết đơn xin ra khỏi Đảng,
các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị lại được dịp “đục nước béo cò”,
thông qua một số trang điện tử và mạng xã hội để xuyên tạc bản chất và truyền
thống cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với những giọng điệu hết sức hằn học
theo kiểu “bới lông tìm vết”, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị
ra sức cổ súy, cho rằng việc xin ra khỏi Đảng của một vài cá nhân là “hết sức
đúng đắn”, “là sự tỉnh táo”, “là những người có danh dự”…”
Thời điểm xuất hiện bài viết của QĐND cũng đáng chú ý vì nó ra mắt công chúng sau 16 ngày Giáo sư Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương, nguyên là Viện trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam, sinh năm 1936 tại Thừa Thiên - Huế) đưa ra tuyến bố:
Thời điểm xuất hiện bài viết của QĐND cũng đáng chú ý vì nó ra mắt công chúng sau 16 ngày Giáo sư Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương, nguyên là Viện trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam, sinh năm 1936 tại Thừa Thiên - Huế) đưa ra tuyến bố:
“Tôi
là Tương Lai, vào Đảng Lao Động Việt Nam ngày 6.1.1959, đảng do Hồ Chí Minh
sáng lập và lãnh đạo, sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm nay
2.9.2017 tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao
túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam
như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh.”
Quyết định của Giáo sư Tương Lai, nguyên là một trong số tư vấn của hai nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, đã gây tiếng vang và tranh luận khắp nơi.
Quyết định của Giáo sư Tương Lai, nguyên là một trong số tư vấn của hai nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, đã gây tiếng vang và tranh luận khắp nơi.
BẢN CHẤT-TRUYỀN THỐNG GÌ ?
Nhưng điều mà báo QĐND gọi là “bản chất và truyền thống cách mạng của Đảng” là cái quái gì thế ?
Báo
này ba hoa chích chòe rằng bản chất và truyền thống ấy là :“Đảng
Cộng sản Việt Nam không có mục tiêu nào khác là phấn đấu, hy sinh vì tự do, hạnh
phúc của nhân dân, của dân tộc, để “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành”.
Nhưng những loại người dân nào được đảng cho hưởng diễm phúc này ? Nếu các Dư luận viên không nói cho đúng và trúng thì sẽ bị dân chửi mệt nghỉ.
Nhưng những loại người dân nào được đảng cho hưởng diễm phúc này ? Nếu các Dư luận viên không nói cho đúng và trúng thì sẽ bị dân chửi mệt nghỉ.
Bởi
vì“ Bác của
các anh”, ông Hồ Chí Minh, đã nói như thế với các Phóng viên nước ngoài từ năm
1946. Ông bảo họ:”Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ǎn áo mặc, ai cũng được học hành.” (Báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946).
Vậy mà bây giờ đã 71 năm rồi, kể từ sau ngày ông Hồ nói câu
này (1946-2017) , nước Việt Nam vẫn chưa “hoàn toàn độc lập” vì chủ quyền lãnh thổ vẫn có một phần nằm
trong tay quân xâm lược Tầu ở dọc biên
giới phía bắc và tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Các dư luận viên ăn báo hại dân cũng nên thành thật để hỏi nhau xem nhân dân đã “hoàn toàn tự do” chưa ?, hay chỉ có những kẻ có chức có quyền và con ông cháu cha mới nằm trong hàng ngũ “ai cũng có cơm ǎn áo mặc, ai cũng được học hành” ?
Còn chuyện tầm phào nói đảng đã “hy sinh vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc” từ khi ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 thì chưa được chứng minh trong đời sống nhân dân đâu.
Các dư luận viên ăn báo hại dân cũng nên thành thật để hỏi nhau xem nhân dân đã “hoàn toàn tự do” chưa ?, hay chỉ có những kẻ có chức có quyền và con ông cháu cha mới nằm trong hàng ngũ “ai cũng có cơm ǎn áo mặc, ai cũng được học hành” ?
Còn chuyện tầm phào nói đảng đã “hy sinh vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc” từ khi ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 thì chưa được chứng minh trong đời sống nhân dân đâu.
Nếu
không tin thì các quan chức to đầu của đảng cứ việc bảo tài xế lái xe đưa đến
thăm dân tại các bãi rác Đồng Tràm (xã Cửa Cạn) và bãi rác ấp 7 (thị trấn An Thới),
Phú Quốc thì biết ngay dân hạnh phúc dưới lá cở đảng đến mức nào. Nếu chưa thỏa
tính tò mò thì ghé về hai bãi rác Hòa Thành và
Bến Cầu (Tây Ninh) , hoặc ra ngay bãi rác Nam Sơn ( Sóc Sơn - Hà Nội) để thăm dân cho biết sự
tình thế nào chứ đừng ngồi nhà nói phét.
Có lẽ vì lâu nay quen sống
xa dân nên lãnh đạo không biết dân cơ cực ra sao với chiếc bánh vẽ xóa đói giảm
nghèo hay công bằng xã hội gỉa tạo, dân chủ trá hình và văn minh tụt hậu. Vì thế
mà họ không hiểu tại sao đã có tới 40% đảng viên tự cho mình quyền “không sinh
hoạt đảng nữa”, và nhiều người nổi tiếng khác thì tuyên bố ra khỏi đảng kể từ
khóa đảng XI.
Cũng chính vì tình trạng đảng
viên không còn coi Điều lệ đảng ra gì nữa nên họ cứ tự ý làm những việc “không
được phép làm” để cho vinh thân phì gia và thỏa chí tang bồng.
Nhưng để hạ thấp mức nghiêm trọng của tình trạng bỏ đảng hay “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” trong hàng
ngũ cán bộ, đảng viên, báo QĐND đã mỉa mai rằng:”Trước hết cần nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ về việc một số cá nhân
xin ra khỏi Đảng thời gian qua và âm mưu lợi dụng xuyên tạc nhằm chống phá Việt
Nam của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính trị.
Điểm
qua tên tuổi những người xin ra khỏi Đảng được những kẻ rắp tâm hại Đảng, hại
dân liệt kê trong các bài viết đăng trên một số trang báo điện tử ở nước ngoài,
hoặc qua mạng xã hội thì việc xin ra khỏi Đảng của họ cũng không khó hiểu.
Không phải đến bây giờ, những người một thời mang danh đảng viên mới bộc lộ tư
tưởng, mà một thời gian dài, họ đã lợi dụng dân chủ nói và viết trái với quan
điểm, đường lối của Đảng; trái với chủ trương, chính sách của Nhà nước; trái với
nguyện vọng và tình cảm của tuyệt đại đa số nhân dân.”
Đoạn văn này cũng có ít điều đánh tráo khái niệm thật và gỉa cần phải đem ra ánh sáng như bảo rằng những thông tin nói về đảng viên bỏ đảng có “hại cho đảng” thì đã đành, nhưng cũng “hại dân” nữa thì không ổn chút nào. Bởi vì chuyện bỏ đảng của đảng viên làm sao mà hại cả đến dân, hay là báo QĐND muốn nhập nhằng đánh tráo chữ nghĩa để đồng hoá đảng với dân hòng gỉam bớt nỗi ê chề cho đảng ?
ĐẢNG VIÊN RA ĐẢNG
Vậy phải chăng khi báo QĐND cố ý hạ uy tín những người bỏ đảng là “những người một thời mang danh đảng viên” dù họ là những người trọng tuổi có uy tín, học cao và có thành tích trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng là lọai xòang thôi sao ?
Đoạn văn này cũng có ít điều đánh tráo khái niệm thật và gỉa cần phải đem ra ánh sáng như bảo rằng những thông tin nói về đảng viên bỏ đảng có “hại cho đảng” thì đã đành, nhưng cũng “hại dân” nữa thì không ổn chút nào. Bởi vì chuyện bỏ đảng của đảng viên làm sao mà hại cả đến dân, hay là báo QĐND muốn nhập nhằng đánh tráo chữ nghĩa để đồng hoá đảng với dân hòng gỉam bớt nỗi ê chề cho đảng ?
ĐẢNG VIÊN RA ĐẢNG
Vậy phải chăng khi báo QĐND cố ý hạ uy tín những người bỏ đảng là “những người một thời mang danh đảng viên” dù họ là những người trọng tuổi có uy tín, học cao và có thành tích trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng là lọai xòang thôi sao ?
Vậy chứ những người như Luật
gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật
thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở TPHCM, tuyên bố ra khỏi đảng ngày 4/12/2013,
sau hơn 40 năm theo đảng, có ý nghĩa gì
không ?
Ông Lê Hiếu Đằng, người đã qua đời ngày 22 tháng 1 năm 2014, nói với VOA Việt ngữ ngày 5/12/2013:
“Tôi ở trong đảng lâu năm, cũng hy vọng đảng sẽ có chuyển biến, nhưng bây giờ nhận thấy rằng đảng càng ngày càng tệ, không có sự chuyển biến gì mà lại trở thành lực cản trở cho sự phát triển của đất nước. Nếu mình đứng làm thành viên trong đảng thì sau này mình cũng có trách nhiệm. Thành ra thôi, mình rút ra. Rút ra trở thành một công dân tự do để mình đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, dân quyền, nhân quyền, và môi trường, vốn là những vấn đề thực tế của con người. Chủ nghĩa xã hội nó đã tanh bành như ở Liên Xô rồi, mình còn đi theo làm chi nữa.”
Hơn một năm sau ngày ông Đẳng qua đời, vào ngày 25 tháng 2 năm 2014, Cựu tổng biên tập Lao Động Tống Văn Công, Tác gỉa hồi ký “Đến già mới chợt tỉnh- Từ theo cộng đến chống cộng” (Người Việt Books xuất bản và phát hành năm 2016) cũng tuyên bố bỏ đảng.
Ông Lê Hiếu Đằng, người đã qua đời ngày 22 tháng 1 năm 2014, nói với VOA Việt ngữ ngày 5/12/2013:
“Tôi ở trong đảng lâu năm, cũng hy vọng đảng sẽ có chuyển biến, nhưng bây giờ nhận thấy rằng đảng càng ngày càng tệ, không có sự chuyển biến gì mà lại trở thành lực cản trở cho sự phát triển của đất nước. Nếu mình đứng làm thành viên trong đảng thì sau này mình cũng có trách nhiệm. Thành ra thôi, mình rút ra. Rút ra trở thành một công dân tự do để mình đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, dân quyền, nhân quyền, và môi trường, vốn là những vấn đề thực tế của con người. Chủ nghĩa xã hội nó đã tanh bành như ở Liên Xô rồi, mình còn đi theo làm chi nữa.”
Hơn một năm sau ngày ông Đẳng qua đời, vào ngày 25 tháng 2 năm 2014, Cựu tổng biên tập Lao Động Tống Văn Công, Tác gỉa hồi ký “Đến già mới chợt tỉnh- Từ theo cộng đến chống cộng” (Người Việt Books xuất bản và phát hành năm 2016) cũng tuyên bố bỏ đảng.
Ông Công viết:”Trải qua 56 năm hoạt động trong Đảng, nay nghiệm lại, thức tỉnh, ngấm
được nỗi đau lầm lạc vào con đường lịch sử, buộc dân tộc vào tròng độc tài đảng
trị che giấu sau chiếc mặt nạ tự do, dân chủ.”
Vì
vậy, khi được BBC (tiếng Việt) hỏi ông đã "Hối
tiếc nhất điều gì", ông đáp:”Đó là tự
nguyện làm công cụ của Đảng chứ không phải thực hiện quyền tự do báo chí, tự do
ngôn luận của nhân dân.” (BBC, 30/11/2016)
Trong Lời Chia Tay Với Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25/02/2014, cựu Tổng Biên tập báo Lao Động viết:”Càng tự hào về lý tưởng cao cả mà mình đã bỏ cả đời để phục vụ, tôi càng day dứt, xấu hổ vì sự thoái hóa, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ những người trong guồng máy lãnh đạo, khiến Đảng cầm quyền phạm nhiều sai lầm, làm mất hết niềm tin của nhân dân, làm khoảng cách tụt hậu của đất nước càng ngày càng xa so với các nước khu vực. Những người lúc nào cũng hô hào kiên trì ý thức hệ lỗi thời, cấm không được tự diễn biến, thực ra, họ chỉ nhằm duy trì quyền lực, khai thác “lợi ích nhóm”, làm giàu cho bản thân, bất chấp thiệt hại của nhân dân lao động và đất nước….”
Thế rồi ông dứt khoát: ”Vì những lẽ đó mà thời gian qua, tôi hết sức
tự kiềm chế, cố gắng tiếp tục đứng trong hàng ngũ Đảng để cùng với các đảng
viên chân chính trực tiếp đấu tranh, góp ý xây dựng Đảng, hi vọng những người
lãnh đạo nhận ra sai lầm, vứt bỏ ý thức hệ lạc hậu, tiến tới một Đại hội Đảng đổi
mới lần 2: Đổi mới chính trị, thực hiện nhà nước pháp quyền đúng như các thể chế
chính trị hiện đại. Từ đó mà vực dậy niềm tin đang cùng kiệt của nhân dân, tiếp
tục sứ mệnh mà đảng viên và nhân dân giao cho.
Hôm
nay, con đường ấy đã bị chặn lại. Đau lòng lắm, nhưng phải đành vậy thôi! Từ
giờ phút này, từ ngày hôm nay, 25-2-2014, tôi xin nói lời chia tay với Đảng
Cộng sản Việt Nam.”
Người nổi tiếng thứ ba lìa khỏi đảng là nhà giáo tại Đại học Xây dựng đã nghỉ hưu, Ông Nguyễn Đình Cống cũng viết trên trang báo cá nhân: “Tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách”.
Người nổi tiếng thứ ba lìa khỏi đảng là nhà giáo tại Đại học Xây dựng đã nghỉ hưu, Ông Nguyễn Đình Cống cũng viết trên trang báo cá nhân: “Tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách”.
Trả lời BBC Tiếng Việt, Giáo sư Cống, người chia tay
đảng sau 31 năm, cho biết nguyên nhân việc làm của ông: “Thực ra ý định ra khỏi Đảng có từ lâu rồi. Nhưng tôi vẫn muốn kéo dài
ra đến Đại hội 12 vì trước đại hội 12, tôi cũng đã đóng góp rất nhiều ý kiến
cho đại hội, muốn đại hội thảo luận, trao đổi."
"Tôi chờ xem
thử đại hội có trao đổi, thảo luận gì không, có chuyển biến gì không."
"Rồi sau đại
hội, không thấy chuyển biến gì cả thì tôi quyết định dứt khoát ra khỏi Đảng.”
Giáo sư Cống tiết lộ với BBC những ý kiến ông đã nói với
lãnh đạo đảng :“Tôi có nêu ý kiến Chủ
nghĩa Marx - Lenin là không thích hợp nữa, nên bỏ nó đi. Chứ đừng có kiên trì
Marx- Lenin, bỏ cái đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà phải xây dựng một
thể chế dân chủ, tam quyền phân lập, bỏ cái việc toàn trị của Đảng, bỏ quốc hữu
hóa ruộng đất."
"Nghĩa là phải
thay đổi thể chế chính trị, chứ không phải giữ nguyên như thế này."
Tuy nhiên, Giáo sư Cống
cho biết đã “không nhận được bất kỳ một phản hồi nào hết”.
Vậy thì ra đôi khi cứ nghe đảng nói dai, nói dài và nói
mãi thì nhiều người lầm tưởng rằng đảng vẫn tròn vo một cục ai ngờ nó đã rữa ra như con mắm. -/-
Phạm Trần
(09/017)